Hoàn thiện tổ chức bộ máy thực thi chính sách bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 100 - 103)

Thống nhất một cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội, có nhiệm vụ chủ trì, nghiên cứu, xây dựng, quản lý và tổ chức triển khai chiến lược, chương

trình an sinh xã hội trợ giúp cho người nghèo và đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bảo đảm không chồng chéo nhiệm vụ của các Bộ, ngành.

Đổi mới tập trung trách nhiệm xây dựng, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp đối tượng trợ giúp xã hội vào một cơ quan chuyên môn là ngành Lao động thương binh và xã hội thông qua từng bước chuyển nhiệm vụ xây dựng chính sách, tổ chức triển khai thực hiện chính sách trợ giúp tiền mặt trực tiếp cho đối tượng về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các chính sách khác do các Bộ, ngành khác đang triển khai thực hiện sang ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để tránh bỏ sót đối tượng, trách tản mạn và chồng chéo chính sách. Như vậy, vai trò và chức năng của Bộ LĐTB&XH là quản lý và chăm sóc trực tiếp các đối tượng TGXH, vai trò và chức năng của các bộ ngành khác là cung cấp các dịch vụ công một cách hiệu quả và hữu ích cho tất cả mọi đối tượng chính sách.

Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tố chức thực hiện công tác BTXH từ tỉnh đến cơ sở, ưu tiên bảo đảm cấp xã có một cán bộ công tác xã hội để thực hiện nhiệm vụ của ngành LĐTBXH, trong đó có việc thực hiện công tác BTXH.

Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về việc tổ chức thực hiện các chính sách BTXH. Việc phân cấp quản lý được thể hiện thông qua phân cấp quản lý đối tượng, cơ chế phân cấp về tài chính và tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp, trợ giúp và giám sát thực hiện chính sách.

Tăng cường số lượng cán bộ để đủ người làm công tác BTXH. Cán bộ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là điều kiện cần và đủ để thực hiện chính sách. Cán bộ bao gồm cả các chuyên gia nghiên cứu hoạch định, xây dựng chính sách cho đến cán bộ tổ chức thực hiện chính sách ở cơ sở và những nhân viên xã hội giúp đỡ đối tượng. Việc tăng cường cán bộ cần cả nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ và tăng số lượng cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở. Trong những năm vừa qua tăng về số lượng, nhưng chưa phát

huy được vai trò của cán bộ. Nguyên nhân không nhỏ là trong công tác cán bộ, chúng ta chưa quan tâm, chưa có mã nghề công việc cho những người làm việc đối với lĩnh vực này. Trong những năm tới cần có quy định cụ thể đối với những cán bộ xã hội từ đó có hệ số lương, phụ cấp đặc biệt. Đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội có tính chuyên nghiệp.

Giải quyết tình trạng yếu của cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ cấp xã, cấp huyện bằng cách tiếp tục tăng cường đào tạo ngắn hạn thông qua việc tổ chức tập huấn theo từng chuyên đề, tập huấn triển khai thực hiện chính sách, thăm quan các mô hình... đây là những giải pháp cấp thiết và phù hợp trong thời gian ngắn, nhằm đáp ứng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở.

Phát triển nguồn nhân lực cán bộ xã hội và hệ thống mạng lưới tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội, mạng lưới nhân viên công tác xã hội; hình thành đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội ở các xã, phường, thị trấn, để từ nay đến năm 2020 có được đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả hơn.

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác trợ

giúp xã hội.

- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo cho cán bộ, nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội.

Hiện nay, nước ta đã có bộ môn đào tạo công tác xã hội, tuy nhiên các chương trình, giáo trình đào tạo chuyên sâu về trợ giúp xã hội cho đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chưa được nghiên cứu, biên soạn. Do đó, để chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội, cần hỗ trợ các trường đào tạo, dạy nghề công tác xã hội nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo của quốc tế, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo chuyên ngành về trợ giúp xã hội đối với đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phấn đấu đến năm 2025, có một số cơ sở đào tạo có thể đào tạo chuyên ngành trợ giúp xã hội với đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bậc đại học và sau đại học, cung cấp nguồn nhân lực giảng dạy về chuyên ngành này cho các trường cao đẳng và đại học khác trong cả nước.

- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên và gia đình về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, trợ giúp xã hội cho đối tượng; nâng cao năng lực cán bộ quản lý về trợ giúp xã hội.

Từ nay đến năm 2025, cần tập huấn kỹ năng công tác xã hội trong lĩnh vực trợ giúp xã hội cho 80.000 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong việc chăm sóc, cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)