Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo trên địa bàn quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 47)

7. Kết cấu đề tài

1.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo

trong pháp luật quảng cáo còn khá chung chung, chƣa cụ thể. Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự, rất khó để xác định thế nào là quảng cáo gian dối “gây hậu quả nghiêm trọng”. Chính sự không rõ ràng, cụ thể của pháp luật đã dẫn đến việc lúng túng trong quản lý hoạt động quảng cáo của Nhà nƣớc cũng nhƣ việc áp dụng các quy định pháp luật của ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp. Thứ ba, mức xử phạt hành chính đối với các vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo hiện nay còn nhẹ, không đáng kể so với mức chi phí khổng lồ mà các doanh nghiệp bỏ ra để quảng cáo. Thậm chí có doanh nghiệp dù biết là vi phạm nhƣng vẫn sẵn sàng nộp phạt. Do đó, với mức xử phạt nhƣ thế, dù đã đƣợc đặt ra nhƣng đôi khi không có tác dụng trong thực tế [29].

1.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo cáo

Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo”( Khoản 3 Điều 11 Luật quảng cáo năm 2012). Theo đó, ngày 12/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo để cụ thể hóa nội dung trên theo quy định của Luật quảng cáo; và đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 bao gồm các chức danh quy định tại các Điều 80, 81, 82 và 83 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 và các Điều 83a, 83b, 83c, 83d Nghị định số 28/2017 ngày 20/3/2017 có: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, những ngƣời có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra

(Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thanh tra Thông tin và Truyền thông; Thanh tra Y tế; Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Thanh tra Xây dựng; Thanh tra Giao thông vận tải; Thanh tra Khoa học và Công nghệ; Thanh tra Lao động, Thƣơng binh và Xã hội; Thanh tra Tài nguyên và Môi trƣờng), Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan, cơ quan Thuế; Quản lý thị trƣờng và công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì đƣợc quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.

Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo khá rộng, tƣơng ứng với mỗi chức danh sẽ có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt hành chính khác nhau: Cảnh cáo; Phạt tiền; Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; Trục xuất… tuân theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng hành vi vi phạm và lĩnh vực ngành cụ thể do chính phủ quy định.

1.4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo đƣợc thực hiện theo đúng thủ tục của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 với các bƣớc theo trình tự quy định sau:

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính (Điều 55). Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính đƣợc ngƣời có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính đƣợc thực

hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản (Điều 56)

Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính (Điều 57)

Lập biên bản vi phạm hành chính (Điều 58)

Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (Điều 59)

Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt (Điều 60)

Giải trình (Điều 61)

Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính (Điều 62, 63)

Sử dụng phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính (Điều 64)

Những trƣờng hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 65)

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 67)

Thủ tục thi hành các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 73)

Cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 86)

Đồng thời, Điều 66 Luật quảng cáo cũng quy định thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

Ngƣời có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trƣờng hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trƣờng hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết

định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trƣờng hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trƣờng hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì ngƣời có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trƣởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không đƣợc quá 30 ngày.

Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khoản 3 Điều 63 của Luật này, ngƣời có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhƣng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nƣớc hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lƣu hành. .

Trong trƣờng hợp ngƣời có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo trên địa bàn quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 47)