Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự làm chủ của nhân dân, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển vượt bậc và tăng trưởng khá nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Hội nhập với kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện. Nhu cầu về lưu thông hàng hóa để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội ngày càng tăng. Nền kinh tế phát triển là yếu tố quan trọng tạo sự phát triển cho xã hội, Nhà nước sẽ có nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ hiện đại, tăng
hiệu quả giao thông đường bộ, hạn chế tai nạn giao thông góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Nền kinh tế phát triển là yếu tố trực tiếp tạo sự ổn định cho xã hội, nâng cao nhận thức của nhân dân, nhu cầu của con người dần được thoả mãn. Điều này quyết định đến việc thực hiện hành vi của con người phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật và như vậy, hiện tượng vi phạm pháp luật sẽ được hạn chế và dần bị đẩy lùi. Mặt khác, khi kinh tế phát triển sẽ là yếu tố tác động đến pháp luật, làm cho pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ngày càng hoàn thiện trong điều kiện kinh tế mới.
Tiểu kết Chương I
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ nói riêng luôn là vấn đề phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của một địa phương cũng như một quốc gia.
Như vậy, Chương 1 đã trình bày được những vấn đề lý luận, pháp lý cơ bản về vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ. Luận văn đã nêu lên được khái niệm vi phạm hành chính; khái niệm, đặc điểm, phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ; các yếu tố tác động đến vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ.
Tiếp theo Chương 2, Luận văn này sẽ trình bày các vấn đề thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Chương 2