Một số thuận lợi và khó khăn trong tổ chức thực hiện Luật BHYT:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 39 - 41)

2.1.1. Thuận lợi (tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa)

Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.

Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km).

Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

2.1.2. Khó khăn:

- Địa hình núi cao: Phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện... cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất.

- Địa hình ven biển: Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Địa

hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư. Một số khu vực có địa hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho đời sống dân cư thiếu ổn định.

Điều kiện khí hậu, thời tiết của Quảng Trị cũng như ở các tỉnh miền Trung mang tính chất khắc nghiệt: thường xảy ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Tỉnh có 10 đơn vị hành chính (7 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố, 1 huyện đảo); có 141 xã, phường, thị trấn, trong đó có 18 xã biên giới thuộc 2 huyện: Hướng Hóa và Đakrông.

Quảng Trị là tỉnh nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội còn thấp, tỷ lệ đói nghèo cao. Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều và Pa Cô. Tỉ lệ các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 9% tổng dân số. Mỗi dân tộc đều có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hóa phong phú, đặc sắc, đặc biệt là văn hóa dân gian. Đồng bào các dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Cô sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như: Hướng Hóa, Đakrông và một số xã thuộc các huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh, huyện Cam Lộ. Dân cư phân bố không đều trên các địa bàn lãnh thổ; trình độ dân trí còn thấp nhất là vùng sâu, vùng xa; trình độ chuyên môn, kỹ thuật lành nghề còn hạn chế, thiếu đội ngũ lao động có chất lượng cao, thiếu chuyên gia giỏi... Dân số trung bình năm 2016 là 626.099 người. Mật độ dân số bình quân của tỉnh là 132 người/km2 Dân số của tỉnh phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính, mật độ dân số cao nhất là thành phố Đông

Hà 1.137 người/km2; trong khi đó đơn vị có mật độ thấp nhất là huyện Đakrông 30 người/km2; huyện Hướng Hóa 65 người/km2

.

Cơ cấu dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn năm 2013-2016:

Tính đến cuối năm 2016, tỉnh Quảng Trị có 348.854 lực lượng lao động, 96.977 người lao động ở thành thị, 251.877 người lao động ở nông thôn; Số dân ở nông thôn 438.664 người, chiếm 70% dân số;

Số người trong độ tuổi lao động đang làm việc 338.508 người (chiếm 54,06% dân số), trong đó số lao động, phân bố trong các ngành nông, lâm nghiệp chiếm 55,44%; thủy sản 4,29%; công nghiệp, xây dựng chiếm 12,3%; thương mại - dịch vụ chiếm 28,4%... Trong giai đoạn 2012 - 2016 trung bình mỗi năm tăng 3.100 - 4.200 lao động. Trong đó:

Lực lượng lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm khoảng 5.000 người. Số người trong độ tuổi lao động thuộc doanh nghiệp ngoài Nhà nước còn chiếm tỷ lệ cao 27.403 người, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài 603 người.

Toàn tỉnh năm 2016 có 12 Bệnh viện, 8 Phòng khám Đa khoa khu vực, 141 Trạm y tế xã, phừơng. Lực lượng cán bộ y, bác sỹ ngành y tế của tỉnh có 2.879 người, trong đó 577 bác sỹ, 322 y sĩ, 699 y tá, 393 hộ sinh.

Nhìn chung với các điều kiện về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội như đã nêu thì Quảng Trị là một tỉnh rất khó khăn, tăng trưởng kinh tế còn chậm lại chưa gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tốc độ đô thị hóa, phát triển các ngành nghề, công nghiệp, dịch vụ còn chậm đã ảnh hưởng trực tiếp, không thuận lợi đến đời sống người dân nói chung và việc thực hiện chính sách BHYT, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)