vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh những điển hình tiên tiến trong việc chấp hành các quy định về PCCC, vẫn có những hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật về PCCC. Có thể nói, trong thời gian vừa qua, vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC diễn ra tương đối phổ biến. Yêu cầu khách quan, cấp bách của việc nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được thể hiện trên những quan điểm sau đây:
Một là, xác định công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là
một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an toàn PCCC và hoạt động quản lý nhà nước về PCCC đúng mục đích, đúng nội dung và đạt hiệu quả cao. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường giải quyết, xử lý tình trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là nhiệm vụ phức tạp, cấp bách, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, cần có sự tăng cường, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cấp chính quyền; sự tham gia tích cực của các ngành, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và sự đồng thuận trong nhân dân.
Hai là, kiên quyết xử lý kịp thời, triệt để, nghiêm minh theo quy định của
pháp luật các trường hợp vi phạm hành chính về PCCC; trong đó yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy, nhất là đối với chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại, chợ, rừng, cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, quán bar, karaoke, kinh doanh gas trên địa bàn tỉnh; khắc phục dứt điểm vi phạm, sơ hở về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra an toàn PCCC. Qua công tác kiểm tra an toàn PCCC tại các cơ
sở thuộc diện quản lý về PCCC, nhất là các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ kiên quyết xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Chú trọng tăng cường năng lực, hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với cơ sở chưa đảm bảo thủ tục theo quy định và các cơ sở kinh doanh không đảm bảo an toàn về PCCC đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo khắc phục những tồn tại, sơ hở trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực PCCC
Ba là, công tác quản lý và bảo đảm an toàn PCCC là việc làm thường
xuyên, lâu dài, trong đó cần chú trọng ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm. Nếu phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC không tốt, sẽ làm phá vỡ trật tự, kỷ cương, làm giảm hoặc làm mất hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC, dẫn đến thiếu công bằng, mâu thuẫn, bất bình trong nội bộ nhân dân, có thể sẽ có diễn biến phức tạp, khó lường; thường xuyên nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, toàn xã hội và của mỗi người dân trong thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
Muốn nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cân phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, các giải pháp đó phải đáp ứng được các yêu cầu gồm:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
PCCC phải hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn. Khi hoàn thiện hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC cần phải thống nhất với Hiến pháp 2013, Luật XLVPHC năm 2012, Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác.Ngoài rac, các quy phạm pháp luật về xử lý VPHC cần phải thống nhất với nhau, cân nhắc mức xử phạt sao cho tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Thứ hai, trình độ chuyên môn, đạo đức của cán bộ xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực PCCC phải đáp ứng yêu cầu xử phạt.
Thứ ba, nâng cao trình độ nhận thức của người dân, doanh nghiệp về vai
trò pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và nghĩa vụ chấp hành các quyết định xử phạt.
Thứ tư, phải có cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật
xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC có hiệu quả.