Ngân sách huy động tăng bảo đảm nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách, đồng thời tiết kiệm chi phí hệ thống tổ chức thực thi. Thông thường để triển khai thực hiện chính sách cần có hai nguồn ngân sách. Thứ nhất, là nguồn ngân sách để thực hiện chính sách và ngân sách chi cho bộ máy triển khai thực thi. Chính sách TCXH thường xuyên mới chỉ quan tâm đến việc bảo đảm nguồn để thực hiện chính sách. Còn nguồn chi phí cho bộ máy chưa bố trí riêng mà thực hiện chính sách dựa vào cơ quan hành chính do vậy tăng chi phí. Theo quy định, kinh phí chi chính sách TCXH thường xuyên cộng đồng được bố trí trong nguồn bảo đảm xã hội và chiếm khoảng 18-20% tổng mục chi bảo đảm xã hội của cả thành phố. Theo số liệu tổng hợp, ngân sách chi chính sách hàng năm được bố chí tăng. Tính bình quân mỗi năm, tổng ngân sách đã bố trí tăng trên 10%.
Năm 2018, kinh phí thực hiện chính sách chiếm 0,344% tổng chi NSNN. Tính chung trong vòng 5 năm qua, thì kinh phí thực hiện chính sách
so với GDP và so với tổng chi NSNN đã tăng hàng năm. Từ 0,020% GDP và 095% tổng chi NSNN năm 2016 tăng lên 0,030% GDP và 0,161% tổng chi ngân sách năm 2017 và năm 2018 tổng chi chính sách TCXH thường xuyên tại cộng đồng chiếm 0,108% GDP và 0,326% tổng chi NSNN [51], [53]. [63].
Nếu đánh giá thuần túy cho thấy tăng chi phí chính sách tăng rất cao; nhưng thực chất việc tăng này là cần thiết vì tăng này chuyển vào đời sống của đối tượng và tăng này tác động hiệu quả chính sách tốt hơn, không phải là tăng chi phí bộ máy. Ngân sách chi TCXH thường xuyên tại cộng đồng tăng cả về số lượng và tỷ lệ so với GDP và tổng chi ngân sách là do: (i) số đối tượng được hưởng chính sách năm sau cao hơn năm trước; (iii) điều chỉnh mức trợ cấp xã hội vào năm 2015 và 2018. Mức tăng kinh phí bình quân hàng năm cao hơn so với tỷ lệ tăng về số lượng đối tượng thụ hưởng chính sách. Điển hình như các năm 2015, 2016 tỷ lệ đối tượng được TCXH thường xuyên cộng đồng tăng 1,23 lần, nhưng kinh phí là 1,36 lần; năm 2017 tăng đối tượng 1,44 lần, tăng kinh phí là 1,76 lần; năm 2018 tăng đối tượng là 1,26 lần, trong khi đó tăng kinh phí là 1,49 lần. Đồng thời với cơ chế phân cấp cho địa phương chủ động, linh hoạt điều hành của địa phương, góp phần cải thiện đáng kể đời sống của các đối tượng xã hội.
Xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, của ngành; nâng định mức phân bổ chi bảo đảm xã hội cao hơn tăng từ 1,5 - 2 lần mức quy định hiện nay. Huy động đa nguồn, ngân sách ưu tiên cho thực hiện chế độ chính sách trực tiếp cho đối tượng. Các nguồn huy động ngoài ngân sách đầu tư phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ, tuyên truyền nâng cao nhận, đào tạo cán bộ, phát triển hệ thống giám sát. Bảo đảm xã hội trên cơ sở nhu cầu chi trợ giúp xã hội và các chính sách khác. Trong đó coi trọng chi trợ giúp xã hội.
Tăng cường vai trò tham gia, phối hợp của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong lập dự toán, phê duyệt và phân bổ, quản lý nguồn ngân sách chi bảo đảm xã hội. Sửa đổi, bổ sung nội dung hệ thống biểu mẫu lập dự toán, phân bổ và quyết toán cho phù hợp với các chế độ chính sách hiện hành.
Nhà nước hỗ trợ chi phí cho đối tượng sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội do các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở ngoài công lập cung cấp theo khung giá và danh mục dịch vụ sự nghiệp công được pháp luật quy định.
Nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế nhà nước chi trả chi phí cung cấp dịch vụ theo định mức nhà nước ban hành cho các cơ sở cung cấp dịch vụ CSXH ngoài công lập bảo đảm tính công bằng.
Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực từ cộng đồng nhằm bổ sung sự thiếu hụt trong quá trình thực hiện chính sách. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước dành cho chi bảo đảm xã hội còn thấp, cần đẩy mạnh, huy động đa nguồn, nguồn ngân sách ưu tiên cho thực hiện chính sách TGXH, các nguồn huy động từ cộng đồng dành cho thực hiện các nội dung khác của bảo đảm xã hội.
Ưu tiên tái phân bổ nguồn lực cho TGXH, đặc biêt cho vùng đặc biệt khó khăn, khi kinh tế suy thoái; Trung ương và các địa phương tăng cường khai thác địa dư tài khóa cho TGXH giúp xã hội khi đối tượng càng ngày càng mở rộng đảm bảo tính bền vững của chính sách.
Xã hội hóa công tác an sinh xã hội nói chung và công tác bảo trợ xã hội nói riêng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Quy Nhơn còn nhiều khó khăn, nếu chỉ dựa vào ngân sách thành phố sẽ không thể nào đạt được mục tiêu đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động bảo trợ xã hội đề ra. Do đó, phải phát huy sức mạnh tổng hợp dựa trên sự đồng thuận cao của xã hội là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, trong thực tế đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động bảo trợ xã hội hiện vẫn được xem là việc của “Nhà nước” chứ người dân chưa xem đây là việc
của cộng đồng. Để làm cho việc thực hiện các chương trình này thật sự là phong trào sâu rộng của quần chúng nhân dân, cần:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân, nâng cao nhận thức của người dân về tinh thần tương thân tương ái, tinh thần cộng đồng. Chính quyền thành phố cần có kế hoạch động viên nguồn tài chính từ những nhà hảo tâm vào việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu dân cư, phục vụ cho cuộc sống cộng đồng, theo đó người nghèo sẽ được hưởng lợi từ những dịch vụ xã hội đó. Lãnh đạo thành phố cần thường xuyên gặp mặt những người nhiệt tình tham gia các chương trình BTXH tại các địa phương để lắng nghe, khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất để phát huy tiềm năng của các đối tượng này. Có hình thức vinh danh xứng đáng cho những người có nhiều cống hiến. Trang web chính thức của thành phố nên dành mục chuyên đề về BTXH để thông tin và vinh danh những nhà hảo tâm, những người có nhiều nhiệt huyết, đóng góp.
Khuyến khích phát triển đa dạng các mô hình BTXH, các hoạt động từ thiện, tình nguyện dựa vào cộng đồng, hỗ trợ phát triển các nhóm cộng đồng (các đoàn thể địa phương, nhóm sở thích, gia đình…) trở thành điểm tựa chống đỡ rủi ro cho các hộ nghèo, cận nghèo, các nhóm đối tượng đặc thù… Vận động toàn xã hội tham gia các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “tương thân tương ái”, các hoạt động nhân đạo như: ngày vì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa… Khuyến khích sự ủng hộ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc đảm bảo BTXH.
Tổ chức tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dân vận, công tác mặt trận và các đoàn thể về các kiến thức vận động quần chúng, kiến thức khơi dậy và phát động phong trào trong quần chúng.
Tích cực tìm kiếm, tranh thủ các nguồn lực từ các tổ chức phi chính phủ, các dự án do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ để thực hiện có hiệu quả nhất chính sách BTXH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.