Nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục Luật BHYT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 77 - 79)

3.3. Giải pháp chủ yếu

3.3.2. Nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục Luật BHYT

- BHXH tỉnh chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật BHYT; tập trung vào các nội dung: Giao nhiệm vụ, chỉ tiêu BHYT đến các cấp ủy, chính quyền địa phương; thông tin những điểm mới, lợi ích của việc tham gia BHYT theo hộ gia đình, giá khám chữa bệnh BHYT tăng...

- Đa dạng hóa các hình thức thông tin, truyền thông:

+ Thông tin, truyền thông trực tiếp đến các nhóm đối tượng

Tiếp tục phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp, các đơn vị, bộ, ban, ngành có liên quan, các tổ chức đoàn thể,... để tăng cường tổ chức các hình thức truyền thông trực tiếp như: hội thảo, hội nghị, tập huấn, tọa đàm, đối thoại, tư vấn

trực tiếp... đối với người sử dụng lao động, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các nhóm đối tượng tại cơ sở, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững trong mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT và thúc đẩy đối tượng tham gia BHYT tự nguyện. Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền thông qua Tổng đài tư vấn, giải đáp chính sách, pháp luật, chăm sóc khách hàng trong lĩnh vực BHXH, BHYT.

+ Thông tin, truyền thông gián tiếp

Hợp tác thông tin, truyền thông với các cơ quan thông tấn, báo chí: Kịp thời định hướng nội dung truyền thông từng loại hình báo chí, hướng tới từng nhóm công chúng của cơ quan báo chí đó. Xây dựng chuyên trang, chuyên đề và các bài viết, phóng sự, tin tức, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, các chương trình phát thanh, truyền hình thực tế...

Tăng cường thông tin, truyền thông qua mạng xã hội: Tăng cường liên kết giữa các Trang tin BHXH tỉnh, Trang thông tin điện tử Báo BHXH, Tạp chí BHXH, Công thông tin điện tử BHXH Việt Nam, Fanpage chính thức của Ngành và các trang mạng xã hội (như facebook, zalo...), tin nhắn SMS để tạo hiệu ứng lan tỏa các thông điệp truyền thông.

Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của Ngành: Báo BHXH, Tạp chí BHXH, Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam, Fanpage chính thức của Ngành, Cổng thông tin điển tử của BHXH tỉnh.

Tuyên truyền trực quan thông qua các ấn phẩm tuyên truyền: Pano, khẩu hiệu, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, tờ gấp, sách cẩm nang,... với nội dung và hình thức phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội, văn hóa của từng vùng miền.

- Tăng cường công tác phối hợp trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ thông tin giữa các đơn vị được giao đầu mối phối hợp với BHXH tỉnh trong triển khai công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật BHYT.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên ngày càng chuyên nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao.

- Định kỳ sơ, tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động, nhân điển hình, chấn chỉnh các tồn tại, hạn chế; kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân hoạt động tích cực, hiệu quả, có thành tích xuất sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)