Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 109)

- Đề nghị Bộ có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các nguồn kinh phí chi trả cho Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội, phí công tác quản lý… do cấp nào đảm bảo? Vì hiện nay vẫn còn nhiều phường, xã không có nguồn để thực hiện họp xét.

- Công tác xác định đối tượng là người khuyết tật còn nhiều bất cập, vì đối tượng người khuyết tật rất đa dạng trong khi các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, đặc biệt là phiếu đánh giá mức độ khuyết tật chưa rõ ràng và sát với thực tế nên rất khó cho địa phương trong công tác xét duyệt cũng như thẩm định hồ sơ. Đề nghị cơ quan cấp trên nghiên cứu cách thức đánh giá khuyết tật cụ thể để phù hợp với thực tế.

- Hiện nay, thành phố đang quản lý chi trả hàng tháng cho trên 9.000 đối tượng, khối lượng công việc quá lớn, phức tạp nhưng cán bộ thường xuyên biến động nhất là đối với đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội (do phụ cấp thấp). Do vậy việc nắm bắt, tham mưu cho chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế. Đề nghị tăng mức phụ cấp cho đội ngũ cộng tác viên để họ an tâm công tác.

- Trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lí, theo dõi, lưu trữ hồ sơ ở các phường, xã, thành phố còn nhiều khó khăn, hạn chế như máy vi tính, máy in, văn phòng phẩm; in ấn biểu mẫu; phiếu lĩnh tiền; danh sách đối tượng chi trả, mua sổ, sách…; in hoặc mua mẫu hồ sơ cho đối tượng. Đề nghị có văn bản hướng dẫn chi tiết về kinh phí trang thiết bị để phục vụ cho công tác bảo trợ xã hội được tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)