Hoàn thiện công tác lập kế hoạch thực thi chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 95 - 100)

Nhận thức đầy đủ, đúng đắn các nội dung của chính sách là yêu cầu quan trọng đầu tiên đưa chính sách của Nhà nước vào cuộc sống. Các nhà hoạch định, tổ chức thực thi chính sách, lực lượng tham gia và cả các đối tượng chịu ảnh hưởng chính sách cần hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của chính sách và các giải pháp thực hiện, từ đó xây dựng các kế hoạch thực thi chính sách sao cho hợp lý. Các kế hoạch phải vừa bao quát toàn bộ khu vực,

vừa cụ thể cho phù hợp với điều kiện của từng địa bàn nhằm tạo ra sự đồng thuận trong cả hệ thống chính trị, tạo nên sức mạnh tổng hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách.

Kế hoạch triển khai các chương trình, chính sách BTXH tại địa bàn thành phố Quy Nhơn cần được phân cấp rõ ràng, thiết lập đổi mới việc phân cấp cách thức như sau:

Đối với việc xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện tại cấp phường: Việc xây dựng được thực hiện trên cơ sở các kế hoạch triển khai thực hiện chính sách BTXH ở thành phố cần thiết được duy trì. Nhưng cấp phường cần chủ động trong việc xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện của mình hướng đến việc phản ánh rõ những đặc điểm của địa phương và dựa trên ý kiến phản biện của các đối tượng khác nhau có liên quan trên địa bàn của phường, xã. Cấp phường cần lắng nghe và tận dụng triệt để các ý kiến góp ý, đề xuất từ người dân và đặc biệt là đối tượng thụ hưởng trực tiếp các chính sách BTXH, lắng nghe từ ý kiến tư vấn của các khu phố và ý kiến cấp trên trực tiếp là cấp thành phố.

Đối với kế hoạch của các đơn vị có liên quan triển khai chính sách ở thành phố trong quá trình xây dựng yêu cầu phải phản ánh được kế hoạch của cấp phường và từ đó phải có cái nhìn tổng quan chung cho toàn Thành phố. Trong quá trình xây dựng kế hoạch của mình, thành phố cần có sự trao đổi, thông tin hai chiều với các ban ngành và các phường, xã để đảm bảo trong xây dựng kế hoạch và sau đó là triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo tính khả thi, không để xảy ra việc chồng chéo, trùng lắp hay bỏ sót các công việc cần triển khai.

Đối với kế hoạch triển khai từ cấp tỉnh, các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện cần nghiên cứu, phối hợp để các sở, ban, ngành hạn chế được sự trùng lặp trong đối tượng thụ hưởng và trong trường hợp các chính sách khác nhau có cùng mục tiêu trong hỗ trợ đến cùng một đối tượng thụ

hưởng cần thiết có sự phối hợp để đạt hiệu quả cao hơn. Việc thiết lập kế hoạch triển khai từ các sở, ban, ngành phải có sự tham gia, phối hợp chặc chẽ từ cấp thành phố.

Khi thực hiện tốt khâu lập kế hoạch sẽ có tác động trực tiếp tới hiệu quả của toàn bộ quá trình thực thi chính sách. Do đó, với các yêu cầu phân cấp cụ thể trong cách thức xây dựng và lập kế hoạch thì việc xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các chính sách BTXH cần phải được thiết lập từ cơ sở lên. Việc xây dựng kế hoạch cũng cần thiết lập theo hàng năm, đến cụ thể hơn từng Quý, tháng và thiết lập môi trường phối hợp thuận lợi giữa các cấp. Ở mỗi cấp xây dựng kế hoạch triển khai cần nghiên cứu kỹ nên triển khai theo vùng, lĩnh vực dựa vào những ưu thế sẵn có của từng vùng, việc phân bổ nguồn lực cũng cần có sự tập trung, không manh mún và khai thác triệt để nhu cầu của mỗi nơi, tránh việc phân bổ theo kiểu dàn trãi, phân đều. Đồng thời, kế hoạch sau khi được phê duyệt yêu cầu phải phát huy được trong thực tiễn, đảm bảo tính hiệu quả, do đó, đây là khâu phải được thật sự coi trọng không thể xây dựng kế hoạch mang tính đối phó sẽ gây lãng phí và thất thoát các nguồn lực được cung cấp để triển khai thực hiện.

3.2.2. Tuyên truyn, ph biến chính sách bo tr xã hi

Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh phường, xã, đài phát thanh của thành phố Quy Nhơn và đài phát thanh truyền hình, báo Bình Định, panô, áp phích để các cấp, các ngành, của người dân và của cả chính bản thân đối tượng hưởng lợi hiểu đầy đủ. Điều này đòi hỏi song song với việc hoàn thiện chính sách cần tăng cường tuyên truyền. Đối tượng tuyên truyền bao gồm cả các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức, gia đình, xã hội và chính bản thân đối tượng hưởng lợi và Nhà nước cần bố trí kinh phí để thực hiện truyền thông của các cơ quan chức năng từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn với những giải pháp cụ thể:

Quy định rõ về trách nhiệm các cơ quan, tổ chức phải thực hiện công tác giáo dục, truyền thông về công tác BTXH, TCXH tại cộng đồng. Cụ thể về trách nhiệm gồm:

+ Tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đều phải có trách nhiệm giáo dục, truyền thông về BTXH.

+ Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác giáo dục, truyền thông về BTXH cho nhân dân trên địa bàn địa phương, nhất là cán bộ, công chức về tận cơ sở để triển khai.

+ Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, giáo dục, truyền thông về BTXH trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện.

Về nội dung tuyên truyền bao gồm: Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm

của đối tượng BTXH và trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ chăm sóc và giúp đỡ đối tượng bảo trợ xã hội. Quan điểm, chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BTXH. Các biện pháp, giải pháp hỗ trợ hiệu quả đối với đối tượng. Gương điển hình tiên tiến vượt khó và những nội dung khác có liên quan.

Hình thức thực hiện công tác tuyên truyền:

+ Thiết lập nội dung, phương thức và kênh tuyên truyền giáo dục chung và các nội dung tập trung, các kênh thông tin phù hợp riêng cho mỗi nhóm đối tượng tuyên truyền. Hình thành các chuyên mục trên báo, website, truyền hình về các hoạt động BTXH để chuyến tải các thông tin về mô hình hoạt động có hiệu quả và pháp luật của Nhà nước đến đông đảo người dân.

+ Thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội về việc phát triến hệ thống công tác BTXH, thay đổi cách nhìn từ khía cạnh hoạt động nhân đạo sang khía cạnh chia sẻ trách nhiệm xã hội và

dựa vào nhu cầu và quyền con người. Từ đó đề cao trách nhiệm xã hội của cá nhân, gia đình, xã hội và Nhà nước đối với các thành viên trong xã hội gặp rủi ro trong cuộc sống.

+ Đẩy mạnh việc tuyên truyền về BTXH cho các cấp các ngành, các tổ chức và mọi người dân, trên cơ sở đó nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện pháp luật và chính sách đối với các đối tượng xã hội.

+ Tăng cường hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách hiện có và nhất là các chính sách mới ban hành. Cần xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách theo hướng gọn nhẹ, có thể bỏ túi, khi cần có thể tra cứu để thực hiện đúng đối tượng, đúng mục tiêu, hạn chế sai sót và thất thoát nguồn lực.

+ Thiết lập các kênh thông tin phản hồi ý kiến của người dân về các vấn đề có liên quan đến luật pháp, chính sách và việc tổ chức thực hiện các chính sách BTXH.

+ Khen thưởng các tổ chức, gia đình và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ, chăm sóc đối tượng BTXH và đối tượng BTXH có thành tích trong học tập, lao động và hoạt động xã hội.

+ Thực hiện xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về TCXH, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng BTXH thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý.

Để thực hiện các giải pháp trên, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các tổ chức, cơ quan thông tin đại chúng trong công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cộng đồng và đối tượng BTXH về chính sách, luật pháp liên quan tới quyền, nghĩa vụ của người hưởng lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)