Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo trên địa bàn quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 44)

7. Kết cấu đề tài

1.2.3. Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo

Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là một bộ phận của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, và là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nƣớc ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh do có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo, bao gồm các quy phạm quy định hình thức xử phạt vi phạm và một số biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực quảng cáo.

Với tƣ cách là một nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội. Điều này đƣợc thể hiện cụ thể đối với pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo đó là:

Một là, bảo đảm giữ vững kỷ cƣơng pháp chế trong quản lý nhà nƣớc về Văn hóa nói chung và lĩnh vực quảng cáo nói riêng. Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nƣớc ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính về quảng cáo bao gồm các hình thức xử phạt vi phạm và một số biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực quảng cáo. Nhƣ vậy, Nhà nƣớc sử dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo nhƣ một phƣơng tiện để thực hiện quyền lực của mình trong quản lý, kiểm tra, thanh tra các hoạt động của các đối tƣợng tham gia hoạt động quảng cáo. Nhờ có sự quy định chặt chẽ của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo mà các đối tƣợng tham gia hoạt động quảng cáo thực hiện một cách nghiêm túc bảo đảm thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của đảng, pháp luật của nhà nƣớc; bảo đảm an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo còn góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ công chức cũng nhƣ các

đối tƣợng tham gia hoạt động quảng cáo bởi với các quy định chặt chẽ các chủ thể buộc phải tự giác chấp hành nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Ba là, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo cũng là các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo; cạnh tranh công bằng, lành mạnh góp phần hoàn thiện pháp luật, hoạt động quản lý của bộ máy cán bộ công nhà nƣớc.

1.2.4. Các hình thức vi phạm hành chính phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo hiện nay

Trong sự phát triển của kinh tế thị trƣờng và bùng nổ thông tin hiện nay, quảng cáo phát triển rất mạnh mẽ. Ở nƣớc ta, quảng cáo lâu nay vẫn đƣợc xem nhƣ một biện pháp hiệu quả để các doanh nghiệp bán hàng. Thế nhƣng đã xuất hiện tình trạng quảng cáo vi phạm thuần phong mỹ tục, mang tính bạo lực, hoặc liên quan tới yếu tố sex (tình dục), phóng đại quá mức hoặc sai sự thật; thậm chí có quảng cáo bóp méo sự thật, bóp méo cả ngôn ngữ sử dụng trong quảng cáo, quảng cáo thuốc chữa bệnh trên truyền hình đúng vào giờ ăn tối của các gia đình. Không hiếm quảng cáo thay vì sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực lại sử dụng ngôn ngữ buông tuồng, hoặc nhân vật nổi tiếng đƣợc thuê đóng vai quảng cáo thì nói năng chỏng lỏn, thiếu văn hóa. Có doanh nghiệp sử dụng hình ảnh ngƣời mẫu ăn mặc hở hang, phản cảm để quảng bá sản phẩm của mình. Rồi biển hiệu quảng cáo có chữ nƣớc ngoài lớn hơn chữ tiếng Việt, thậm chí hoàn toàn bằng tiếng nƣớc ngoài. Không chỉ phản cảm về nội dung, nhiều bảng quảng cáo cũng khiến nhiều ngƣời lo ngại vì bố trí không hợp lý, dễ gây cháy nổ; hoặc khi mƣa to, bão lớn có nguy cơ gãy đổ, đe dọa tính mạng và tài sản của ngƣời dân.

Mục tiêu của nhà sản xuất khi quảng cáo là để đẩy mạnh bán hàng, nghĩa là để kích thích ngƣời tiêu dùng mua sản phẩm của mình. Tuy nhiên, đôi khi vì chạy theo lợi nhuận một cách thái quá mà những quảng cáo này đã gây ra sự hiểu nhầm hay có tính chất lừa dối ngƣời tiêu dùng. Biểu hiện rõ nét của vi phạm nguyên tác này đó là:

* Quảng cáo với nội dung không rõ ràng:

Là những hình thức quảng cáo thông báo đến khách hàng các chƣơng trình khuyến mại hấp dẫn nhƣng lại cố tình bỏ sót một số thông tin quan trọng làm cho khách hàng bị hiểu nhầm hoặc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.Điển hình của loại hình mập mờ này là quảng cáo của hãng hàng không giá rẻ nhƣ Vietjetstar quảng cáo khuyến mãi với những thông tin rất chung chung nhƣ giá vé 0 đồng, mà họ không nêu rõ mức giá này thực tế còn bao gồm nhiều loại phí khác và mỗi chuyến bay chỉ có một tỷ lệ nhỏ ghế ngồi bán theo giá thông báo. Hay trong các đợt kích cầu tiêu dùng hoặc giới thiệu sản phẩm mới, các cửa hàng một nhà phân phối điện thoại di động Thế Giới Di Động đã đăng thông báo “Khách hàng sẽ có cơ hội mua điện thoại di động Nokia 1280 với giá 100.000 đồng. Chƣơng trình áp dụng vào khung giờ vàng từ 11g30 đến 13g ngày 20/6/2017”. Mấu chốt mập mờ nảy sinh của nhà phân phối đối với khách hàng là “số lƣợng sản phẩm để bán trong khung giờ vàng”. Vì thế mới có chuyện khách hàng ùn ùn kéo về cửa hàng, có những ngƣời lặn lội từ xa, xếp hàng từ sáng nhƣng cuối cùng nhận đƣợc câu trả lời của nhân viên là đã “hết hàng”…Loại quảng cáo cố tình “bỏ sót” thông tin kiểu nhƣ vậy thƣờng gây sự phẫn nộ cho khách hàng mỗi khi họ phát hiện bị lừa, và chắc chắn sẽ để lại ấn tƣợng xấu đối với khách hàng.

* Quảng cáo phóng đại:

Là hình thức quảng cáo đƣa ra những thông tin không đúng sự thật của sản phẩm, giá trị, công dụng của sản phẩm đƣợc thổi phồng quá mức để tạo sự

chú ý của khách hàng. Quảng cáo phóng đại là chiến lƣợc hàng đầu trong marketing đƣợc mọi doanh nghiệp áp dụng để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tới ra thị trƣờng. Bất kỳ một sản phẩm nào tung ra thị trƣờng đều trải qua những chiến lƣợc tiếp thị rầm rộ từ tạo banner trên các báo điện tử, xây dựng fanpage trên mạng xã hội đến quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên giữa “quảng cáo” và “trung thực” dƣờng nhƣ đang là khái niệm đối nghịch nhau trong cách nghĩ của ngƣời tiêu dùng, sự phóng đại quá mức về tác dụng kỳ diệu của sản phẩm không chỉ gây ảnh hƣởng xấu tới lòng tin, sức khỏe ngƣời tiêu dùng mà còn phá hủy thƣơng hiệu của doanh nghiệp.

Theo dõi thông tin trên một số trang báo điện tử, facebook hay xem mục quảng cáo trên truyền hình có thể thấy tác dụng của sản phẩm thƣờng đƣợc “tung lên mây”, họ chú tâm làm cho quảng cáo mang tính sáng tạo bất kể chúng có phóng đại, nói quá, bỏ sót thông tin, làm ngƣời tiêu dùng hiểu sau hay thậm chí nói sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng. Điều này xảy ra phổ biến với các loại thuốc thực phẩm chức năng, dụng cụ gia đình (bột giặt, dầu gội, mỹ phẩm...). Đặc điểm chung của các quảng cáo phóng đại là thƣờng bỏ sót thông tin (không đƣa ra những thông tin quan trọng nhƣ thông số kỹ thuật, chức năng, tiện ích); so sánh sản phẩm dịch vụ của mình với sản phẩm kém chất lƣợng; không có sự chứng thực của các cơ quan chức năng, ngƣời nghiên cứu chuyên ngành (mặc dù không biết ngƣời quảng cáo có hiểu rõ về sản phẩm không); cung cấp thông tin mà sản phẩm không hề có và tuyên bố đó là sản phẩm “xanh” không gây ô nhiễm moi trƣờng nhƣng thực tế trong thực tế thì ngƣợc lại [26].

Kiểu quảng cáo “tạo ra scandal” đang là xu hƣớng mà đƣợc nhiều doanh nghiệp áp dụng trong thời gian qua bởi chúng tạo nên sự ấn tƣợng tức thời đối với khách hàng dù đó là tích cực hay tiêu cực thì mục tiêu của doanh nghiệp là

để khách hàng nhớ đến họ; còn với cơ quan nhà nƣớc thì việc kiểm tra, xử lý còn rất hạn chế nên hành động này đƣợc các doanh nghiệp sử dụng khá phổ biến.

1.2.4.2. Quảng cáo vi phạm nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh

Có thể nói, cạnh tranh là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng, phải có cạnh tranh thì thị trƣờng mới phát triển. Tuy nhiên, pháp luật ở bất cứ nơi nào đều quy định, cạnh tranh phải lành mạnh.

Pháp luật cạnh tranh đã chỉ rõ, gièm pha doanh nghiệp là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đƣa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hƣởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nhƣ vậy, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ngƣời truy cập để bình phẩm, nói xấu, gây nhầm lẫn về sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp đó bị ảnh hƣởng về hình ảnh, uy tín, thị trƣờng thì những hành vi đó bị nghiêm cấm trong pháp luật về cạnh tranh.

Trên thực tế, một bộ phận doanh nghiệp mặc dù nắm rõ pháp luật nhƣng vẫn cố tình thực hiện các hành vi vi phạm nhằm đạt đƣợc mục tiêu quảng cáo của mình. Giới hạn giữa cạnh tranh lành lạnh và cạnh tranh không lành mạnh nhiều khi rất mỏng manh. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, những hành vi quảng cáo của mình nhƣ thế này không phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thực tế, nếu những hành vi đó của doanh nghiệp chỉ là vô ý thì hiện tƣợng đó hoàn toàn bình thƣờng. Tuy nhiên, nếu đa số ngƣời tiêu dùng, khách hàng nhìn thấy rõ ràng có sự cạnh tranh không lành mạnh thì chắc chắn đó là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, quy định của pháp luật sẽ không thể lƣợng hết đƣợc những điều phát sinh trong thực tế; vấn để xuất phát từ chính đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Hiện nay, các doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Nếu một cá nhân nào đó đứng lên nói xấu, gièm pha một doanh nghiệp mà cá nhân này không phải là nhân sự của doanh nghiệp cụ thể

thì rất khó trong việc xác định, xử lý vi phạm theo pháp luật cạnh tranh. Tất nhiên, pháp luật khác cũng có những quy định xử lý vi phạm của cá nhân nhƣ pháp luật Hình sự có tội vu khống. Chỉ khi xác định đƣợc thực sự một doanh nghiệp nào đó có hành vi gièm pha, nói xấu thì chúng ta mới có thể xử lý đƣợc theo pháp luật cạnh tranh. Trong thời đại công nghệ số, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội nhƣ hiện nay thì đây cũng là một vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm, nghiên cứu để quản lý.

Pháp luật đã dự liệu đƣợc những hành vi vi phạm và có chế tài tƣơng ứng để xử lý vi phạm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể nói, chế tài hiện nay chƣa đủ mạnh, chúng ta chƣa có một nguồn lực đủ quyết liệt để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh [27]. Ví dụ, đối hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh, gây nhầm lẫn cho khách hàng chỉ bị phạt mức tối đa 140 triệu đồng/hành vi (Luật Cạnh tranh và văn bản hƣớng dẫn thi hành), quá nhỏ so với lợi nhuận của một doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề thực thi chính sách pháp luật về cạnh tranh thế nào, con ngƣời, bộ máy, sự quyết liệt của cả một hệ thống với các hành vi vi phạm ra sao để đảm bảo đƣợc sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế thị trƣờng chính là mấu chốt của vấn đề.

Trong việc quy định các hình thức xử lý vi phạm đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, trong đó có quy định về mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Cũng tại Nghị định này, pháp luật quy định cho phép các bên bị thiệt hại do các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh gây ra có quyền khởi kiện bên vi phạm ra Tòa án để đòi bồi thƣờng thiệt hại đòi bồi thƣờng và việc bồi thƣờng thiệt hại đƣợc thực hiện

theo các quy định của pháp luật về dân sự. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 bên cạnh việc quy định về tội quảng cáo gian dối thì cũng đã có thêm quy định về tội “Vi phạm quy định về cạnh tranh”.

Trong các lĩnh vực này nhiều văn bản pháp luật khác cũng quy định nghiêm cấm các hành vi quảng cáo sai sự thật, gian dối và nhằm cạnh tranh không lành mạnh nhƣ: Luật Thƣơng mại năm 2005, Luật Chất lƣợng sản phẩm hàng hóa năm 2004, Luật Dƣợc năm 2005, Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 2010, Luật Quảng cáo năm 2012…

Có thể nói, sau khi Luật Cạnh tranh năm 2004 đƣợc ban hành tới nay, hệ thống các quy định pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo đã lần lƣợt đƣợc ban hành, từ đó hình thành cơ chế nhận diện và xử lý hiệu quả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo.

1.2.4.3. Quảng cáo không phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội của Việt Nam

Có rất nhiều quảng cáo của các nhãn hiệu, sản phẩm có thể đƣợc chấp nhận ở các nƣớc phƣơng Tây nhƣng khi du nhập vào Việt Nam lại không phù hợp với truyền thống của ngƣời Việt Nam. Vì vậy, gây nên những phản cảm trong một số bộ phận ngƣời tiêu dùng. Các hình ảnh quảng cáo về các sản phẩm sex (tình dục), các hình ảnh quảng cáo mỹ phẩm với ngƣời mẫu mặc áo tắm, bikini…rất khó để chấp nhận ở Việt Nam đặc biệt là trên các kênh truyền hình của nhà nƣớc trong các khung giờ vàng. Theo PGS.TS. Hà Đình Đức (Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trƣờng Thủ đô), quảng cáo là cần thiết, nhƣng phải “trong văn hóa” chứ không thể “bất chấp” văn hóa [22]. Quả thật nhƣ vậy, khi các tập đoàn nƣớc ngoài thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam, muốn sản phẩm của mình bán đƣợc cho ngƣời Việt Nam thì cũng phải “nhập gia tùy tục”. Điều đó không chỉ bảo vệ cho quyền lợi ngƣời tiêu dùng mà còn xây dựng hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong mắt ngƣời Việt Nam. Luật quảng

cáo Việt Nam năm 2012 cũng quy định đây là hành vi cấm trong quảng cáo và bị xử lý với mức phạt tiền lên đến 40 triệu đồng theo Điểm d Khoản 4 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

1.2.4.4. Quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Theo Luật sở hữu trí tuệ đối tƣợng của sở hữu trí tuệ gồm 3 nhóm chính (i) Sở hữu công nghiệp (ii) bản quyền tác giả (iii) quyền liên quan đến giống cây trồng vật nuôi. Do đó, bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với 03 đối tƣợng nêu trên đều đƣợc coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã đƣợc pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, chuyện xâm phạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam thực tế đã và đang diễn ra rất phổ biến. Đó có thể là xâm phạm sở hữu trí tuệ với những mặt hàng cao cấp đến những sản phẩm thấp hơn nhƣ các văn hóa phẩm lậu đĩa CD writer, VCD, DVD… cho đến các dụng cụ, phụ trang kềm, kéo, áo quần... Gần đây nhất, đồ nhái còn len vào thực phẩm tiêu dùng, một lĩnh vực tiêu thụ quan trọng trong đời sống của hơn 90 triệu dân.

Chuyện hai doanh nghiệp mì tôm trong nƣớc “đấu” nhau chỉ quanh gói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo trên địa bàn quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 44)