Trong quá trình đổi mới, Nhà nước ta thực hiện chính sách chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội. Nền kinh tế đang trên đà phát triển với tốc độ cao, chính trị ổn định, đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân được cải thiện nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, bên cạnh những thành công, những mặt tích cực, nước ta đang phải đối mặt với mặt trái nền kinh tế thị trường như sự gia tăng của tệ quan liêu, tham nhũng, trật tự kỷ cương bị xâm phạm, hiện tượng vi phạm pháp luật gia tăng. Trong thời gian tới, khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về giao thông đường bộ sẽ có sự tăng trưởng rất nhanh về số lượng phương tiện và nhu cầu vận tải đường bộ, tuy nhiên về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa phát triển kịp để đáp ứng được các yếu tố trên. Ngoài ra, hệ thống pháp luật về giao thông đường bộ còn có những bất cập nhất định, ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của người dân chưa cao, ... Chính vì vậy, tình hình vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ nói riêng còn diễn biến phức tạp. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả số người bị chết, bị thương vì tai nạn giao thông ở nước ta còn khá lớn.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của tình hình trật tự an toàn giao thông ngày càng diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước, các lực lượng chức năng và chính quyền các cấp đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phòng ngừa vi