tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện tỉnh Quảng Trị
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 20/8/2002 về việc luân chuyển cán bộ công chức. Cấp ủy các huyện, thị, thành phố đã triển khai thực hiện điều động, luân chuyển các bộ quản lý các TTBDCT. Trong quá trình thực hiện công tác điều động luân chuyển cán bộ, quản lý các trung tâm, cấp ủy huyện luôn lấy quy hoạch làm căn cứ, gắn với việc sắp xếp kiện toàn tổ chức, bố trí, sử dụng cán bộ quản lý và quan tâm đến chính sách động viên, hỗ trợ vật chất đối với cán bộ luân chuyển.
Theo quy định, căn cứ vào yêu cầu công tác, trình độ năng lực, tư cách đạo đức, cán bộ lãnh đạo từ phó giám đốc các TTBDCT trở lên đều có thể xem xét điều động, luân chuyển đến các vị trí phù hợp.
Sau gần 18 năm cấp ủy các huyện, thị, thành phố đã tiến hành luân chuyển 20 cán bộ quản lý và dự nguồn các chức danh lãnh đạo quản lý của các TTBDCT. Nhìn chung, ở bất kỳ ở cương vị công tác nào, các cán bộ quản lý đều khẳng định khả năng của mình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Các cấp uỷ đã tiến hành bổ nhiệm, luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý giữa các TTBDCT góp phần điều chỉnh cơ cấu về độ tuổi, giới tính, chuyên môn đào tạo giữa các đơn vị. Từ đó, đã tạo sự thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng đối với việc luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ. Việc luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng, coi đây là một trong những khâu đột phá, có tính chiến lược trong công tác cán bộ, nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các trung tâm.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc tuyển chọn, luân chuyển bổ nhiệm ở các TTBDCT chỉ ở mức độ hẹp, còn nhiều mặt hạn chế: đa số trường hợp luân chuyển chưa dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, mới chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt; một số trường hợp chưa được nghiên cứu kỹ, nên việc điều động cán bộ chưa hợp lý; chưa làm tốt công tác tư tưởng đối với một số cán bộ được điều động đi cơ quan khác; nhận thức của một số cán bộ và cấp ủy đảng đối với công tác luân chuyển cán bộ chưa đúng đắn. Có đồng chí khi có quyết định thuyên chuyển công tác, còn vì suy tính cá nhân hoặc ngại khó, ngại khổ mà chưa thực hiện sự tự giác, tự nguyện nhận nhiệm vụ mới. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Chưa tạo được sự thống nhất nhận thức trong cán bộ về sự cần thiết, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luân chuyển bổ nhiệm cán bộ.
- Chưa có kế hoạch luân chuyển cán bộ gắn với quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ một cách cơ bản, lâu dài ở các trung tâm.
- Chưa có chính sách, chế độ thỏa đáng tạo điều kiện làm việc và sinh hoạt thuận lợi cho cán bộ được điều động đến nơi công tác mới.