Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vy phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 75 - 88)

Một là: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được hiểu là trên cơ sở việc rà soát những quy định pháp luật hiện hành phát hiện ra những quy định không còn phù hợp với thực tế để tiến hành nghiên cứu, đề xuất ban hành mới và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật cho phù hợp với thực tiễn phát sinh, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật hiện nay. Trong những năm qua, thực tiễn xây dựng pháp luật cho thấy rằng không thể có pháp luật có hiệu lực và hiệu quả khi nó không trở thành hệ thống pháp luật chung. Điều này có nghĩa là, khi mà bộ phận cấu thành nên pháp luật thiếu tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện, kỹ thuật văn bản và còn có những quy định mâu thuẫn ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh của nhau thì không thể nói hiệu quả của quá trình xây dựng pháp luật. Vì vậy, muốn hoàn thiện pháp luật cho từng lĩnh vực cụ thể thì không thể chỉ chú ý đến việc hoàn thiện từng bộ phận pháp luật mà phải chú ý đến mối liên hệ, tính hệ thống giữa các bộ phận đó. Ngược lại, để đảm bảo tính hệ thống, khi hoàn thiện từng bộ phận của pháp luật, phải đặt nó trong tổng thể các yêu cầu khách quan, mục tiêu, phương hướng hoàn thiện pháp luật.

Việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là biện pháp quan trọng mang tính cơ sở nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Theo đó các cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ pháp lý vững chắc để thực thi nhiệm

định này, điều khiển hành vi của mình không lệch chuẩn. Khi có người vi phạm hoặc gây tai nạn giao thông đường bộ thì cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ để xử lý đúng người, đúng lỗi, đúng hành vi vi phạm. Do đó, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định vềgiao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ càng hoàn thiện, có chất lượng tốt bao nhiêu thì càng có cơ sở đảm bảo để công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ nói chung và hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ nói riêng đạt hiệu quả bấy nhiêu.

Hiện nay, hệ thống pháp luật về giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tương đối đầy đủ như: Luật giao thông đường bộ năm 2008, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, các Nghị định, các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền như Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, ... Tuy nhiên hệ thống pháp luật về giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện nay của nước ta còn tồn tại những hạn chế nhất định như chưa theo kịp tình hình, còn tồn tại những điểm chưa phù hợp, gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi thực thi công vụ.

Nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:

- Sửa đổi, bổ sung quy định về trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí sử dụng đường bộ để phù hợp với thực tế hiện hành, cụ thể là để tạo hành lang pháp lý, chế tài cho phép nhà đầu tư áp dụng kết quả kiểm tra tải trọng xe để thực hiện việc từ chối không cho lưu hành trên đường bộ hoặc báo cơ quan nhà nước có

thẩm quyền kiểm tra, xử lý các vi phạm về quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép của cầu đường.

- Bổ sung các quy định về trách nhiệm cụ thể đối với lái xe ô tô vận tải hàng hóa, chủ phương tiện cũng như trách nhiệm của chủ phương tiện đối với hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải hàng hóa trái quy định của pháp luật.

- Bổ sung quy định gắn niên hạn sử dụng với phân vùng hoạt động của xe ô tô vận tải container theo hướng: niên hạn sử dụng quá 18 năm hoạt động trong cự ly dưới 300 km, cự ly vận chuyển từ trên 300 km – dưới 500 km niên hạn sử dụng không quá 18 năm, cự ly vận chuyển trên 500 km niên hạn sử dụng không quá 15 năm để tăng cường đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông.

- Sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như: Tăng mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm có mức độ nguy hiểm cao như lái xe sử dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy... cố tình tham gia giao thông; điều khiển xe chở hàng hóa cồng kềnh vượt đèn đỏ... Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đảm bảo công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả đồng thời giúp người vi phạm nhận thức được hành vi vi phạm của mình, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Kiên quyết loại bỏ những thủ tục không cần thiết trong quy trình xử phạt vi phạm hành chính.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý phương tiện vận tải, trách nhiệm trong kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ và bảo vệ môi trường; Nâng cao tiêu chuẩn trong qui trình đào tạo lái xe container; Quy định rõ chế độ sử dụng và thời gian lao động của người lái xe.

Hai là: Nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Đối với lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ thì công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ là một trong những biện pháp nghiệp vụ cơ bản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát việc chấp hành luật lệ giao thông, tham gia đấu tranh phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ và các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông, nhằm góp phần đảm bảo giao thông luôn trật tự, an toàn và thông suốt, đồng thời phòng ngừa và hạn chế tai nạn giao thông xảy ra.

Trong hoạt động tuần tra, kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ được Nhà nước giao cho Cảnh sát giao thông đường bộ được quy định tại Điều 87 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008; ngoài lực lượng Cảnh sát giao thông là chủ yếu còn có lực lượng Thanh tra giao thông và các lực lượng công an khác phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

Thực hiện có hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ là biện pháp nhằm phát hiện và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ nói riêng, qua đó góp phần giáo dục, phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm.

Để nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ cần triển khai thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ, thanh tra giao thông đường bộ vững mạnh, đáp ứng yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trước tiên là phải đủ về số lượng cán bộ để đảm bảo tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông phủ kín địa bàn quản lý. Trong giai đoạn hiện nay có thể không cần tăng thêm biên chế cán bộ mà tăng cường sử dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ giám sát người và phương tiện tham gia giao thông. Lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ, thanh tra giao thông đường bộ phải là những con người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với công việc, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghiệp vụ và quy định của Ngành. Thực tế môi trường làm việc của lực lượng cảnh sát giao thông hết sức khó khăn và đầy áp lực. Cán bộ chiến sĩ phải làm việc trong mọi điều kiện thời tiết, không gian và thời gian. Trong suy nghĩ của phần lớn người dân là có sự chưa đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn của lực lượng cảnh sát giao thông nên khi làm việc chịu áp lực rất lớn. Mặt khác họ cũng phải thường xuyên đối mặt với những cám dỗ, lợi ích cá nhân trong điều kiện công tác hàng ngày. Chính vì vậy để xây dựng lực lượng vững mạnh cần thường xuyên làm tốt công tác chính trị tư tưởng, mở các lớp bồi dưỡng tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật cho lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông. Có chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp, tương xứng với tính chất công việc để động viên, khuyến khích tinh thần làm việc cũng như tạo động lực cho các cán bộ, công chức để họ có niềm đam mê và tinh thần, trách nhiệm cao với công việc. Đồng thời làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ để phòng ngừa, kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm kỷ luật công tác, biểu dương khen thưởng những nhân tố xuất sắc.

- Hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính. Tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và triệt để khai thác các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm là giải pháp hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, vừa thể hiện tính triệt để trong hoạt động phát hiện,

xử phạt mọi hành vi vi phạm, mặt khác nó còn giảm những khó khăn mang tính chủ quan của lực lượng chức năng khi thi hành nhiệm vụ.

- Đảm bảo việc tuần tra, kiểm soát phải khép kín địa bàn và thời gian. Đổi mới áp đụng các biện pháp nghiệp vụ như: tuần lưu kết hợp với kiểm soát liên tuyến, liên địa bàn, tuần tra kiểm soát công khai kết hợp hóa trang, không để địa bàn không có lực lượng cảnh sát giao thông phụ trách, nhưng cũng tránh sự chồng chéo, trùng dẫm trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa các lực lượng.

- Các lực lượng làm công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm một cách nghiêm minh, triệt để để giáo dục, răn đe và phòng ngừa, đồng thời tránh được các biểu hiện tiêu cực. Áp dụng mức xử phạt cao đối với các lỗi trực tiếp gây tai nạn giao thông như: Vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông, vi phạm tốc độ; không đi đúng làn đường, tránh vượt sai quy định, vượt đèn đỏ, chở hàng quá tải, dừng đỗ sai quy định; Tịch thu phương tiện các loại phương tiện không được phép lưu hành theo quy định; Thông báo đến nơi cư trú hoặc nơi công tác, học tập của người có hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; Xử lý nghiêm và công khai tên các cá nhân, doanh nghiệp vận tải vi phạm pháp luật giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền cho quần chúng nhân dân chấp hành tốt các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Nếu mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được xử lý nghiêm minh, triệt để, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ được nâng cao, các hành vi vi phạm pháp luật sẽ giảm và đó là yếu tố quan trọng có tác dụng tuyên truyền giáo dục người tham gia giao thông, đồng thời làm ổn định trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Công tác kiểm tra, giám sát đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì đó là cách thức để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật, phát hiện những yếu kém trong tổ chức tuần tra, kiểm soát và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Kiểm tra, giám sát cũng là hoạt động không thể thiếu trong quá trình quản lý cũng như trong việc thực hiện quyền hạn của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Đây là nghiệp vụ cần tiến hành thường xuyên, với nhiều hình thức và biện pháp đa dạng để tăng cường hiệu quả hoạt động này. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, các chủ thể quản lý vừa phát hiện được những điều tích cực, những điển hình tiên tiến, vừa phát hiện những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động công vụ để từ đó tự mình hoặc chủ động kiến nghị nhằm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, vừa cải tiến các phương pháp đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính. Kiểm tra, giám sát thường xuyên sẽ là nhân tố quan trọng làm giảm thiểu tình trạng tùy tiện, quan liêu, bảo đảm cho hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực, hiệu quả thiết thực. Quá trình kiểm tra, giám sát không chỉ được thực hiện trong nội bộ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, mà cần được thực hiện sâu sát hơn từ nhiều cơ chế khác như cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân, sự khịếu nại, tố cáo của người dân và hoạt động xét xử của cơ quan tòa án.

Ba là: Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông đường bộ cho các chủ thể tham gia hoạt động vận tải hàng hóa đường bộ

Ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động vận tải hàng hóa đường bộ có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng để hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ. Nếu chúng ta có đầy đủ

những điều kiện như hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về giao thông đường bộ hoàn thiện, các lực lượng chức năng phối hợp triển khai nhiệm vụ công tác tốt,... nhưng các chủ thể tham gia hoạt động vận tải hàng hóa đường bộ lại không hiểu biết về pháp luật, cố tình vi phạm thì hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông sẽ rất hạn chế. Để pháp luật giao thông đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vy phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 75 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)