Đối với tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 109 - 119)

Đề nghị tỉnh tăng cường chỉ đạo các câu lạc bộ doanh nhân, hiệp hội, ngành chức năng phối hợp thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp đảm bảo thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, đóng góp vào công tác bảo trợ xã hội của tỉnh.

Có chính sách quan tâm mở rộng chính sách nuôi dưỡng đối với người khuyết tật, người yếu thế trong xã hội; người già cô đơn có nguyện vọng được nuôi dưỡng tại trung tâm bảo trợ tỉnh.

Tạo điều kiện cho người lao động nhất là công nhân trong các doanh nghiệp, người nghèo có điều kiện thuê, mua nhà trả góp.

Cần có sự chỉ đạo chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức khi thực hiện các chương trình cứu trợ, giúp đỡ cho người nghèo.

Tiểu kết chương 3

Biến đổi khí hậu bất thường theo hướng cực đoan, thiên tai, bệnh dịch luôn rình rập làm cho sản xuất và đời sống dân cư càng gặp nhiều khó khăn, mất sinh kế, thu nhập giảm sút... làm tăng tính dễ bị tổn thương đối với nhiều gia đình và cá nhân. Các nguy cơ, rủi ro kinh tế và xã hội ngày càng có xu hướng tăng như khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… Bất bình đẳng xã hội luôn là yếu tố thách thức mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội ở nước ta. Vì vậy, bảo đảm an sinh xã hội nói chung và bảo trợ xã hội công bằng trở thành vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh xây dựng một hệ thống an sinh xã hội, bảo trợ xã hội với các chức năng phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục được các rủi ro, đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho mọi người trong mọi hoàn cảnh.

Trên cơ sở nghiên cứu về các điều kiện trong tổ chức thực thi chính sách BTXH trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tuy là thành phố đô thị loại I thuộc tỉnh song số đối tượng thụ hưởng chính sách BTXH nhiều trong khi đó công chức ở thành phố, phường, xã phải kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau, nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, công tác truyên truyền các chính sách BTXH còn hạn chế. Trên cơ sở những quan điểm, mục tiêu đảm bảo yêu cầu thực thi chính sách bảo trợ xã hội. Đồng thời, luận văn cũng đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo yêu cầu hiệu quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội tại thành phố Quy Nhơn trong những năm tới dựa trên những nội dung mà tác giả đã thực hiện tại chương 1 và chương 2 của luận văn.

KẾT LUẬN

Bảo trợ xã hội là vấn đề tất yếu của các quốc gia nhằm tăng cường khả năng đối phó với rủi ro và bảo đảm an toàn cho các thành viên trong xã hội khi họ gặp rủi ro nhằm hướng tới giải quyết vấn đề công bằng, ổn định và phát triển bền vững về chính trị, kinh tế và xã hội. Bất cứ thành viên nào trong xã hội cũng có thể gặp rủi ro, khi đó họ cần sự trợ giúp của Nhà nước. Thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định trong các năm vừa qua đang phát triển theo hướng phát triển du lịch, dịch vụ, số lượng đối tượng nhiều do chịu hậu quả chiến tranh, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và các tác động của quá trình chuyển đổi nền kinh tế... đã dẫn đến có đông đối tượng BTXH. Bộ phận dân cư này đang gặp phải khó khăn, sức khoẻ kém, trình độ văn hoá thấp, hầu như chưa qua đào tạo, không có việc làm, hoặc thiếu việc làm nên phần lớn đang sống trong cảnh nghèo đói, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn... Bộ phận dân cư này cần đến sự trợ giúp của Nhà nước và xã hội. Đồng thời, các đối tượng đều có nhu cầu được khám chữa bệnh miễn phí, số đang trong độ tuổi đi học mong muốn được hỗ trợ học phí, các chi phí đi học... Tuy nhiên, nhu cầu trợ giúp của các nhóm đối tượng cũng hết sức khác nhau. Sự khác biệt này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là từ đặc điểm của từng nhóm đối tượng khác nhau. Những đánh giá về thực trạng và nhu cầu đã chỉ cho thấy cần có một hệ thống các chính sách, giải pháp bảo trợ xã hội, đồng thời việc xây dựng chính sách cần phải tuân thủ hệ thống nguyên tắc và phải thực hiện đồng bộ các giải pháp theo hướng ưu tiên cho hỗ trợ để đối tượng sống tại cộng đồng và tại các hộ gia đình. Để thực hiện được cần bảo đảm về tài chính, bộ máy tổ chức thực hiện và hệ thống theo dõi giám sát, cũng như cần có khung pháp lý là hệ thống pháp luật. Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đối tượng để công tác BTXH ngày càng được mở rộng

đối tượng để cuộc sống của những đối tượng khó khăn, không những đáp ứng được mức sống tối thiểu mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện công tác BTXH từ tỉnh đến cơ sở, ưu tiên bảo đảm cấp xã có một cán bộ công tác xã hội để thực hiện nhiệm vụ của ngành LĐTBXH, trong đó có việc thực hiện công tác BTXH để công tác này phát huy hiệu quả. Đổi mới trình tự, thủ tục ra quyết định chính sách theo hướng giảm bớt giấy tờ, rút ngắn thời gian thực hiện để ngày càng đáp ứng công việc theo hướng cải cách thủ tục hành chính giảm phiền hà cho người dân. Tăng nguồn kinh phí để đáp ứng yêu cầu mở rộng đối tượng để đời sống của đối tượng BTXH ngày được cải thiện. Phát triển BTXH phải đặt trong một tổng thể phát triển hệ thống an sinh xã hội của tỉnh, phải phù hợp với quá trình phát triển kinh tế và thể chế kinh tế thị trường; không chỉ chú ý đến vấn đề bức xúc trước mắt mà còn phải quan tâm đến những vấn đề trung hạn và dài hạn để bảo đảm tính bền vững của cả hệ thống và sự an toàn của các thành viên trong xã hội trước mọi biến cố rủi ro. Quan điểm đổi mới và hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội phải hướng tới mở rộng độ bao phủ, để có thể trợ giúp tất cả các thành viên trong xã hội khi họ gặp rủi ro, đồng thời cũng phải nâng cao chất lượng, hiệu quả của chế độ trợ giúp; mức trợ cấp, trợ cấp phải bảo đảm cho đối tượng có được mức sống tối thiểu của một con người; thông qua chính sách trợ cấp, trợ giúp đối tượng tự tin hơn, vị thế được đề cao hơn và tiếp cận với các dịch vụ xã hội có chất lượng và bình đẳng hơn. Cùng với hoàn thiện cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, công cụ thể chế chính sách, cơ chế tài chính, kế hoạch hóa, tuyên tuyền giáo dục, nâng cao hệ thống tổ chức thực thi, phân công, phối hợp, giám sát, đánh giá, tổng kết thực thi chính sách BTXH góp phần đảm bảo yêu cầu ASXH và vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Lê Anh (2013), Chính sách an sinh xã hội thành phố Đà Nẵng - Thực

trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ của Học viện Hành chính quốc gia.

2. Lê Anh (2017), Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phốĐà Nẵng

hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ chuyên ngành chính trị học.

3. Hoàng Chí Bảo, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đề tài KX02.02/06-10. 4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công văn số 591/LĐTBXH

BTXH ngày 13/2/2019 về việc tăng cường triển khai thực hiện trợ giúp xã hội

đối với đối tượng Bảo trợ xã hội.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư số 01/2019/TT

BLĐTBXH ngày 02/01/2019 quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do

Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn bản số 762/VBHN

BLĐTBXH ngày 28/02/2019 Văn bản hợp nhất Nghịđịnh quy định chính sách

trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

7. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014

của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực

hiện một số điều của Nghịđịnh số 136/2013/NĐ-CP.

8. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC sửa đổi Thông tư

liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao

động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số

điều của Nghịđịnh số 136/2013/NĐ-CP.

9. Chính phủ, Nghịđịnh số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Người khuyết tật, ngày

10. Chính phủ, Nghịđịnh số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định

chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội quy định, ngày

21/10/2013.

11. Chính phủ, Nghịđịnh số 103/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về

thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội,

ngày 12/9/2017.

12. Chính phủ, Nghịđịnh số 140/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi,

bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục

hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội, ngày 08/10/2018.

13. Cục thống kê tỉnh Bình Định (2015, 2016, 2017, 2018), Niên giám

thống kê, Bình Định.

14. Mai Ngọc Cường (2009), (chủ nhiệm đề tài) Cơ sở khoa học của việc

xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn

2006-2015, Đề tài cấp nhà nước, Bộ Khoa học và công nghệ.

15. Mai Ngọc Cường, “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta trong những năm tới”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 178, tháng 4/2012.

16. Mai Ngọc Cường (2013), Một số vấn đề về Chính sách xã hội ở Việt

Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia.

17. Đào Văn Dũng (2009), “Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, thành tựu, thách thức và giải pháp”, Tạp chí Tuyên giáo, số 8.

18. Nguyễn Hữu Dũng (2011), “Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển”, Tạp chí khoa học.

19. Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Bach, Robert Leroy (2005), Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006, 2011, 2016), Văn kiện Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII của Đảng. NXB Chính trị quốc gia – Sự

thật, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban chấp

hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nghị lần thứ năm Ban chấp

hành Trung ương khóa XI một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012

2020, ngày 01/6/2012.

22. Nguyễn Trọng Đàm, “An sinh xã hội Việt Nam: Những quan điểm và cách tiếp cận cần thống nhất”, Tạp chí Cộng sản, ngày 13/3/2012.

23. Nguyễn Trọng Đàm (2013), “Hệ thống chính sách an sinh xã hội nước ta giai đoạn phát triển mới”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 8.

24. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình An sinh xã hội, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân.

25. Đàm Hữu Đắc, “Từng bước hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội”, Báo

điện tử Chính phủ, ngày 19-9-2013.

26. Nguyễn Thị Linh Giang (2017), Thực thi chính sách an sinh xã hội

trên địa bàn Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ Quản lý công của Học viện hành

chính Quốc gia.

27. Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa (2013), Đại cương về chính sách công. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.

28. Nguyễn Hữu Hải (2007), Giáo trình nhập môn An sinh xã hội, Nxb Lao động - Xã hội.

29. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công – Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.

30. Phúc Hằng, “Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo bền vững”,

31. Nguyễn Văn Hồi, “Những bước tiến quan trọng trong công tác bảo trợ xã hội”, Trang điện tử Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, ngày 01/3/2014. 32. Tạ Thị Hồng (2014), Chính sách an sinh xã hội đối với người có hoàn

cảnh khó khăn ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, Luận văn thạc sỹ khoa học quản

lý, Đại học Quốc gia.

33. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Kinh nghiệm thế giới về an sinh xã

hội và những vấn đềđặt ra đối với Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Nguyễn Hồng Nhung (2017), “Một số vấn đề chính sách bảo trợ xã hội ở tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 507 – 12/2017, tr. 25–27.

35. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Quy Nhơn (2015, 2016, 2017, 2018), Báo cáo tình hình thực hiện trợ giúp xã hội đối với

đối tượng bảo trợ xã hội.

36. Vũ Văn Phúc (2012), An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020, Nxb Chính trị quốc gia.

37. Lê Phương, “Hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội góp phần ổn định và phát triển đất nước”, Trang điện tử Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, ngày 10-3-2014.

38. Quốc hội, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013. 39. Quốc hội, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

40. Quốc hội, Luật Phòng, chống ma túy năm 2000; Luật sửa đổi bổ sung

một số điều của Luật Phòng, chống ma túy 2008.

41. Quốc hội, Luật Người cao tuổi 2009.

42. Quốc hội, Luật Người khuyết tật 2010.

43. Quốc hội, Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

44. Quốc hội, Luật Trẻ em 2016.

thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, ngày 24/6/2014. 46. Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng (2009), Lý thuyết và mô hình An sinh xã hội (Phân tích thực tiễn ở

Đồng Nai), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

47. Đỗ Văn Sinh (2011), Đề án đánh giá hoạt động Quỹ bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm y tế; tính toán dự báo cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế

đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Bảo hiểm xã hội.

48. Lê Như Thanh, Lê Văn Hòa (2016), Hoạch định và thực thi chính sách Công. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật.

49. Hoàng Đức Thân (2010), Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội

ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Dương Văn Thắng (2011), “Bảo đảm an sinh xã hội dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí Tuyên giáo.

51. Thành ủy Quy Nhơn, Báo cáo số 202-BC/TU ngày 26/7/2018 sơ kết

giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII,

nhiệm kỳ 2015 – 2020.

52. Thành ủy Quy Nhơn, Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày

25/02/2016 về “Công tác giảm nghèo bền vững thành phố Quy Nhơn giai

đoạn 2016 – 2020”.

53. Thành ủy Quy Nhơn, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ

XIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020.

54. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 488/QĐ-TTg ngày 14/4/2017 phê

duyệt Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017 – 2025 và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 109 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)