7. Kết cấu đề tài
3.3.1. Nâng cao vai trò của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Trong xu hƣớng phát triển hiện tại của nền kinh tế thế giới, quảng cáo đƣợc xem là một hoạt động thƣơng mại và đang có xu hƣớng chuyển sang thƣơng mại hóa toàn phần, là hoạt động có lợi nhuận. Quảng cáo không chỉ dừng lại trong phạm vi của một tỉnh, một vùng miền hay một quốc gia mà đã
và đang là xu thế của toàn cầu và hội nhập để có định hƣớng quy hoạch cụ thể, rõ ràng. Do đó, khi tham gia ký kết sân chơi kinh tế khu vực và quốc tế, chúng ta cũng phải chấp nhận những quy định chung các cam kết quốc tế mà mình đã ký với tƣ cách là thành viên. Vì vậy, công tác quản lý nhà nƣớc về quảng cáo của cơ quan Trung ƣơng cần thay đổi theo hƣớng:
Thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp Trung ƣơng (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cần chuyển dần vai trò của mình từ cơ quan phục vụ sang điều hành (từ ngƣời chèo đò sang ngƣời lái đò). Thực hiện xứng tầm vai trò, vị trí của một cơ quan nhà nƣớc cấp Trung ƣơng. Công tác quản lý nhà nƣớc cần đƣợc tập trung trong hoạt động xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo trên phạm vi quốc gia và quốc tế; Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quảng cáo; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực cho hoạt động quảng cáo; Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo; Tăng cƣờng cơ chế giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử ly sai phạm trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về quảng cáo…hơn là các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ hành chính đơn thuần nhƣ hiện tại. Các hoạt động quản lý hành chính mang tính chất chấp hành và thừa hành nên phân quyền và ủy quyền cho các cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới thực hiện sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ hai, nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền hạn đối với thanh tra chuyên ngành Thanh tra Bộ Văn hóa, Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao trong hoạt động quảng cáo. Chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý và đề xuất, tham mƣu cấp có thẩm quyền hoàn thiện các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo. Vai trò của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Các Phòng Văn hóa và Thông tin cấp cơ sở đang
thực hiện quá nhiều chức năng, nhiệm vụ khác trong hoạt động quản lý nhà nƣớc khiến cho công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý hoạt động quảng cáo đạt hiệu quả không cao, chƣa tạo đƣợc động lực cho ngành quảng cáo phát triển và đồng thời chƣa có chế tài xử lý nghiêm đối với các đối tƣợng vi phạm quảng cáo trên diện rộng, vi phạm nhiều lần hoặc nhiều nội dung. Việc đôn đốc, theo dõi chấp hành quyết định hành chính (bao gồm cả chấp hành tiền phạt và biện pháp khắc phục hậu quả) chƣa đƣợc thực hiện trọn vẹn dẫn đến một số không nhỏ các đơn vị kinh doanh dịch vụ quảng cáo vẫn chấp nhận nộp phạt nhƣng bảng quảng cáo thì vẫn tồn tại.
Thứ ba, cùng với đó để đảm bảo hiệu quả thực thi, Bộ Văn hóa và Thể thao cũng cần nghiên cứu phƣơng án trao thẩm quyền liên quan đến việc thực thi pháp luật về quảng cáo thƣơng mại cho một cơ quan chuyên trách, độc lập giống nhƣ mô hình của Mỹ, Pháp, Singapore...đang thực hiện để tổ chức các hoạt động về quảng cáo; thanh tra, kiểm tra các hoạt động quảng cáo trong phạm vi quốc gia và quan hệ quốc tế, ngăn chặn và xử lý kịp thời các sai phạm; cƣỡng chế hành chính về quảng cáo trong phạm vi cả nƣớc và quảng cáo xuyên quốc gia là điều cần thiết. Bởi hoạt động quảng cáo xuyên quốc gia dù muốn hay không nó đang diễn ra và cần một cơ quan chuyên ngành để quản lý