đến 10 ngày là phù hợp với thực tiễn.
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
Phòng cháy và chữa cháy là hoạt động mang tính cộng đồng hết sức sâu sắc và tính xã hội hóa cao. Do đó, mỗi người phải có nhận thức đúng để làm tốt công
tác tuyên truyền pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC cho tổ chức và cá nhân. Đối tượng tuyên truyền quan trọng chính là người dân trong khu dân cư, chủ cơ sở, doanh nghiệp tại địa phương, người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh…
Đổi mới nội dung tuyên truyền, tạo sự phong phú, đa dạng về hình thức tuyên truyền; xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với từng thành phần, đối tượng được tuyên truyền, tập trung vào văn bản pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; ý thức chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; quy định an toàn về PCCC; chú trọng đến các hành vi được xem là vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt…
Các sở, ban, ngành, mặt trận, các hội, đoàn thể, chính quyền các cấp, trường học, các cơ sở trên địa bàn tỉnh chủ động phối hợp, thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy với nội dung phong phú và đa dạng hình thức. Vận động cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức, người lao động và người dân tự giác chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Gắn với thực hiện các quy định phòng cháy, chhữa cháy với nội dung cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Bên cạnh đó, cần thành lập các website, tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, treo các băng rôn, áp phích với khẩu hiệu tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật xử lý xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC…
Chủ động xây dựng Kế hoạch phối hợp tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC hằng năm hoặc dài hạn bằng cách tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyên trang, chuyên mục trên báo, đài, website của Cảnh sát PCCC tỉnh; xây dựng các phóng sự, tin bài ảnh, thu âm tuyên truyền công tác xử lý vi phạm về PCCC, trong đó nêu rõ nguyên nhân xử lý vi phạm, hình thức xử phạt, cách khắc
phục, sửa chửa vi phạm, hậu quả có thể xảy ra do vi phạm gây ra; đồng thời nghiêm khắc phê phán những hành vi vi phạm hành chính có tính chất nghiêm trọng, biểu dương những cá nhân, tổ chức có hành vi tích cực trong việc tố cáo các vi phạm hành chính.
Tuyên truyền trực tiếp tại cơ sở thông qua công tác kiểm tra an toàn PCCC; trong đó yêu cầu nội dung phải phù hợp với từng địa bàn, lĩnh vực; đồng thời công khai biểu dương các cá nhân, tổ chức có báo cáo sai phạm về PCCC cho cơ quan quản lý nhà nước về PCCC và phê phán các hành vi vi phạm hành chính về PCCC trên các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung.
Đặc biệt, cần nêu cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của chủ cơ sở trong quản lý, thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy Theo Điểm c Khoản 2 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: “Tổ chức thực hiện, kiểm
tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy”. Đây là cơ sở
pháp lý quan trọng thể hiện vai trò của người đứng đầu cơ sở đối với hoạt động PCCC nói chung và thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói riêng. Người đứng đầu cơ sở là người quyết định kết quả của tổ chức hoạt động PCCC ở tại cơ quan, tổ chức, nơi sản xuất, kinh doanh…Thực tế, nơi nào, người đứng đầu cơ sở tích cực, có trách nhiệm, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh quy định xử phạt và khắc phục, sửa chữa hành vi vi phạm thì hạn chế được thiệt hại, rủi ro do cháy, nổ xảy ra. Ngược lại chủ cơ sở thường xuyên vi phạm, thiếu quan tâm, thiếu trách nhiệm thì nguy cơ cháy, nổ xảy ra cao hơn, thiệt hại gây ra cũng nặng nề, nghiêm trọng hơn. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cơ sở, điều quan trọng muốn người đứng đầu cơ sở nhận thức đầy đủ trách nhiệm cần thực hiện những vấn đề sau:
- Người đứng đầu cơ sở phải có nhận thức đúng, đầy đủ trách nhiệm của mình đối với vấn đề PCCC. Bằng cách thực hiện tốt chế độ tự kiểm tra, tích cực tìm hiểu, nắm rõ những kiến thức pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC từ đó chủ động khộng để vi phạm đó xảy ra, ban hành các nội quy, quy định, quy trình rõ ràng để làm căn cứ trong phân công, phân việc cũng như có chế độ khen thưởng, chế tài xử lý trách nhiệm cá nhân, người lao động trong cơ sở phù hợp với quy định pháp luật.
- Người đứng đầu cơ sở có chương trình, kế hoạch tổ chức thường xuyên, liên tục hoạt động PCCC, hoạch định kinh phí và đầu tư tương xứng cho hoạt động PCCC, hình thành bộ phận giúp việc đắc lực cho người đứng đầu cơ sở trong việc tổ chức thực hiện quy định về an toàn PCCC như: thành lập lực lượng PCCC cơ sở, xây dựng phương án chữa cháy, thực hiện diễn tập phương án này theo quy định, trang bị các phương tiện, dụng cụ PCCC cần thiết, thường xuyên bảo quản, bảo dưỡng đối với các phương tiện này…
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc và chỉ đạo hoạt động PCCC, đảm bảo cho hoạt động này được thực hiện liên tục và có hiệu quả, đúng định hướng; Quan tâm đến việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động PCCC nhằm phát huy những mặt làm được; kịp thời khắc phục những thiếu sót, hạn chế phát sinh trong thực tiễn để có định hướng đúng đắn hơn trong giai đoạn tiếp theo.
- Phối hợp với cơ quan cảnh sát PCCC có thẩm quyền trong kiểm tra an toàn PCCC, kịp thời phát hiện sơ hở, thay đổi liên quan đến bảo đảm an toàn PCCC. Khi xảy ra cháy nổ, phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, cung cấp tài liệu, chứng cứ để xác minh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.