Nhóm các biện pháp về nhận thức, tổ chức, quản lý hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dưng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh quảng trị (Trang 83 - 89)

Đây là nhóm biện pháp có tính chất tiền đề, điều kiện cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm, bao gồm 3 biện pháp sau:

* Biện pháp 1: Tạo sự chuyển biến trong nhận thức của lãnh đạo các ngành, các cấp về vị trí, vai trò Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị và đội ngũ cán bộ quản lý trong tình hình mới.

Trước hết, cần tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức của lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị. Thực tế trong những năm vừa qua, nơi nào được sự quan tâm của cấp ủy, Ủy ban nhân dân cấp huyện thị, thành phố thì nơi đó có nhiều thuận lợi trong hoạt động, trong việc tổ chức xây dựng bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý. Ngược lại, nơi nào không được cấp ủy và ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố quan tâm thì luôn gặp khó khăn trong hoạt động, như: đầu tư con người, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, nhất là việc thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ công chức và cho học viên. Từ đó, đã tạo sự chuyển biến về nhận thức của lãnh đạo các ngành, các cấp, các cơ quan quản lý cấp trên là một việc có ý nghĩa rất to lớn quyết định cho nhiều giải pháp có liên quan đến tổ chức, hoạt động của trung tâm.

Vì vậy, cần phải xây dựng nhận thức đúng đắn, tạo ra sự chuyển biến tích cực về thái độ và trách nhiệm của mỗi người, từ những cán bộ công chức đến những cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm giữ những trọng trách ở Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị. Trong hoạt động thực tiễn, nhận thấy rằng Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị và đội ngũ cán bộ quản lý chỉ thực sự phát huy vai trò tác dụng của mình trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở cơ sở khi nhận thức đúng đắn trách nhiệm đã được giao phó.

Chuyển biến nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ công chức của Trung tâm là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ. Để đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của trung tâm không thể không có sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thúc đẩy của lãnh đạo các cấp mà trước hết

và trực tiếp là cấp ủy, ủy ban nhân dân các cấp. Trong đó, có sự lãnh đạo của Tỉnh ủy mà trực tiếp là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Cần phải tạo được sự chuyển biến về nhận thức và tư tưởng, trước hết, trong các cơ quan quản lý có liên quan từ Trung ương đến địa phương, từ cán bộ quản lý đến cán bộ công chức của từng trung tâm. Phân định rõ trách nhiệm của các lực lượng tham gia, trong đó, vai trò chủ lực là trung tâm, cần phải tiến hành cuộc vận động, tạo sự chuyển biến về nhận thức.

Thực tế hoạt động có hiệu quả của trung tâm là cơ sở quan trọng để tác động đến nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành.

* Biện pháp 2: Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy và các chế định có liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện, thị thành phố tỉnh Quảng Trị.

* Về tổ chức bộ máy: Hạn chế lớn nhất về tổ chức bộ máy của các TTBDCT trong thời gian qua là chưa ổn định, phụ thuộc rất nhiều về khâu lãnh đạo, quản lý như: Trung tâm do cấp ủy huyện, thị thành phố thành lập và trực tiếp lãnh đạo quản lý; ủy ban nhân dân huyện, thị thành phố quản lý về cơ sở vật chất, thiết bị và cấp kinh phí hoạt động; Ban Tuyên giáo huyện giúp cấp ủy huyện quản lý về mặt nội dung các hoạt động theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Tuyên giáo Trung ương; Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ phương pháp sư phạm cho cán bộ quản lý và cán bộ công chức các Trung tâm. Hiện nay, một số trung tâm không có giảng viên chuyên trách làm công tác giảng dạy, hướng dẫn, thảo luận học tập...Vì vậy, trong quá trình hoạt động, Trung tâm gặp nhiều khó khăn, thiếu tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện thức năng, nhiệm vụ.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, cần phải thực hiện biện pháp củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị đi vào

ổn định, mang tính khoa học; trên cơ sở đó, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn và có chất lượng.

Qua khảo sát thực trạng, nghiên cứu Quyết định 100-QĐ/TW về việc thành lập Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện, và Quyết định 185- QĐ/TW, phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý trung tâm, cán bộ phòng Giáo dục lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, tôi nhận thấy rằng về tổ chức bộ máy của trung tâm hiện nay có nhiều vấn đề cần quan tâm như sau:

- Về tên gọi “Trung tâm Bồi dưỡng chính trị” nên đổi lại “Trường Chính trị huyện (thị, thành phố)..., mục đích là để có điều kiện thực hiện các quy định, quy chế, chế độ chính sách đối với người dạy và người học.

- Nên có sự thống nhất về đầu mối lãnh đạo trung tâm, tránh chồng chéo về chức năng, về mối quan hệ quản lý của các cơ quan cấp trên.

Đề xuất 2 phương án sau đây:

+ Phương án 1: Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện là cơ quan trực thuộc cấp ủy huyện, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn về mặt nội dung, chương trình bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ...Đây là phương án tốt nhất vì nó bảo đảm được yêu cầu về chính trị, tư tưởng trong đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ ở cơ sở.

+ Phương án 2: Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện là cơ quan trực thuộc cấp ủy huyện, do Trường Chính trị tỉnh đảm nhiệm nội dung chương trình, bồi dưỡng hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ...qua một số ý kiến của cán bộ quản lý trung tâm cho rằng muốn lựa chọn phương án này để thống nhất cùng một hệ thống từ Trung ương đến tỉnh và huyện.

- Về biên chế: nên tăng thêm từ 2-3 biên chế là giảng viên chuyên trách để giảng bài, theo dõi các lớp học, hướng dẫn thảo luận, sơ tổng kết rút kinh nghiệm và 01 cán bộ làm công tác thư viện. Đây cũng chính là vấn đề quy hoạch kế cận đội ngũ cán bộ quản lý ở trung tâm.

- Cần xây dựng quy chế hoạt động của trung tâm, trong đó, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng bộ phận, của từng cán bộ công chức làm cho tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Đây là một nội dung rất quan trọng, cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động quản lý của trung tâm hiệu quả.

- Tuyển chọn đội ngũ cán bộ công chức đủ chuẩn, đủ số lượng cần thiết theo phương châm chuẩn hóa, trẻ hóa, trí thức hóa.

* Xây dựng, hoàn thiện các chế định pháp lý có liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm.

Văn bản pháp quy là cơ sở pháp lý tạo sự ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình nhằm tạo ra những tác động thuận chiều cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Các văn bản pháp quy có liên quan đến tổ chức và hoạt động của trung tâm chưa đầy đủ và còn nhiều bất cập ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tổ chức bộ máy, quy chế hoạt động, các chế độ chính sách...Các chế định pháp lý đầy đủ và phù hợp với thực tế sẽ có tác dụng để các biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện có hiệu quả.

Các văn bản pháp quy phải được xây dựng trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, đồng thời, đúng quyền hạn ban hành. Các văn bản pháp quy phải có tính hiệu lực thi hành, muốn vậy, việc xây dựng phải bám sát thực tiễn tổ chức và hoạt động của các trung tâm nhằm giải quyết những tồn tại và bức xúc, khắc phục tình trạng vận dụng tùy tiện, mỗi nơi có cách làm có những quy định khác nhau có thể dẫn đến thiếu thống nhất trong thực hiện.

- Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các cơ quan nhà nước rà soát các chế định pháp lý, ban hành các văn bản liên quan đến công tác cán bộ, đến tổ chức bộ máy và hoạt động của Trung tâm

Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện, khắc phục những hạn chế ở một số chế định trong các văn bản pháp quy đã có.

* Biện pháp 3: Cải tiến công tác thanh tra, kiểm tra và công tác quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện, thị thành phố.

Thanh tra, kiểm tra trong quản lý giáo dục nhằm đánh giá, phát hiện, điều chỉnh, giúp đỡ đối tượng để tăng cường pháp chế, giữ vững kỷ cương, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Những ý kiến đề xuất qua kiểm tra, giám sát giúp cho các cấp quản lý có được những quyết định quản lý phù hợp nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế, hướng cho công tác cán bộ các trung tâm đi vào nền nếp hiệu quả. Thời gian qua, các trung tâm chưa tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách liên tục và có hệ thống. Trong thanh tra, kiểm tra, chưa chú trọng nhiều đến công tác quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý.

Thanh tra, kiểm tra đảm bảo thực hiện tốt mục đích đánh giá phát hiện điều chỉnh, giúp đỡ, đề phòng và giáo dục đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm. Phải thực hiện tốt các nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo tính pháp chế, tính khách quan, tính hiệu quả và tính giáo dục, đảm bảo quy trình thanh tra, kiểm tra từ khâu chuẩn bị tổ chức thanh tra, kết thúc thanh tra, sau thanh tra.

Củng cố hoàn thiện tổ chức bộ máy thanh tra từ Trung ương đến cơ sở. Xây dựng kế hoạch, nội dung thanh tra, hình thức thanh tra liên quan đến xây dựng, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và việc thực hiện các chế định pháp lý.

Tổ chức kiểm tra của đơn vị do ban giám đốc tiến hành như kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, qua kiểm tra để đánh giá phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, góp ý xây dựng điều chỉnh, xây dựng và thực hiện các

quy trình thanh tra. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm có những cảnh báo, dự báo cần thiết và đề xuất những giải pháp phù hợp.

Nhận thức đúng vai trò, tác dụng của thanh tra, kiểm tra trong công tác trong xây dựng đội ngũ cán bộ công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dưng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh quảng trị (Trang 83 - 89)