- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến quyền, lợi ích của đối tượng bảo trợ xã hội. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân về thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, góp phần nâng cao đời sống của các đối tượng chính sách, tạo điều kiện để các đối tượng vươn lên hòa nhập cộng đồng.
- Triển khai và thực hiện tốt, kịp thời Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn có liên quan của Nhà nước và chỉ đạo của tỉnh; đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án của Chính phủ và của tỉnh về BTXH trên địa bàn thành phố.
- Thường xuyên tổ chức rà soát, thống kê, phân loại và quản lý đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
- Tham mưu đề xuất các cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các đối tượng yếu thế được nâng cao đời sống và đảm bảo được thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản thiết yếu.
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách lĩnh vực tại cấp huyện, cấp xã; phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật. Đồng thời, cử cán bộ
tham gia đầy đủ các cuộc tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho phòng Lao động TB&XH của thành phố.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước và của tỉnh về chính sách trợ giúp xã hội từ thành phố đến các phường, xã; Thường xuyên hướng dẫn các địa phương rà soát đối tượng tránh sai sót, để chi trả kịp thời, đúng thời gian, đúng chế độ chính sách, trực tiếp đến tận tay đối tượng hoặc gia đình.
- Xã hội hoá trong hoạt động bảo trợ xã hội.
Mở rộng và phát huy sức mạnh toàn xã hội tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Các hoạt động xã hội phải được đẩy mạnh với nhiều lĩnh vực phong phú đa dạng và theo phương châm xã hội hóa. Trong đó, UBND thành phố Quy Nhơn giữ vai trò nòng cốt trong việc huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và bản thân đối tượng.
Nguồn lực trong cộng đồng vô cùng lớn cả sức người và sức của. Nguồn lực này cần được huy động một cách hữu hiệu để tăng thêm sức mạnh giải quyết các vấn đề xã hội, muốn thế phải bằng các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ để đối tượng tăng thêm khả năng tự cứu mình do đó xu hướng hiện nay là mở rộng các mô hình, mạng lưới hỗ trợ chăm sóc đối tượng xã hội tại cộng đồng là chính.
Xã hội không ngừng biến đổi, hoạt động bảo trợ xã hội phải được đẩy mạnh, phong phú, đa dạng nhằm cải thiện đời sống nhân dân. Tính năng động xã hội thể hiện ở sự thích nghi với những biến đổi đó.
Bảo trợ xã hội không chỉ đơn thuần là cứu tế và trợ cấp khó khăn thuần túy, bảo trợ xã hội muốn đạt hiệu quả thì chúng ta phải kết hợp lồng ghép với nhiều chương trình khác như: xóa đói giảm nghèo; giáo dục hướng nghiệp dạy nghề; đầu tư giải quyết việc làm, ... gắn liền với việc đẩy lùi xóa bỏ các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, ...
sinh nhiều vấn đề phức tạp. Các thiết chế truyền thống như gia đình, tôn giáo, ngành giáo dục chính quy không đủ khả năng đối phó, từ đó hình thành các thiết chế mới để đáp ứng do sự biến đổi đó.
Thực hiện tốt chính sách đối với người có công với nước và các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” và nhân đạo, từ thiện. Quan tâm nâng cao mức sống cho các gia đình chính sách, người có công với Nước, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; kịp thời giúp đỡ các đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra. Đẩy mạnh triển khai các chương trình quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm, tạo việc làm mới hàng năm cho 6.000 lao động. Thực hiện tốt chính sách giảm nghèo; tích cực vận động các nguồn lực hỗ trợ nhằm xã hội hóa công tác giảm nghèo; phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố còn dưới 0,2%, giữ vững 05 phường không còn hộ nghèo và hoàn thành xóa hộ nghèo ở phường Thị Nại, phường Ghềnh Ráng [59], [60].
3.1.2. Mục tiêu thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn
Mục tiêu cơ bản của bảo trợ xã hội là bảo đảm và tạo điều kiện cho công bằng, tiến bộ xã hội, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và cuộc sống tốt đẹp, bình đẳng, hạnh phúc của nhân dân.
- Mục tiêu giai đoạn 2017 - 2020:
+ 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; mở rộng người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có lương hưu và trợ cấp của nhà nước sống ở vùng núi, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số được hưởng trợ cấp xã hội.
+ 50% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 10% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.
+ 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; nâng mức trợ cấp xã hội hàng tháng; có chính sách trợ giúp đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn sống ở vùng núi, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; tiếp tục mở rộng diện người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp xã hội.
+ 70% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 30% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.
- Tầm nhìn đến năm 2030:
+ 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; mở rộng diện người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của nhà nước, trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội; mức trợ cấp xã hội điều chỉnh phù hợp với khả năng của ngân sách và xu hướng quốc tế.
+ 90% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 50% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện [54], [58].