7. Kết cấu đề tài
3.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính trong quảng cáo
3.1.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quảng cáo
Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Luật Quảng cáo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sáng ngày 29/9/2017 tại Đà Nẵng đã chỉ ra nhiều hạn chế cần phải khắc phục của Luật Quảng cáo năm 2012 do đó việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quảng cáo là nhiệm vụ hết sức cấp bách và quan trọng để đáp ƣng với tình hình mới và xu thế hội nhập quốc tế:
Thứ nhất, cần phải hoàn thiện về mặt thể chế: Việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về quảng cáo cần đƣợc xây dựng trên cơ sở hệ thống hoá, kế thừa các quy định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quảng cáo; đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quản lý và xây dựng pháp luật của các nƣớc trên thế giới. Tìm hiểu luật pháp một số nƣớc, nhất là những nƣớc có nền công nghiệp quảng cáo phát triển, sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ quảng cáo khá đầy đủ, chi tiết, nằm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Pháp luật quy định những điều đƣợc làm hay không đƣợc làm, nội dung, hình thức, cách thức tổ chức hoạt động quảng cáo, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quảng cáo. Chẳng hạn nhƣ pháp luật quảng cáo của Mỹ, của Pháp, Singapore, Úc…
Thứ hai, hoạt động quảng cáo không chỉ bị điều chỉnh bởi pháp luật riêng về quảng cáo mà còn bị điều chỉnh bởi nhiều văn bản luật có liên quan. Vì thế, pháp luật về quảng cáo phải đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với quy định của Luật Báo chí 1989, Luật Xuất bản 1993, Pháp lệnh Bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng 1999, Luật Cạnh tranh 2004, Bộ luật Dân sự, Luật Thƣơng mại, Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản luật có liên quan khác. Sự phù hợp và thống nhất giữa các văn bản luật cùng quy định về một vấn đề sẽ giúp giảm bớt những thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động quảng cáo, đồng thời tạo điều kiện cho việc quản lý của Nhà nƣớc đƣợc hiệu quả. Tuy nhiên, cần điều chỉnh những văn bản luật ra đời đã lâu mà trong đó chứa đựng một số quy định không còn phù hợp hoặc chƣa điều chỉnh đến những vấn đề phát sinh sau đó. Vì thế khi sửa đổi pháp luật về quảng cáo theo hƣớng phù hợp với tình hình hiện nay và cũng cần dự đoán trƣớc những thay đổi trong tình hình mới. Điều này đảm bảo cho văn bản luật có một sự ổn định tƣơng đối, không phải chờ đến lúc phát sinh những điều kiện mới thì lại ra thêm một nghị định hay thông tƣ để hƣớng dẫn.
Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật quảng cáo phải trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm tổ chức, quản lý hoạt động quảng cáo và thực hiện pháp luật quản lý nhà nƣớc về quảng cáo trong thời gian qua; phát huy những thành tựu đã đạt đƣợc, khắc phục những thiếu sót, hạn chế, bảo đảm để hoạt động quảng cáo phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện các văn bản xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo không chỉ đơn thuần là tăng cao mức phạt tiền đối với hành vi phạm mà cần phải hƣớng tới các chế tài và biện pháp xử lý khác để hiệu quả hơn, nâng cao chất lƣợng ban hành pháp luật về xử lý và quản lý để pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống và có tính chất bền vững hơn
3.1.1.2. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật quảng cáo
Từ lý luận và thực tiễn của xã hội Việt Nam, có thể thấy quảng cáo cần đƣợc nhìn nhận đó là một ngành thƣơng mại, thâm chí là ngành thƣơng mại siêu lợi nhuận. Vì vậy, nó cần đƣợc điều chỉnh bằng một hệ thống các quy
phạm pháp luật rất rộng lớn hơn, hàm chứa nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác với nhau và đƣợc đầy đủ. Sự cần thiết tập trung các quy định về hoạt động quảng cáo (kể cả quảng cáo thƣơng mại) tản mạn ở các văn bản pháp luật khác về Luật quảng cáo và các Nghị định xử phạt trong lĩnh vực quảng cáo là điều hết sức cần thiết và quan trọng trong quản lý nhà nƣớc nói chung và hoạt động quảng cáo nói riêng.