Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về quảng cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo trên địa bàn quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 70)

7. Kết cấu đề tài

1.5.1. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về quảng cáo

Hệ thống văn bản pháp luật (pháp chế) là yếu tố cơ bản, là luật gốc để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong từng lĩnh vực chuyên ngành. Trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa, Luật quảng cáo ra đời đã tạo ra bƣớc chuyển biến mới cho hoạt động quản lý nói chung và pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng đã tồn tại nhiều khuyết điểm trong suốt thời gian dài mà bản thân Pháp lệnh quảng cáo không thể giải quyết triệt để. Tuy nhiên, Luật quảng cáo năm 2012 qua 5 năm thực hiện đã bọc lộ những hạn chế, bất cập so với thực tế phát triển, yêu cầu từ đời sống xã hội, yêu cầu của hoạt động thƣơng mại, và quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế. Các văn bản xử lý vi phạm hành chính và chế tài xử lý chƣa đồng bộ và hoàn thiện cũng là nguyên nhân gây ra những ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc, đến quá trình kiểm tra, xử lý sai phạm. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nƣớc về quảng cáo cần tập trung nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quảng cáo, nhất thể hóa và tập trung các nội dung, quy định về hoạt động quảng cáo trong một văn bản luật thống nhất “Luật quảng cáo” để từ đó xây dựng và hoàn thiện các văn bản xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo; thống nhất về chủ thể quản lý và đối tƣợng điều chỉnh, phạm vi áp dụng… tránh tình trạng chồng chéo, trùng lặp, thiếu thống nhất của nhiều văn bản pháp luật, do nhiều cơ quan khác nhau ban hành nhƣ hiện nay nhằm nâng cao hiệu lực, hiêu quả công tác quản lý, kiểm tra, xử lý trong hoạt động quảng cáo. Đồng thời, đây cũng là cơ sở quan trọng thúc đẩy ngành quảng cáo phát triển, đi đúng định hƣớng và phù hợp xu hƣớng phát triển của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công nghệ.

1.5.2. Năng lực, trình độ nhận thức pháp luật về quảng cáo và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

Trong hoạt động quản lý nhà nƣớc bên cạnh sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thì yếu tố con ngƣời là rất quan trọng. Văn bản pháp luật có thể đi vào thực tế, có phát huy đƣợc hiệu lực hay không phụ thuộc phần lớn vào quá trình áp dụng và thực thi pháp luật. Để áp dụng pháp luật và đƣa pháp luật đúng, đủ trong hoạt động công vụ vào đời sống xã hội đòi hỏi yêu cầu cao về năng lực, về nhận thức, ý thức và trách nhiệm công vụ của công chức đƣợc trao quyền. Vì vậy, việc trao quyền cho công chức thực thi công vụ là điều rất cần thiết; để kịp thời kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các vi phạm trong thực thi công vụ. Hình thức giao trách nhiệm cụ thể này giúp đánh giá năng lực của công chức đƣợc giao nhiệm vụ, công vụ, là cơ sở để đánh giá chất lƣợng thực

thi nhiệm vụ và phân loại công chức hàng năm. Đồng thời, đòi hỏi thủ trƣởng đơn vị khi trao quyền cũng cần có cơ chế giám sát công chức để sớm ngăn chặn các hành vi tiêu cực dễ phát sinh khi đƣợc trao quyền nhƣ lợi ích cá nhân, dung túng, bao che cho các đơn vị quảng cáo sai phạm; lợi ích nhóm hay tính cả nể trong thi hành công vụ và có biện pháp xử lý kịp thời sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ đƣợc giao.

1.5.3. Nhận thức của cá nhân, tổ chức có liên quan về quảng cáo

Cần nhận thức rằng quảng cáo từ lâu đã không còn chỉ là dịch vụ của nền kinh tế thƣơng mại mà tự thân đã chuyển hóa thành một mặt hàng thƣơng mại và ngang hàng với sản phẩm khác. Quảng cáo góp phần kích thích tăng trƣởng thị trƣờng, tạo môi trƣờng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, truyền bá các giá trị văn hóa,... chấn chỉnh hoạt động quảng cáo cần gắn với thực tế, với lợi ích chung của xã hội và sự đồng thuận trong công tác quản lý, kiểm tra, xử lý của các ngành đƣợc trao quyền. Các cơ quan khi ban hành chính sách cần nắm rõ thực tế, thống nhất với nhau trong hoạt động và mục tiêu, quá trình triển khai cần nghiên cứu, khảo sát trên quy mô cả nƣớc, giải quyết hài hòa giữa lợi ích ngƣời dân, đơn vị quảng cáo và đơn vị kinh doanh để quảng cáo hoạt động đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, sự khác biệt về đặc thù địa phƣơng, đặc thù từng loại hình quảng cáo sẽ có những phƣơng thức thực hiện và các biểu hiện khác nhau, chúng có thể gây khó khăn trong công tác quản lý và sự đồng nhất về chính sách giữa các cơ quan. Do đó, các cơ quan chức năng có nhiệm vụ ban hành chính sách cần nghiên cứu để đƣa ra quy định cụ thể, phù hợp từng địa phƣơng, từng loại hình quảng cáo tránh tình trạng máy móc, khuôn mẫu, phụ thuộc vào ý chí ngƣời quản lý; Tình trạng “mạnh ai nấy làm” và làm cho quảng cáo trở nên cứng nhắc trái với bản chất của chính nó “quảng cáo là ngành sáng tạo nhất trong các ngành khoa học”. Đối với một số thành phố lớn nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà

Nẵng…là các thành phố kinh tế, thành phố du lịch; đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh đầu tàu kinh tế của cả nƣớc thì cần có một chính sách mở, thoáng hơn trong quy định về quảng cáo nhằm kích thích doanh nghiệp phát triển.

Việc chấn chỉnh hoạt động quảng cáo đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành và ý thức tuân thủ pháp luật của mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo và kinh doanh dịch vụ quảng cáo để pháp luật đƣợc thực hiện một các có hiệu lực, hiệu quả trong thực tế của xã hội để tạo điều kiện cho quảng cáo phát triển lành mạnh, đúng pháp luật.

1.5.4. Chế độ thông tin, báo cáo và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong thực thi pháp luật về quảng cáo

Trong công tác quản lý nhà nƣớc, để phát huy hiệu lực, hiệu quả của các văn bản pháp luật rất cần có sự phối hợp giữa nhiều ngành có liên quan. Cơ chế báo cáo và thông tin qua lại là điều kiện quan trọng để thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong công vụ; cho nên có thể làm nảy sinh mâu thuẫn về quyền hạn và trách nhiệm mỗi bên, vì thế, nếu các ngành không đƣợc phân công nhiệm vụ rõ ràng, không có thông tin qua lại và không có quy chế phối hợp cụ thể sẽ dễ xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc”, hoặc “mạnh ai nấy làm”; đây đƣợc xem là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nƣớc. Tuy nhiên, thời gian qua vấn đề về chế độ thông tin, báo cáo và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung và hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý hoạt động quảng cáo nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và thiếu sự thống nhất từ cơ quan Trung ƣơng đến chính quyền địa phƣơng. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý về quảng cáo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về quảng cáo trong thời gian tới cần thực hiện tốt hơn nữa cơ chế thông tin, báo cáo và phối hợp giữa các cơ quan có liên quan là vấn đề cần đƣợc chú trọng và quan tâm thực hiện.

Tiểu kết chƣơng 1

Pháp luật là công cụ tất yếu trong công tác quản lý nhà nƣớc nói chung. Trên từng lĩnh vực quản lý xã hội pháp luật về chuyên ngành sẽ có những điều chỉnh riêng các quan hệ xã hội phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nƣớc (cơ quan quản lý) và ngƣời chấp hành (cá nhân, doanh nghiệp). Luật quảng cáo năm 2012 ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động quảng cáo và là cơ sở để xây dựng, ban hành các chế tài xử lý sai phạm trong hoạt động quảng cáo. Pháp luật về quảng cáo có khả năng đƣợc tổ chức thực hiện có hiệu lực, hiệu quả trong thực tế, có đáp ứng đƣợc với sự phát triển của kinh tế - xã hội ngoài việc bản thân nó phải hoàn chỉnh, phải phù hợp thì cũng đòi hỏi sự phối hợp với các nhân tố khác nhƣ: Năng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm của cơ quan chuyên môn, của cán bộ, công chức thực thi công vụ; Sự nhận thức và ý thức của cá nhân có liên quan về công vụ và công việc đƣợc giao; Về chế độ thông tin, báo cáo và cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, cơ quan có liên quan…sẽ quyết định đến chất lƣợng và hiệu quả của pháp luật trên thực tế. Trong đó, vai trò, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn đƣợc trao quyền và của chính quyền địa phƣơng nơi tổ chức thực thi pháp luật có vai trò hết sức lớn. Nếu các đơn vị này không ý thức đƣợc vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực thi nhiệm vụ, công vụ thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả. Vì vậy, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và tuân thủ trong khuôn khổ pháp luật của chính quyền địa phƣơng, cơ quan quản lý nhà nƣớc về văn hóa và công chức văn hóa là điều hết sức cần thiết và đƣợc quan tâm trong công tác triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về quảng cáo nói riêng và quản lý nhà nƣớc nói riêng.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH THỜI GIAN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2016

2.1. Một số hành vi phạm trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Tân Bình trong thời gian qua

2.1.1. Hành vi quảng cáo gây mất mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao, an toàn xã hội.

Tình trạng phát tờ rơi cũng là hành vi đang diễn ra khá phổ biến tại các giao lộ lớn trên địa bàn quận Tân Bình nhƣ Vòng xoay Lăng Cha Cả, Ngã tƣ Bảy Hiền, Mũi tàu Trƣờng Chinh-Cộng Hòa …mà vẫn chƣa đƣợc xử lý nghiêm. Hầu hết việc xử lý mới dừng lại ở việc tịch thu tờ rơi hoặc phạt ngƣời phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hƣởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội; đối với ngƣời có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đƣợc phát quảng cáo trên tờ rơi chƣa thể xử lý đến thời điểm hiện tại. Khi đƣợc Phòng Văn hóa và Thông tin quận mời đến để làm việc về hành vi sai phạm này các đơn vị thực hiện cố tình lẩn tránh, làm ngơ không đến theo yêu cầu. Để xử phạt vi phạm hành chính theo đúng trình tự, thủ tục quy định thì hành vi vi phạm hành chính thì phải lập đƣợc biên bản vi phạm, đƣợc ngƣời vi phạm thừa nhận hành vi hoặc có ngƣời chứng kiến vụ việc vi phạm xác nhận. Trong trƣờng hợp lập biên bản và ban hành quyết định xử phạt vắng mặt thì phải gửi thƣ mời cho đơn vị vi phạm ít nhất 3 lần, có biên lai vận chuyển của Bƣu điện xác nhận đã gửi thƣ thành công đến địa chỉ. Nếu đơn vị vi phạm cố tình lẩn tránh, không đến làm việc theo yêu cầu thì cũng không có biện pháp xử lý khác để cƣỡng chế chấp hành vì: theo quy định hiện tại hành vi vi phạm này mới chỉ dừng lại ở mức xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, để đơn giản cho hoạt động công vụ, các công chức, đơn vị trong thị hành công vụ thƣờng chỉ tịch thu tờ rơi của ngƣời thực hiện hoặc xử phạt nhắc nhở đối với ngƣời thực hiện

(hầu hết ngƣời thực hiện hành vi vi phạm này là sinh viên làm thêm hoặc ngƣời lao động nghèo) dẫn đến tính chất răn đe và hiệu quả thực thi pháp luật không cao, các đơn vị này đƣợc đà tái phạm nhiều lần.

2.1.2. Quảng cáo không phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội của Việt Nam

Nền kinh tế thị trƣờng đang có những tác động rất lớn làm chuyển đổi mạnh mẽ xã hội nƣớc ta trong đó phải kể đến yếu tố văn hóa; các giá trị đạo đức, văn hóa, thuần phong, mỹ tục của xã hội đƣợc thể hiện rõ nét trong các sản phẩm văn hóa từ ngôn ngữ, hành vi đến các hình thức biểu hiện bên ngoài...mà trong đó hình ảnh quảng cáo là sản phẩm đặc trƣng rõ nét nhất. Địa bàn quận Tân Bình thời gian qua cũng xuất hiện rộ lên các hình thức quảng cáo bằng hình thức nhƣ gắn, dán, đặt, treo các bảng quảng cáo trên cây xanh, trụ điện tại các điểm di tích, lịch sử; các khu vui chơi giải trí…với những từ ngữ, nội dung, hình ảnh phản cảm, ngôn ngữ gây hiểu nhầm cho trẻ em nhƣng không đƣợc kiểm soát nội dung, không có văn bản chấp thuận của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố. Các sản phẩm quảng cáo chƣa đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thẩm duyệt về nội dung quảng cáo, về chất lƣợng sản phẩm, giá cả (Hình 2.2, phụ lục 1)

Việc kiểm tra, xử phạt cũng gặp khó khăn do không có bằng chứng để chứng minh nội dung vi phạm trên do chính các công ty sản xuất sản phẩm vi phạm; thông thƣờng khi đƣợc mời đến làm việc các đơn vị có sản phẩm quảng cáo thƣờng đổ lỗi cho các đại lý phân phối, đại lý kinh doanh bán lẻ quảng cáo để bán hàng trên địa bàn.

2.1.3. Quảng cáo vi phạm các điều cấm của Luật quảng cáo

Mặc dù Luật quảng cáo năm 2012 tại Điều 8 đã quy định một số hành vi cấm quảng cáo. Trong đó có “Cấm quảng cáo thuốc lá” và “Cấm quảng cáo rƣợu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên” tuy nhiên, các hành vi vi phạm này lại

đang diễn ra khá phổ biến trên địa bàn; từ các cơ sở kinh doanh tạp hóa nhỏ lẻ, các tủ thuốc di động đặt ở vỉa hè đến các nhà hành, quán ăn sang trọng rất giễ để nhìn thấy

Hình 2.3. Poster quảng cáo thuốc đƣợc các công ty thuốc lá dán khắp

nơi tại các cửa hàng kinh doanh tạp hóa (Ảnh: TL).

Để quảng bá rộng hơn và để thu hút các đối tƣợng khách hàng để ý đến sản phẩm của mình các công ty sản xuất thuốc lá cũng rất mạnh tay chi ra khoản phí cao để đƣợc đặt các tủ mẫu trƣng bày sản phẩm ở những vị trí đẹp của các cửa hàng, quán ăn lớn với những bảng quảng cáo lớn, tủ mẫu thuốc. Ngoài ra, thuốc lá còn đƣợc dùng làm sản phẩm khuyến mại khi mua cùng với sản phẩm khác tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các quán cà phê…trên địa bàn cũng là một trong chiến dịch quảng cáo khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm thuốc là của công ty mình đang diễn ra rất phổ biến mặc dù nội dung này Luật quảng cáo quy định cấm (xem thêm Hình 2.4, phụ lục 1).

Cùng với thuốc lá, các công ty sản xuất và kinh doanh rƣợu cũng không ngần ngại khi trƣng bày các mẫu rƣợu khắp các quán ăn, quán nhậu, Bar trên địa bàn mà không cần quan tâm đến quy định của pháp luật. Còn các chủ cơ sở kinh doanh thì hầu nhƣ không biết về quy định cấm quảng cáo các sản phẩm này.

Hình 2.5. Bảng quảng cáo sản phẩm rƣợu ngoại nhập Vodka Men có

độ cồn 29,5% đƣợc gắn quảng cáo tại một quán ăn trên đƣờng Nguyễn Đức Thuận, phƣờng 13, quận Tân Bình, (Ảnh: TL)

Cùng nằm trong hạng mục cấm quảng cáo; các hành vi vi phạm quy định không quảng cáo tại trụ sở cơ quan, đơn vị lực lƣợng vũ trang, trƣờng học, bệnh viện theo Điểm b Khoản 1 Điều 33 Luật quảng cáo và Thông tƣ 19/2013/TT-BXD hƣớng dẫn thi hành Luật quảng cáo. Bảng quảng cáo phải đặt cách khuôn viên các cơ quan Đảng, nhà nƣớc, đoàn thể, lực lƣợng vũ trang, trƣờng học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, các cơ quan ngoại giao và các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo trên địa bàn quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 70)