Nhận định đánh giá chung về thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dưng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh quảng trị (Trang 70 - 77)

quản lý Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện tỉnh Quảng Trị

* Ưu điểm

Trong quá trình thực hiện các Nghị quyết về Chiến lược cán bộ, cấp ủy huyện đã coi trọng lãnh đạo các khâu trong công tác cán bộ, từ tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí, sử dụng đến quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, chú trọng đến năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nên chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của các TTBDCT ngày càng được nâng lên.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý các TTBDCT đều giữ vững lập trường tư tưởng, có phẩm chất đạo đức, luôn trung thành và tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng, Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo. Có ý thức tôn trọng và biết phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ được mối liên hệ tốt với nhân dân, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật.

Đội ngũ cán bộ quản lý các TTBDCT luôn cần cù, chịu khó học hỏi, đổi mới tư duy, do đó trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý tăng lên qua mỗi nhiệm kỳ, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn, tạo chuyển biến quan trọng về kinh tế-xã hội, góp phần ổn định chính trị và thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của địa phương.

Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các TTBDCT có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, trong những năm qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cấp ủy và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố đã có sự quan tâm và đánh giá cao vị trí và vai trò của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện nên đã có sự đầu tư quản lý về nội dung chương trình giảng dạy, biên chế cán bộ và cơ sở vật chất, điều này được thể hiện cụ thể như sau:

- Về số lượng: Đội ngũ cán bộ quản lý các TTBDCT được cấp ủy quan tâm xây dựng phát triển tương đối đồng đều, đủ về số lượng, hầu hết các giám đốc trung tâm đều tham gia cấp ủy.

- Về cơ cấu: Trong quá trình quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, các địa phương rất quan tâm đến việc cơ cấu đội ngũ, đảm bảo sự kế thừa giữa các thế hệ đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, nữ nên đã phát huy tốt vài trò quản lý.

- Về chất lượng: Các địa phương đã rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý như bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, có khả năng sư phạm tốt, do vậy trong quá trình quản lý, giảng dạy, đội ngũ cán bộ quản lý đã kết hợp tốt kiến thức lý luận gắn với thực tiễn ở địa phương.

Giám đốc, phó giám đốc các TTBDCT đều là những cán bộ chủ chốt ở địa phương, có nhiều năm công tác ở lĩnh vực giáo dục, lý luận chính trị, nên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối chủ trương của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đây là lực lượng nòng cốt đảm bảo định hướng chính trị trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở.

Tất cả cán bộ quản lý được trang bị những kiến thức về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, có thâm niên trong công tác. Vì vậy, hầu hết cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn khá, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị.

Cán bộ quản lý các TTBDCT có đạo đức, lối sống trong sáng, giản dị, được tín nhiệm cao trong cơ quan, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức, chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Về năng lực quản lý: hầu hết các cán bộ quản lý ở các trung tâm đều năng động, tích cực và nhạy bén với công việc, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

* Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các TTBDCT trong thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém sau:

Đội ngũ cán bộ quản lý các TTBDCT tuy đông nhưng trình độ không đều, còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa được đào tạo cơ bản hệ thống; một số cán bộ quản lý, chuyển biến tư duy còn chậm, chủ quan, làm việc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, không chịu khó học tập nâng cao trình độ, đúc rút kinh nghiệm, dẫn đến bất cập trong xử lý công việc, nhất là những tình huống mới phát sinh từ thực tiễn.

Đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có trình độ học vấn cao nhưng còn thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý; số lượng cán bộ nữ giữ các chức vụ quản lý còn ít.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chưa mang tính đồng bộ, chưa thật sự gắn với cơ cấu của các TTBDCT. Chưa chú trong đúng mức đến

đào tạo nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, hiện nay hầu hết các TTBDCT chưa có cán bộ trên đại học.

Các chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần, thu hút nhân tài, hỗ trợ học tập nâng cao trình độ tuy đã có song chế độ còn thấp. Cơ sở vật chất, trụ sở làm việc ở một số trung tâm còn nghèo nàn, lạc hậu, dẫn đến chưa động viên khuyến khích được cán bộ phấn đấu phát huy hết khả năng trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.

Do quan niệm chưa thật sự đúng đắn về vị trí và vai trò của các TTBDCT là nơi bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác Đảng, công tác hội, đoàn thể cho cán bộ cơ sở. Vì vậy, cần phải đào tạo những cán bộ có khả năng nghiên cứu, tham mưu đề xuất cải tiến, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

Có thể nói đây là một vấn đề cần được nhìn nhận một cách đúng đắn. Bởi vì giáo dục lý luận chính trị cũng là một bộ phận của sự nghiệp giáo dục, tuy nhiên, nó có thể khác nhau về đối tượng, mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, hình thức tổ chức…nhưng quy trình quản lý giáo dục, quản lý trường học cần phải thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, cán bộ quản lý các TTBDCT cũng cần được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quản lý giáo dục một cách phù hợp để họ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị của các TTBDCT trong thời gian đến.

Năng lực vận dụng các quan điểm tư tưởng của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ở một bộ phận cán bộ quản lý còn có những hạn chế nhất định, thiếu tính chủ động, thiếu sâu sát trong giải quyết công việc; trong kiểm tra đánh giá và xác định rõ trách nhiệm còn có cán bộ quản lý đã bộc lộ những hạn chế

về công tác quản lý nhà trường, có biểu hiện lúng túng trong công tác triển khai chỉ đạo, tính năng động sáng tạo và quyết đoán chưa cao.

* Nguyên nhân

Nguyên nhân của những thành tựu:

Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết đúng đắn, kịp thời và toàn diện trên tất cả các mặt về công tác tổ chức cán bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển CNH,HĐH đất nước. Trên cơ sở đó, tỉnh ủy đã nghiên cứu và vận dụng sáng tạo sát với tình hình của địa phương để tạo nguồn và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý phát triển.

Cấp ủy huyện đã có sự quan tâm trong bố trí, đề bạt cán bộ nên hầu hết các cán bộ quản lý của Trung tâm đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Cán bộ quản lý các trung tâm đã xác định đúng đắn vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình nên đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nguyên nhân của những hạn chế:

Công tác cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của các TTBDCT chưa xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho cán bộ quản lý các TTBDCT phù hợp với yêu cầu đổi mới. Từ đó, làm hạn chế đến việc quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá bổ nhiệm.

Các văn bản quy định để làm cơ sở cho việc tổ chức xây dựng TTBDCT chưa được rõ ràng. Trung tâm cũng là một trường nhưng về mặt nội dung là chịu sự quản lý của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, về biên chế thuộc cấp ủy huyện, tài chính thuộc Ủy ban nhân dân huyện, vì vậy, nên rất khó khăn trong việc quản lý và hoạt động.

Nguồn kinh phí cấp hằng năm cho hoạt động của Trung tâm rất ít nên không đáp ứng được yêu cầu hoạt động, các trung tâm luôn bị động trong thực hiện kế hoạch.

Hầu hết cán bộ quản lý chưa được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm, trách nhiệm. Một bộ phận cán bộ quản lý thiếu tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.

Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các TTBDCT cho thấy cần phải có các biện pháp phù hợp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các TTBDCT để đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp đào tạo phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Tiểu kết chương 2

Trong những năm qua, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các TTBDCT cấp huyện, thị, thành phố đã đạt được những kết quả rất quan trọng, đội ngũ cán bộ quản lý các TTBDCT đều giữ vững lập trường tư tưởng, có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý tốt đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý vẫn còn những hạn chế, có nhiều nguyên nhân tác động và ảnh hưởng đến sự hạn chế, trong đó nguyên nhân cơ bản nhất là công tác cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của các TTBDCT chưa xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho cán bộ quản lý các TTBDCT phù hợp với yêu cầu đổi mới. Do đó việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các TTBDCT là vấn đề trọng yếu, là những yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm.

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dưng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh quảng trị (Trang 70 - 77)