trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Tình hình vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Qua thống kê, trong 05 năm từ năm 2012 đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra 253 vụ cháy, nổ làm chết 11 người, bị thương 12 người, gây thiệt hại ước tính khoảng hơn 248 tỷ đồng và 95.6 ha rừng trồng. Kết quả điều tra nguyên nhân các vụ cháy, nổ xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như sau:
- Năm 2012 xảy ra 57 vụ cháy, nổ nguyên nhân do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại..): 08 vụ (chiếm 14.03 %); do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 38 vụ (chiếm 66.67 %); do cố ý gây cháy (đốt do mâu thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại..): 0 6 vụ (chiếm 10,52 %); do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa..): 05 vụ (chiếm 8,78 %) [25];
- Năm 2013 xảy ra 43 vụ cháy, nổ nguyên nhân do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại..): 11 vụ (chiếm 25,58 %); do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 22 vụ (chiếm 51,16 %); do cố ý gây cháy (đốt do mâu thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại..): 02 vụ (chiếm 4 , 6 5 %); do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa..): 8 vụ (chiếm 18,61%) [26];
- Năm 2014 xảy ra 62 vụ cháy, nổ nguyên nhân do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn
cắt kim loại..): 25 vụ (chiếm 40,33 %); do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 29 vụ (chiếm 46,77 %); do cố ý gây cháy (đốt do mâu thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại..): 04 vụ (chiếm 6.45 %); do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa..): 04 vụ (chiếm 6,45 %) [27];
- Năm 2015 xảy ra 36 vụ cháy, nổ nguyên nhân do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại..): 16 vụ (chiếm 44,44 %); do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 14 vụ (chiếm 38,89 %); do cố ý gây cháy (đốt do mâu thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại..): 04 vụ (chiếm 11,11 %); do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa..): 02 vụ (chiếm 5,56 %); [12];
- Năm 2016 xảy ra 55 vụ cháy, nổ nguyên nhân do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại..): 24 vụ (chiếm 43,64 %); do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 22 vụ (chiếm 40 %); do cố ý gây cháy (đốt do mâu thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại..): 06 vụ (chiếm 10,91 %); do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa..): 03 vụ (chiếm 5,45 %). Riêng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, năm 2016 đã xảy ra 35 vụ cháy, làm chết 02 người, bị thương 9 người, thiệt hại về tài sản hơn 10 tỷ đồng, trong đoa có 2 vụ cháy cơ sở karaoke, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 6,5 tỷ đồng [13].
40 35 30 Do vi phạm quy định về 25 PCCC Do vô vý 20 15 Do cô ý 10 Do nguyên nhân khác 6 6 5 4 4 2 0
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Hình 2.3. Biểu đồ nguyên nhân cháy, nổ tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2012 đến năm 2016
Qua các đợt kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện nhiều thiếu sót, hành vi vi phạm hành chính về PCCC như sau:
- Ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thường gặp các vi phạm như quản lý, bảo quản, sử dụng các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; hàng hóa, nguyên vật liệu thành phẩm sắp xếp không đúng quy định, không phân loại tính chất nguy hiểm. Đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ quán bar, karaoke; đây những tu ̣điểm vui chơi tâp ̣ trung đông người, nhất làvào ban đêm thì phần lớn taị
các cơ sởvâñ còn tồn taịnhiều lỗi vi phaṃ vềcông tác PCCC như: sử dung ̣ nhiều thiết bi ̣tiêu thu ̣điêṇ nhưng chủcơ sởtư ̣ýcâu móc, đấu nối các thiết bi ̣tiêu thu ̣ điêṇ cẩu thả, dây dâñ điêṇ không lắp đăṭâm tường, không boc ̣ nhưạ cách điêṇ gây tinh̀
môṭdiêṇ tích măṭbằng kháchâṭhep,̣ lối thoát naṇ không đủsốlương;̣ bảo hiểm bắt buôc ̣ cháy, nổchưa đươc ̣ chủcơ sởquan tâm.
Bên cạnh đó, ở các cơ sở kinh doanh gas trên địa bàn tỉnh, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện quy định kiểm tra PCCC định kỳ và bổ sung phương án PCCC; một số thiết bị không đảm bảo kỹ thuật. Có cơ sở vệ sinh công nghiệp chưa đảm bảo, còn để tồn chứa nhiều cây khô trong khu vực bồn chứa và ống xuất nhập.
Một số doanh nghiệp, cơ quan thường xảy ra vi phạm như không xây dựng phương án chữa cháy hoặc có xây dựng phương án chữa cháy tại cơ sở nhưng chỉ mang tính chất đối phó, đại khái, không đảm bảo theo quy định về an toàn PCCC; lực lượng PCCC cơ sở chưa được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, thực hiện không đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu về văn bản…
- Ở khu vực các chợ, trung tâm thương mại được xây dựng trước đây không đảm bảo các yêu cầu về PCCC, một số khu chợ như chợ Nghĩa Lộ, chợ Trần Quang Diệu trên địa bàn Tp. Quảng Ngãi không có hệ thống báo khói, cháy; không đảm bảo theo quy hoạch thiết kế ban đầu và an toàn phòng chống cháy nổ. Nhiều sạp hàng tự ý lắp đèn, quạt trong quầy cùng với hàng chất cao che lấp các thiết bị PCCC, nhất là trong các dịp tết thì luôn xảy ra tình trạng quá tải hàng hóa, không đảm an toàn về PCCC; chợ kinh doanh thực phẩm tươi, sống không đúng theo quy hoạch và xây dựng đè lên bể chứa nước, lối thoát nạn không đảm bảo phục vụ cứu hộ khi xảy ra cháy. Ngoài ra tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất và trang thiết bị PCCC do nhiều chợ đã hoạt động từ 15 đến 20 năm, trải qua nhiều lần cải tạo, mở rộng, không được quy hoạch tổng thể nên hệ thống phòng cháy chữa cháy còn thiếu đồng bộ; không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho công trình theo quy định.
- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa có nhiều công trình tòa nhà cao tầng lớn (khoảng 20 tầng trở lên), tuy nhiên khi xây dựng các công trình như khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh, một số chủ đầu tư chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn PCCC; không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng đảm bảo an toàn về PCCC trước khi đưa vào sử dụng; nhiều công trình đã được thẩm duyệt sau một thời gian sử dụng, cơ quan quản lý, chủ doanh nghiệp tự ý thay đổi thiết kế, sửa chữa thay đổi mục đích theo nhu cầu sử dụng mà không thẩm duyệt lại về PCCC. Cùng với đó, việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC và hiệu quả hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ của các tòa nhà cao tầng nhiều khi chỉ mang tính hình thức, đối phó.
- Ở các tòa nhà nhiều tầng, tầng hầm được sử dụng làm nơi trông giữ các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy thì chủ cơ sở tự ý lắp đặt thêm các thiết bị thiết bị điện có công suất lớn không phù hợp so với thiết kế ban đầu nên dễ gây nên các vụ cháy, nổ do quá tải chập điện.
- Ở các địa bàn khu dân cư: Tại các khu dân cư, hệ thống điện còn chắp vá, người dân tự ý “câu điện” ngoài đường dây lắp đặt để sử dụng, bố trí nơi đun nấu, thờ cúng không đảm bảo an toàn về PCCC theo quy định; mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm; hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC theo quy định…Các khu tập thể, khu dân cư được xây dựng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 có hiệu lực phần lớn đều không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC.
- Ý thức của người dân trong việc cấm sử dụng các thiết bị điện tử ở những nơi có quy định cấm như ở cây xăng chưa cao; Việc vận chuyển bình gas bằng xe máy không đúng quy định làm tiềm ẩn nguy hiểm về cháy, nổ, bởi các
bình gas được đặt gần phần động cơ, ống xả của xe; bình gas đặt nằm ngang làm mất tác dụng điều áp của van an toàn; quá trình vận chuyển trên đường gồ ghề nếu sắp xếp không đảm bảo sẽ dẫn đến va đập giữa các bình, giữa bình gas với phương tiện có thể gây cháy, nổ; hầu như các phương tiện vận chuyển loại này không được trang bị các phương tiện phục vụ chữa cháy, tối thiểu như chăn chiên để dập lửa, một số người vận chuyển chưa được huấn luyện về nghiệp vụ về PCCC theo quy định…
Theo đánh giá của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, hầu hết nguyên nhân các vụ cháy đều do sự bất cẩn hay ý thức chủ quan và đơn giản của người dân trong sinh hoạt hằng ngày, một số nguyên nhân khách quan khác do chập điện... Trong những năm qua, mặc dù công tác PCCC tại các cơ sở đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế cả khách quan và chủ quan. Trong đó, tại khu dân cư quy hoạch hạ tầng về giao thông, nguồn nước, khoảng cách an toàn PCCC giữa các công trình còn nhiều bất cập, không đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn PCCC. Nhiều công trình được xây dựng lâu năm đã xuống cấp, tình trạng tự ý cơi nới, lấn chiếm, sửa chữa cải tạo nhất là tại các khu dân cư, nhà ở tập thể… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC. Nguyên nhân cháy đều có lỗi vi phạm của các tổ chức, cá nhân do vi phạm quy định an toàn về PCCC, chủ yếu là do sơ xuất bất cẩn trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt tại nơi làm việc, nơi ở;
Đặc biệt, nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, người dân trong công tác PCCC còn nhiều hạn chế như không thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp PCCC, không thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc việc đảm bảo an toàn PCCC dẫn đến chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác PCCC. Tình trạng vi phạm quy định về PCCC còn xảy ra phổ biến, cá biệt có những trường hợp cố tình vi phạm mặc dù
đã bị xử phạt hoặc bị đình chỉ hoạt động như trường hợp cơ sở kinh doanh karaoke Cường Phát, đường Trần Quang Diệu, Tp. Quảng Ngãi.
Công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện các quy định về PCCC vẫn còn nhiều hạn chế. Vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về PCCC chưa tốt, còn có hiện tượng buông lỏng quản lý, cán bộ thực hiện công tác xử phạt hành chính vẫn còn tâm lý nể nang, thiếu kiên quyết trong xử phạt. Thực tế cho thấy các nguyên nhân gây cháy ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều đã được kiến nghị trong các biên bản kiểm tra an toàn PCCC như: Sắp xếp hàng hóa không đảm bảo, lắp đặt các thiết bị điện không đảm bảo an toàn PCCC, sử dụng nguồn nhiệt nơi có biển cấm, các thiết bị điện không được kiểm tra, khắc phục những lỗi kỹ thuật, không kiểm tra hệ thống chống sét theo quy định. Tuy nhiên, chủ cơ sở vẫn để xảy ra vi phạm phổ biến là thực hiện không đầy đủ các yêu cầu về PCCC khi đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản; ngoài ra, quá trình kiểm tra các hành vi vi phạm còn nhiều thiếu sót lý do là vì một đơn vị phải phụ trách nhiều cơ sở, dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, quản lý chưa thật sâu sát, chưa phát hiện kịp thời những lỗi vi phạm của cơ sở, dẫn đến tình hình vi phạm hành chính vẫn xảy ra thường xuyên nhưng chưa phát hiện kịp thời để xử lý, vi phạm hành chính bị xử lý không triệt để, đảm bảo đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
2.2.2.Tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Trong giai đoạn 05 năm từ năm 2012 đến năm 2016 , lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành xử lý 59 trường hợp vi phạm các quy định trong lĩnh vực PCCC, phạt tiền hơn 407 triệu đồng, cụ thể số liệu qua các năm như sau:
- Năm 2012, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH- Công an tỉnh Quảng Ngãi đã kiểm tra an toàn về PCCC được trên 541 đơn vị, cơ sở; lập 541 biên bản kiểm tra an toàn PCCC, kiến nghị nhiều sơ hở, thiếu sót, cơ sở cần chấn chỉnh, khắc phục; lập 14 biên bản vi phạm quy định an toàn về PCCC, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đối với 16 trường hợp, nộp ngân sách Nhà nước với số tiền 52.000.000đ.
- Năm 2013, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH- Công an tỉnh Quảng Ngãi đã kiểm tra an toàn về PCCC được trên 597 lượt đơn vị, cơ sở; kiến nghị nhiều sơ hở, thiếu sót cần chấn chỉnh, khắc phục; lập biên bản vi phạm hành chính về PCCC 07 trường hợp và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC 06
trường hợp, đã nộp ngân sách Nhà nước với số tiền 5.700.000đ (trong đó có 01 doanh nghiệp không chấp hành quyết định xử phạt với số tiền 25.000.000đ).
- Năm 2014, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH- Công an tỉnh Quảng Ngãi đã kiểm tra an toàn về PCCC được 742 lượt đơn vị, cơ sở; kiến nghị nhiều sơ hở, thiếu sót cần chấn chỉnh, khắc phục để đảm bảo an toàn PCCC; qua kiểm tra, lập biên bản vi phạm và làm thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực PCCC 04 trường hợp, nộp ngân sách nhà nước với số tiền là 37.700.000đ.
- Năm 2015, thời điểm tháng 7 trở về trước khi Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi thành lập, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH- Công an tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy tại 212 cơ sở; qua kiểm tra, lập biên bản vi phạm và làm thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực PCCC 11 trường hợp, nộp ngân sách nhà nước với số tiền là 97.900.000đ. Đến tháng 7/2015, Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi được thành lập, vì là đơn vị mới thành lập và đi vào hoạt động, Cảnh