Tổng quan về thành phố Hải Phòng liên quan đến vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vy phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 41 - 52)

VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HẢI PHÒNG

2.1. TÌNH HÌNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1.1. Tổng quan về thành phố Hải Phòng liên quan đến vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ

Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng có vị trí nằm trong khoảng từ 200

30'39" đến 21001’15" vĩ độ Bắc, và từ 106029’39" đến 1070

08’39" kinh độ Đông; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình. Diện tích tự nhiên là 1.519,20 km2, dân số 1.908.000 người, lực lượng lao động 1,18 triệu người trong đó lao động được đào tạo là chiếm 75%, dân cư đô thị chiếm 46,8%, mật độ dân số trung bình của thành phố là 1.218,78 người/km2, vào loại trung bình so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Tổng sản phẩm trong nước (GRDP) của thành phố Hải Phòng năm 2017 là 119.698,9 tỷ đồng (chiếm 3,67% GRDP toàn quốc), tỷ lệ tăng trưởng GRDP bình quân 2 năm gần đây là 12,73% (cao gần gấp đôi bình quân cả nước). [34]

Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại 1 cấp quốc gia với 15 đơn vị hành chính gồm: 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải,

Bạch Long Vĩ) với 223 phường, xã và thị trấn (70 phường, 10 thị trấn và 143 xã).

Hải Phòng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Chính vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước [7].

Với vị trí cửa ngõ ra biển của toàn miền Bắc, thành phố Hải Phòng là một đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc, hội tụ đủ tất cả các loại hình giao thông: đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, đường hàng không và hệ thống cảng biển. Hạ tầng giao thông thành phố Hải Phòng cụ thể như sau:

* Hệ thống đường thủy:

Hệ thống giao thông đường thủy Hải Phòng liên kết hầu hết các tỉnh trong khu vực miền Bắc và thực hiện vận chuyển tới 40% tổng lượng hàng hóa lưu thông bằng đường thủy của các tỉnh phía Bắc. Hải Phòng hiện có hơn 400 km đường thủy nội địa với trên 50 bến cảng thủy nội địa, 03 cầu phao, 06 bến phà.

* Hệ thống đường sắt:

Hệ thống đường sắt từ Hải Phòng vận chuyển một số lượng lớn hàng hóa và hành khách từ Hải Phòng đến các tỉnh phía Nam và phía Bắc. Tuyến đường sắt này kết nối với Nam Ninh (Trung Quốc) qua Lạng Sơn và Côn Minh (Trung Quốc) qua Lào Cai. Tuyến đường sắt bắt đầu từ ga Hải Phòng đến ga Gia Lâm (Hà Nội) dài 102 km hiện được sử dụng để vận chuyển hành

khách và hàng hóa; đi qua địa phận Hải Dương, Hưng Yên (gần như song song với Quốc lộ 5) và khai thác tàu khách đến ga Long Biên, ga Hà Nội và một số tuyến vận tải hàng hóa đi Lào Cai và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn thành phố có 3 nhánh đường sắt chuyên dùng kết nối từ tuyến Hà Nội – Hải Phòng với các khu bến cảng dọc sông Cấm từ khu vực cảng Vật Cách đến cảng Chùa Vẽ.

* Đường hàng không:

Cảng hàng không quốc tế Cát Bi nằm ở phía Tây Nam của thành phố, cách trung tâm thành phố 5 km, là sân bay dự phòng cho sân bay quốc tế Nội Bài, khai thác các chuyến bay nội địa hàng ngày từ Hải Phòng tới thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Playku, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc, Đà Lạt và các chuyến bay quốc tế tới Quảng Châu (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc.

* Hệ thống cảng biển:

Hải Phòng có vị trí chiến lược, là cửa ngõ ra biển kết nối với thế giới của cả miền Bắc. Hệ thống cảng biển của thành phố được chú trọng đầu tư mở rộng từ rất sớm. Được thành lập từ năm 1888, Cảng Hải Phòng là cảng biển hàng đầu ở miền Bắc Việt Nam, thông qua lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước. Hiện nay với 38 cảng thương mại, hàng hóa có thể được vận chuyển dễ dàng và thuận tiện từ Hải Phòng tới các cảng khác trên thế giới, tới các khu kinh tế của Việt Nam và các tỉnh phía Nam của Trung Quốc thông qua hệ thống đường cao tốc quốc gia, đường sắt hoặc đường thủy trong thời gian ngắn nhất và bằng các phương thức thuận tiện nhất. Hệ thống cảng hiện tại của Hải Phòng được trang bị các trang thiết bị hiện đại gồm: bến nước sâu, hệ thống kho bãi, nhà kho luôn được vận hành an toàn, có thể đáp ứng được tất cả các phương thức thương mại và vận tải quốc tế. Đặc biệt Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện có chức năng như là cảng trung chuyển cho

tấn/năm. Đây là hệ thống cảng hiện đại nhất ở miền Bắc Việt Nam với đầy đủ trang thiết bị hiện đại.

* Hệ thống giao thông đô thị:

Thành phố Hải phòng có khoảng 600 tuyến đường phố, nằm trong 7 quận nội thành. Đường dài nhất là đường Phạm Văn Đồng, dài 14.5 km, bắt đầu từ cầu Rào và kết thúc ở đầu đường vào khu du lịch Đồ sơn. Trong lĩnh vực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, quy mô đô thị Hải Phòng đang được mở rộng với tốc độ khá nhanh. Đã và đang hình thành các khu đô thị mới ở 5 quận, 6 đô thị vệ tinh, tại các khu vực phía Bắc sông Cấm, phía Tây- Bắc, Đông- Nam, trên trục đường Ngã Năm- sân bay Cát Bi, đường Phạm Văn Đồng. Tốc độ cải tạo, phát triển nhà ở được đẩy nhanh, bình quân diện tích nhà ở đô thị đạt gần 8m2 sàn/ người. Chất lượng cuộc sống, điều kiện ở của nhân dân ngày càng được cải thiện tốt hơn. Hệ thống hạ tầng xã hội đáp ứng yêu cầu phục vụ đời sống, tạo sự thúc đẩy văn hoá, du lịch- dịch vụ phát triển mạnh.

* Hệ thống đường bộ:

Thành phố Hải Phòng chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là hệ thống giao thông đường bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Đường bộ đối ngoại:

+ Quốc lộ 5A: có chiều dài nội thành là 29 km, chiều dài toàn tuyến (Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng) là 102 km.

+ Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (Quốc lộ 5B): có chiều dài nội thành là 33,5 km, chiều dài toàn tuyến (Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng) là 105,5 km.

+ Quốc lộ 10: có chiều dài nội thành là 52,5 km là tuyến đường liên tỉnh chạy dọc theo vùng duyên hải Bắc Bộ qua 6 tỉnh và thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng,Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa. Được quy hoạch nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng – 4 làn xe; là tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh ven biển Bắc Bộ và trục dọc quan trọng kết nối các tuyến giao thông quan trọng như QL5, QL37, QL39, QL21, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và các đường tỉnh lộ, kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của các địa phương, các khu công nghiệp tập trung.

+ Đường xuyên đảo Hải Phòng – Cát Bà: toàn tuyến dài 35 km.

+ Quốc lộ 37: chiều dài 23,4 km, nối Vĩnh Bảo (Hải Phòng) với Ninh Giang (Hải Dương) – Diêm Điền (Thái Bình).

+ Đường cao tốc Quảng Ninh – Hải Phòng (Đường cao tốc ven biển): có dự án chiều dài qua địa bàn 43,8 km, lộ giới 120,0 m.

- Đường bộ đối nội: Gồm 14 tuyến đường chính thành phố và đường tỉnh dài tổng cộng 250 km nối từ đô thị trung tâm đi quận Đồ Sơn và các huyện.

Hải Phòng có hệ thống mạng lưới giao thông phức tạp, được thiết kế chủ yếu theo hình tia và nan quạt, xung quanh là các đường vành đai. Mật độ đường đô thị và tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông đô thị hiện tại là thấp so với tiêu chuẩn. Mặt cắt ngang đường nói chung là hẹp nhưng khó có thể mở rộng do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Hệ thống đường đô thị có nhiều điểm giao cắt, chủ yếu là nút giao cùng mức. Các nút giao đồng mức và có quy mô diện tích nhỏ đã ảnh hưởng đến khả năng lưu thông qua nút ở nhiều đầu mối giao thông, đặc biệt là các đầu mối vận chuyển hàng hóa trên toàn hệ thống cảng biển Hải Phòng.

* Tình hình vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Khối lượng vận chuyển hàng hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2017 đạt 153,856 triệu tấn (tăng 16% so với năm 2016 và tăng bình quân 10,4% /năm giai đoạn 2013 – 2017). Trong đó, vận chuyển bằng đường bộ là 111,587 triệu tấn chiếm 72,5 % tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển, còn lại là các hình thức vận tải hàng hóa đường thủy, đường sắt và đường hàng không (số liệu thống kê tại Bảng 2.1 và biểu đồ Hình 2.2).

Bảng 2.1. Khối lượng hàng hóa vận chuyển tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017. Đơn vị: Nghìn tấn Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng khối lượng 102.136 110.680 120.770 134.290 153,856 Tăng trưởng (% ) 9,3 8,4 9,6 10,3 14,6 Vận tải đường bộ 69.557 76.306 83.468 95.495 111.587 Tăng trưởng (%) 11,4 9,7 9,3 14,4 16,8 Nguồn: [33]

Hình 2.2. Biểu đồ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017.

Riêng khối lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng năm 2017 đạt 92 triệu tấn (tăng 16,6% so với năm 2016). Bình quân giai đoạn 2013–2017, lượng hàng hóa thông qua cảng hải Phòng tăng 13,1% /năm (số liệu thống kê tại Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017. Đơn vị: Nghìn tấn Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng khối lượng 55.361 66.092 68.257 78.900 92.000 Tăng trưởng (% ) 10,6 19,3 3,3 15,6 16,6 Nguồn: [33]

Xét về cơ cấu hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng thì chiếm phần lớn là hàng hóa dạng container, còn lại là sắt thép, hàng lỏng và các loại hàng khác (thể hiện như biểu đồ Hình 2.3).

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng khối lượng Vận tải đường bộ

Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng năm 2017. [33]

* Số doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Năm 2017 số doanh nghiệp đăng ký và được cấp phép kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng là 1974 doanh nghiệp với doanh thu là 11.231 tỷ đồng.

Bảng 2.3. Số doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017.

Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Số doanh nghiệp 556 893 1277 1738 1974 Doanh thu (tỷ đồng) 6.669 8.314 9.850 10.740 11.231 Nguồn: [33] 62,7% 19,5% 5,6% 12,2% Container Sắt thép và kim khí Hàng lỏng Hàng khác

Hình 2.4. Biểu đồ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ tại Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017.

Nhìn vào số liệu thống kê tại Bảng 2.3 và biểu đồ Hình 2.4 cho ta thấy số lượng doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017 có sự tăng trưởng rất nhanh (gấp 3,6 lần), điều này thể hiện lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ tại thành phố Hải Phòng rất sôi động và hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào mảng này.

* Phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Tính đến tháng 12/2017 tổng số xe ô tô của thành phố Hải Phòng là 116.859 chiếc, đứng thứ 3 trong toàn quốc về tổng số phương tiện ô tô (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).

Bảng 2.4. Chuỗi tăng trưởng phương tiện ô tô tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017. Năm 2013 2014 2015 2016 2017 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2013 2014 2015 2016 2017 Số doanh nghiệp

Số lượng ô tô 69.930 82.269 96.281 108.102 116.859

Nguồn: [33]

Bảng 2.5. Tỷ trọng phương tiện ô tô vận tải hàng hóa tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017.

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Số lượng xe ô tô 69.930 82.269 96.281 108.102 116.859

Xe ô tô vận tải hàng hóa 21.834 23.816 28.889 32.926 36.459 Tỷ trọng xe ô tô vận tải hàng hóa (%) 31,2 28,9 30 30,5 31,2 Nguồn: [33] 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2013 2014 2015 2016 2017 Số lượng xe ô tô

Hình 2.5. Biểu đồ tăng trưởng số lượng xe ô tô và xe ô tô vận tải hàng hóa tại Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017.

Qua số liệu thống kê tại Bảng 2.5 và biểu đồ Hình 2.5 cho ta thấy tỷ trọng phương tiện ô tô vận tải hàng hóa tại thành phố Hải Phòng chiếm bình quân trên 30% tổng số phương tiện ô tô giai đoạn 2013-2017. Đây là một tỷ trọng khá lớn, cho thấy sự phát triển nhanh chóng và chiếm ưu thế của phương tiện vận tải đường bộ, điều này cũng sẽ gây áp lực rất lớn cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các khu vực đầu mối hàng hóa như cảng biển.

Bảng 2.6. Cơ cấu phương tiện ô tô vận tải hàng hóa tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017.

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Xe ô tô vận tải hàng hóa 21.834 23.816 28.889 32.926 36.459

Xe đầu kéo 7.290 8.624 11.896 14.356 15.176 Tỷ trọng xe đầu kéo(%) 33,4 36,2 41,2 43,6 41,6 Nguồn: [33] 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2013 2014 2015 2016 2017

Xe ô tô vận tải hàng hóa Xe đầu kéo

Hình 2.6. Biểu đồ cơ cấu phương tiện ô tô vận tải hàng hóa tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017.

Phân tích số liệu thống kê tại Bảng 2.6 và biểu đồ Hình 2.6 cho ta thấy tỷ trọng của xe đầu kéo trong tổng số lượng xe ô tô vận tải hàng hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2013 - 2017 tăng từ 33,4 % đến 41,6%. Đây là một tỷ trọng khá lớn, cho thấy sự phát triển nhanh chóng và ưu thế của loại hình vận tải hàng hóa này. Và đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn làm phức tạp tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vy phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)