Khung phân tích đối với dự án cấp nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp phân tích chi phí và lợi ích vào dự án cấp nước sạch liên xã thanh lâm, đại thịnh, tam đồng, huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 30)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

1.4 Khung phân tích đối với dự án cấp nƣớc

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích kinh tế thông qua hệ số chuyển đổi (CF) từ giá tài chính sang giá kinh tế để xác định hiệu quả của dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế. Chi phí và lợi ích của dự án đƣợc xác định nhƣ sau:

1.5.1 C i p í ự n:

Chi phí dự án (kinh tế) = Chi phí dự án (tài chính) x hệ số chuyển đổi (CF)

1.5.2 Lợi íc n:

Lợi ích dự án (kinh tế) = Lợi ích dự án (tài chính) x hệ số chuyển đổi (CF) Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn, phân tích chỉ tập trung thu thập số liệu để ƣớc lƣợng lợi ích kinh tế có thể lƣợng hóa đƣợc nhƣ:

Lợi ích kinh tế từ việc cấp nƣớc cho ngƣời trƣớc đây không có nƣớc máy phải đi mua nƣớc nay chuyển sang tiêu dùng nƣớc máy và lợi ích kinh tế từ việc cấp nƣớc cho ngƣời đã dùng nƣớc giếng nay chuyển sang tiêu dùng nƣớc máy.

Từ đó có thể lập khung phân tích lợi ích kinh tế có thể lƣợng hóa đƣợc nhƣ sau:

- Khung phân tích lợi ích kinh tế từ việc cấp nƣớc cho ngƣời tiêu dùng trƣớc đây không có nƣớc máy phải đi mua (Bnƣớc mua) đƣợc trình bày tại Hình 1.1.

Hình 1. 1 Lợi ích của các hộ kết nối trƣớc đây phải đi mua nƣớc để dùng

Giá (VNÐ/m3)

Bnƣớc mua = Lợi ích thay thế từ việc tiết kiệm nguồn nƣớc + Lợi ích tăng thêm từ việc tiêu dùng nƣớc dự án

Bnƣớc mua = SQAAPnƣớc muaO + SQAACQC

- Khung phân tích lợi ích kinh tế từ việc cấp nƣớc cho ngƣời đã dùng nƣớc giếng nay chuyển sang tiêu dùng nƣớc máy (Bnƣớc giếng) đƣợc trình bày tại Hình 2.2.

Giá (VNÐ/m3)

Bnƣớc giếng = Lợi ích thay thế từ việc tiết kiệm nguồn nƣớc + Lợi ích tăng thêm từ việc tiêu dùng nƣớc dự án

Bnƣớc giếng = SQBBPnƣớc giếngO + SQBBCQC

1.5 Các ƣớc tiến hành phân tích chi phí lợi ích.

Nguyên tắc định hƣớng của phƣơng pháp này theo tác giả Triệu Văn Cƣờng là liệt kê tất cả các bên bị tác động bởi một can thiệp chính sách và đánh giá đến giá trị tiền tệ của tác động lên phúc lợi của các bên và đƣợc chia làm 6 bƣớc sau: [17,tr.36-42].

1.5.1 c địn c c c i p í và lợi íc

Trong phân tích CBA việc đầu tiên đặt ra là phải xác định đƣợc lợi ích của ai và ai là ngƣời đƣợc hƣởng lợi. Đây là vấn đề hết sức phức tạp trong dự án kinh tế đơn thuần, và lại càng khó khăn hơn đối với dự án môi trƣờng. Ví nhƣ trong dự án xây dựng hệ thống cấp nƣớc sạch thì những ngƣời đƣợc lợi ích chính là những ngƣời những hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch góp cải thiện sức khỏe, chống lại các bệnh liên quan đến dùng nƣớc không hợp vệ sinh…

Việc phân định chi phí xem ai là ngƣời phải chịu thì đơn giản hơn việc xác

định lợi ích. Để xác định đúng đƣợc chi phí và lợi ích thì cần lựa chọn các gianh giới địa lý, xác định sở thích của những ngƣời có lợi ích hay bị ảnh hƣởng liên quan từ đó liệt kê các danh mục chi phí của dự án hay chính sách.

Khả năng sáng suốt của ngƣời phân tích là bằng cách nào đó xác định đƣợc toàn lợi ích mà khi dự án đƣợc chấp nhận, nếu xác định càng đầy đủ bao nhiêu thì tính hiệu lực của dự án càng chính xác bấy nhiêu, càng tiếp cận điểm hiệu quả và điểm cân bằng mà xã hội mong muốn. Đây là bƣớc cơ sở nền tảng cho mọi bƣớc tiếp theo nếu nhƣ phân định lợi ích và thiệt hại không đúng thì sẽ làm giảm hiệu lực của dự án.

1.5.2 L ợn a c c c i p í và lợi íc

Phân tích chi phí lợi ích sử dụng một thƣớc do chung là đơn vị tiền tệ để so sách các chi phí và lợi ích. Do đó các giá trị lợi ích và chi phí phải đƣợc quy đổi ra bằng tiền bằng 2 phƣơng thức xác định giá là giá thị trƣờng và giá tham khảo. Mọi tác động môi trƣờng đều thừa nhận phƣơng thức sẵn sàng lòng chi trả (WTP - willing to pay).

Tuy nhiên, thực tế có những trƣờng hợp thực hiện CBA không thể lƣợng hoá đƣợc bằng tiền, do đó chúng ta chỉ có thể phân tích theo xu hƣớng chi phí hiệu quả và theo xu hƣớng phân tích chỉ tiêu.

1.5.3 Tín to n i trị i n tại ròn

Các dự án hoặc chính sách thƣờng có những tác động trong tƣơng lai xa. Do đó, nhà phân tích sẽ phải xem xét các lợi ích và chi phí phát sinh tại những thời điểm khác nhau.

Giá trị hiện tại cung cấp cơ sở cho việc so sách các chi phí và lợi ích phát sinh tại các thời điểm khác nhau. Khi tiến hành phân tích chi phí lợi ích, chúng ta thƣờng dùng hệ số chiết khấu để chuyển những lợi ích chi phí về các giá trị hiện tại.

Giá trị mong đợi đƣợc hình thành khi chi phi lợi ích tƣơng lai biến đổi, nếu chúng ta biết đƣợc những sự kiện nào sẽ xảy ra, thì chúng ta có thể đƣa ra đƣợc những dự đoán chính xác hơn. Quy tắc thƣờng hay dùng là: Chuyển vấn đề quyết định từ một vấn đề không chắc chắn sang một vấn đề rủi ro bằng cách xác định sự kiện bất ngờ và xác suất xuất hiện chúng.

1.5.4 P ân tíc đ n ạ

Là một thủ tục để kiểm tra độ nhạy của các kết quả phân tích chi phí lợi ích theo các giả định khác nhau về khả năng xảy ra mà các cấp độ của chi phí và lợi ích sẽ thực sự xuất hiện. Bƣớc đầu là ƣớc tính giá trị hiện tại ròng nhỏ hơn 0, xem biến nào mà làm cho đầu ra của dự án nhạy nhất, nếu có 2 biến thì cần đánh giá khả năng xảy ra biến này ở mức trên hay dƣới giá trị quan trọng. Xác định khả năng thay đổi trong quá trình vận hành CBA khi một phƣơng án lựa chọn. Trong mọi trƣờng hợp, chúng ta phải có điểm dừng, một sự thừa nhận hay bằng lòng vì không có một dự án nào có tính tuyệt đối.

1.5.5 K u ến n ị lựa c n p n n

Một can thiệp chính sách hay dự án có giá trị hiện tại ròng dƣơng ( NPV >0), việc chiết khấu thích hợp theo thời gian và rủi ro, và kiểm tra độ nhạy đạt yêu cầu thì dự án thỏa mãn tiêu chí Kaldor – Hicks. Tuy nhiên không thể chỉ lấy chỉ số này làm căn cứ mà cần phải sử dụng thêm chỉ số IRR để lựa chọn phƣơng án có tính tổng hợp, có nhiều loại dự án khác nhau vì vậy khi phân tích phải cân nhắc, lựa chọn những chỉ số nào cho thích hợp đó là điều quan trọng. Nhƣng quy tắc chung khi gập phải nhiều can thiệp là: Chọn sự kết hợp các can thiệp mà tối đa hóa các lợi ích ròng, từ đó đƣa ra bản khuyến nghị lựa chọn phƣơng án.

1.5.6 Tr n à o c o p ân tíc c i p í lợi íc

Bƣớc cuối cùng trong phân tích chi phí lợi ích là báo cáo kết quả phân tích và đƣa ra các khuyến nghị cho ngƣời đƣa ra quyết định.

Chƣơng 2: MÔ TẢ DỰ ÁN2.1 Giới thiệu chủ đầu tƣ 2.1 Giới thiệu chủ đầu tƣ

2.1.1 C quan c ủ quản:

- UBND Thành phố Hà Nội.

2.1.2 C ủ đầu t :

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội;

- Địa chỉ: Số 38 Tô Hiệu, phƣờng Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội.

2.1.3 Đại i n c ủ đầu t :

- Ban quản lý Dự án Chƣơng trình Nƣớc sạch và Vệ sinh nông thôn; - Địa chỉ: Số 38 Tô Hiệu, phƣờng Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội.

2.2 Giới thiệu tổng quan về dự án2.2.1 M c tiêu của ự n 2.2.1 M c tiêu của ự n

Giảm nhẹ tác động của việc mở rộng Nghĩa trang Thanh Tƣớc, cải thiện và nâng cao sức khỏe của ngƣời dân trong các xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, Tam Đồng; Làm giảm các dịch bệnh do sử dụng nƣớc không hợp vệ sinh gây ra, nhất là phụ nữ và trẻ em; Góp phần cải thiện điều kiện sống của ngƣời dân, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các xã trong khu vực Dự án.

Tạo ra mô hình cung cấp nƣớc sạch bền vững cho các khu dân cƣ tập trung tại các xã ở khu vực nông thôn; Tạo cho ngƣời dân có ý thức và tập quán dùng nƣớc sạch hợp vệ sinh từ đó có ý thức để bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ và cải tạo vệ sinh môi trƣờng, chia sẻ gánh nặng tài chính với Nhà nƣớc.

2.2.2 Vị trí địa l , địa n và c c đặc điểm điều ki n tự n iên

2.2.2.1 Giới thiệu chun

Huyện Mê Linh nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội với quy mô là 14.251 ha. Trong phạm vi của Vùng Hà Nội, huyện Mê Linh có vị thế quan trọng, nằm trong vùng giao thoa giữa trục hành lang kinh tế Đông

Tây của quốc gia và tuyến vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội; nằm trong khu vực phát triển kinh tế phía Tây Bắc của Thủ đô với mật độ các dự án đầu tƣ tập trung dày đặc, là động lực kinh tế cần thiết, mạnh mẽ để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội cho huyện.

Mê Linh cũng là huyện đầu tiên đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt định hƣớng chung quy hoạch đô thị Mê Linh đến năm 2020 (tại Quyết định số 208/2004/QĐ-TTg ngày 13/12/2004). Đây là điều kiện cơ bản để huyện Mê Linh phát triển kinh tế - xã hội. Theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đƣợc Thủ Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011: Đối với huyện Mê Linh: Khu vực đô thị và công nghiệp cơ bản đƣợc giữ nguyên theo Quy hoạch cũ, diện tích có phần thu hẹp hơn; Phần còn lại là khu vực nông nghiệp nông thôn kỹ thuật cao và du lịch sinh thái, vành đai xanh.

Huyện Mê Linh nằm trong chuỗi đô thị mở rộng về phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, chuyển dịch dần dân cƣ từ khu vực nội đô ra các khu mới. Do vậy, nhu cầu phải hình thành các đô thị mới, cải tạo, mở rộng đô thị cũ, cơ cấu lại mạng lƣới dân cƣ, cơ cấu lại ngành nghề lao động đòi hỏi phải có dự báo tổng quan về việc khai thác các tiềm năng của vùng để đảm bảo khai thác các lợi thế của huyện và các định hƣớng lâu dài về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Hình 2. 1 Vị trí huyện Mê Linh trên bản đồ

2.2.2.2 V trí a l

Khu vực lập qui hoạch có phạm vi nằm trong ranh giới hành chính huyện Mê Linh, đƣợc giới hạn nhƣ sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; + Phía Nam giáp sông Hồng, các huyện Đan Phƣợng;

+ Phía Đông giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn;

+ Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Mê Linh có 18 đơn vị hành chính bao gồm 02 thị trấn, và 16 xã:

+ 02 thị trấn: Chi Đông, Quang Minh;

+ 16 xã là Tiến Thịnh, Chu Phan, Vạn Yên, Văn Khê, Tiền Phong, Tráng Việt, Thạch Đà, Tam Đồng, Kim Hoa, Hoàng Kim,Thanh Lâm, Tiến Thắng, Đại Thịnh, Mê Linh,Tự Lập và Liên Mạc.

Khu vực dự án bao gồm toàn bộ ba xã Xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, Tam Đồng thuộc huyện Mê Linh, trong đó Đại Thịnh hiện là nơi đặt trung tâm hành chính của huyện.

Hình 2. 2 Vị trí xã Xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, Tam Đồng trên bản đồ huyện Mê Linh

- Luận văn sẽ tập trung và nghiên cứu chi tiết trong phạm vi địa bàn ba xã Xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, Tam Đồng thuộc huyện Mê Linh.

- Theo đó một khu vực rộng lớn với tổng diện tích hơn 2.771,56 ha và dân số khoảng 39.124 ngƣời (Số liệu do UBND các xã cun cấp thán

01/2016) sẽ đƣợc dự án nghiên cứu.

2.2.2.3 Đ c i m hí h u

Huyện Mê Linh có hình thái khí hậu tƣơng tự của các quận huyện Hà Nội, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230 - 250C. Dao động nhiệt độ trong năm của Mê Linh từ 12 - 350C. Mùa nóng trong năm kéo dài 5 tháng từ tháng 5 - 9 với nhiệt độ nóng nhất vào tháng 6, 7 trung bình trên 300C, mùa lạnh kéo dài khoảng 3 đến 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2 hoặc 3 năm sau); trong đó tháng lạnh nhất (tháng 12, 1) nhiệt độ xuống thấp <180C, giữa mùa nóng và mùa lạnh có thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Mê Linh thời tiết 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Độ ẩm trung bình trong năm dao động trong khoảng 70 – 80%. Số giờ nắng trong năm khá cao, khoảng 1.400 giờ, lƣợng mƣa trung bình của huyện vào khoảng 1330mm (tƣơng đối ít), chủ yếu vào mùa hè, mùa khô kéo dài khoảng 4 - 5 tháng (từ tháng 11 đến tháng 3).

2.2.2.4 Đ c i m a h nh và a chất côn tr nh

- Đặc điểm địa hình:

Mê Linh là một huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam theo hƣớng ra sông Hồng. Với tổng diện tích tự nhiên 14.251 ha, theo đặc điểm địa hình, huyện Mê Linh đƣợc chia thành 3 tiểu vùng nhƣ sau:

+ Tiểu vùng đồng bằng phù sa: chiếm 47% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, có địa hình nhấp nhô, lƣợn sóng với độ dốc khoảng 80%, do phù sa cũ của hệ thống sông Hồng, sông Cà Lồ bồi đắp, bao gồm các xã Vạn Yên, Tự Lập, Tiến Thắng, Thanh Lâm, Đại Thịnh, Kim Hoa, Mê Linh, Tiền Phong và thị trấn Quang Minh. Trong số các xã này có 5 xã Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Kim Hoa và thị trấn Quang Minh đƣợc hình thành trên nền phù sa cổ, nguồn gốc đất bạc màu do đó chỉ thích hợp với trồng màu, hoặc phát triển sản xuất công nghiệp và xây dựng.

+ Tiểu vùng đồng bằng ven đê sông Hồng chiếm 22% diện tích đất tự nhiên của huyện, có có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, bao gồm các xã Tiến Thịnh, Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt. Tiểu vùng địa hình này thuộc diện tích đất phù sa giàu hàm lƣợng dinh dƣỡng, đƣợc sông Hồng bồi đắp hàng năm do đó rất thích hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp. Với phân bố ven sông Hồng, một số xã có thể phát triển du lịch sinh thái nhƣ: Tự Lập, Chu Phan, Tráng Việt…

+ Tiểu vùng đồng bằng thấp trũng: chiếm 31% diện tích đất tự nhiên, bao gồm các xã Tam Đồng, Liên Mạc và một phần còn lại của các xã ven sông

Hồng. Tiểu vùng trũng là vùng đất bãi ngoài đê là đất phù sa có hàm lƣợng dinh dƣỡng trung bình và cao, đã đƣợc thủy lợi hóa tƣơng đối hoàn chỉnh, phù hợp với phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao (trồng cây lƣơng thực, rau màu thực phẩm).

Đặc điểm địa hình này cho phép Mê Linh có thể xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp xây dựng và dịch vụ du lịch sinh thái.

- Địa chất công trình:

+ Vùng đồng bằng phù sa (khu vực cao ở phía Bắc, Đông Bắc và Tây Nam): đất có cƣờng độ R ≥ 2kg/cm2, nhìn chung xây dựng 2-5 tầng không phải gia cố nền móng.: cấu tạo đất chủ yếu là phiến sét, cát kết hoặc bột kết. Đất phủ trên các sƣờn đồi gồm tàn tích, sƣờn tích.

+ Vùng đồng bằng thấp trũng (Khu vực giữa và giáp khu vực phía Nam) là vùng đồng bằng thấp trũng đƣợc lấp đầy các trầm tích đệ tam và đệ tứ, đặc biệt là các loại đất đá tàn tích, bồi tích và phù sa của hệ thống sông Cà Lồ, tầng cát mịn đến thô nguồn gốc bồi tích nằm ở rất sâu dƣới mặt đất.

+ Vùng đồng bằng phía Nam huyện, ven sông Hồng là các trầm tích bở, rời, trầm tích Đệ Tứ bao gồm cuội, sỏi, cát, sét vàng, sét bột phong hóa Laterit màu sắc loang lổ, sét màu xám xanh, xám vàng phong hóa Laterit yếu, cao lanh, sét xanh, sét đen của hệ tầng Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình.

2.2.2.5 Đ c i m thủ văn

Mê Linh có hệ thống sông, hồ và đầm khá phong phú, trong đó có 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp phân tích chi phí và lợi ích vào dự án cấp nước sạch liên xã thanh lâm, đại thịnh, tam đồng, huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)