sát phòng cháy và chữa cháy
Để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ hiệu quả, bên cạnh yêu cầu chung như: Trình độ chuyên môn, lý luận và bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất
đạo đức tốt, có năng lực thực tế, khả năng lãnh đạo, quản lý…, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy trước hết phải là người gắn bó và am hiểu sâu về tình hình, đặc điểm địa phương, đơn vị. Đồng thời có kỹ năng, phương pháp vận động, thuyết phục quần chúng, phải tạo dựng được uy tín đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở, địa bàn nắm vững về pháp luật, giỏi về chuyên môn, có tư cách, tác phong, phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Bởi vì hơn hết, cán bộ quản lý cơ sở, địa bàn chính là đội ngũ đóng vai trò quan trọng trong việc trực tiếp kiểm tra và thực hiện xử phạt vi phạm hành chính. Để tăng cường hiệu quả việc xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới, Cảnh sát PCCC tỉnh cần phải thực hiện một số các biện pháp sau:
Một là, áp dụng và duy trì nghiêm túc chế độ luân chuyển, điều động cán bộ
làm công tác kiểm tra, xử lý nhằm tránh tình trạng cán bộ phụ trách quản lý địa bàn, các cơ sở trong thời gian quá lâu; không phân công công tác cho những cán bộ làm việc cầm chừng, thiếu tinh thần trách nhiệm, kém hiệu quả, năng lực và trình độ chuyên môn yếu kém, thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong xử lý VPHC phụ trách những cơ sở trọng điểm về PCCC, có tính chất nguy hiểm về PCCC phức tạp. Bên cạnh đó, cũng thường xuyên tổ chức đợt kiểm tra, đánh giá nghiêp ̣ vu ̣cán bô ̣kiểm tra an toàn PCCC đinḥ kỳhàng năm với muc ̣ đích nâng cao trinh̀ đô ̣chuyên môn cho cán bô ̣làm công tác kiểm tra an toàn PCCC, đểcán bộ kiểm tra vâṇ dung ̣ thành thaọ trinh̀ tư,̣ thủ tuc ̣ các văn bản quy phaṃ pháp luâṭ về PCCC đồng thời đánh giá, phân loaịtrình đô ̣cán bô ̣đểcóchủtrương, biêṇ pháp đào tao,̣ bốtrícán bô ̣hơp ̣ lý, hiêụ quả,…đồng thời tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cũng như có chế độ, chính sách đãi ngộ, phù hợp cho cán bộ quản lý địa bàn cơ sở trọng điểm.
Hai là, tập trung chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, năng lực, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ công tác PCCC. Thường xuyên cử cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng, huấn luyện chuyên sâu về nghiệp vụ pháp luật và kỹ năng xử lý vi phạm hành chính về PCCC, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Thực tiễn công tác cho thấy, cán bộ làm công tác kiểm tra và xử lý vi phạm các quy định về PCCC, yêu cầu không chỉ nắm vững kiến thức pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà còn am hiểu các lĩnh vực chuyên ngành liên quan về thiết kế xây dựng, kỹ thuật điện – điện tử, cơ khí, hóa học…Do đó nếu cán bộ có trình độ chuyển môn càng cao, quản lý cơ sở giỏi việc áp dụng sao cho phù hợp và đúng theo quy định pháp luật thì xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC sẽ bảo đảm tính chính xác, nghiêm minh, hiệu quả. Ngược lại, cán bộ không nắm vững chuyển môn, năng lực quản lý yếu kém sẽ dẫn đến tình trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC kém hiệu quả.
Ba là, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý cơ sở, địa bàn
trong xử lý xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Điều này được thể hiện ở chỗ, các cấp Lãnh đạo, chỉ huy Đội, cấp Phòng trong lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh phải thường xuyên sâu sát, chỉ đạo, lãnh đạo cán bộ quản lý cơ sở kiên quyết, khách quan xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, kiểm tra, giám sát việc thực hiện xử phạt VPHC của cán bộ dưới quyền, không để xảy ra tình trạng cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, nể nang, xuề xòa, thiếu kiên quyết trong việc xử lý VPHC.
Bốn là, cán bộ làm công tác kiểm tra an toàn PCCC thường xuyên rà soát,
cập nhật, bổ sung thông tin, tài liệu có liên quan theo chế độ công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ Cảnh sát quy định tại Thông tư số 32/2013/TT-BCA-C41 ngày 12/6/2013 của Bộ Công an và các loại biểu mẫu, giấy tờ trong xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ tốt cho công tác nắm tình
hình, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, lãnh đạo, chỉ đạo công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Tập trung làm tốt công tác điều tra cơ bản, phân loại cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, từ đó xây dựng kế hoạch kiểm tra, mở hồ sơ quản lý; rà soát lại những hồ sơ xử lý đã lập biên bản nhưng chưa xử lý để kịp thời báo cáo Ban Giám đốc có hướng giải quyết, tránh tình trạng tồn đọng hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian dài dẫn đến hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, tổ chức đánh giá quy trình xử lý vi phạm hành chính, đối với những hồ sơ nào chưa đảm bảo đúng theo quy định phải bổ sung hoặc làm lại. Ngoài ra chỉ huy Đội cần trực tiếp nghiên cứu hồ sơ xử lý và chỉ đạo cán bộ chiến sĩ khi tham mưu ra quyết định xử phạt phải chú ý đến các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ để trình lãnh đạo ra quyết định xử phạt phù hợp theo từng đối tượng và đúng quy định của pháp luật. Qua đó, rút ra những mặt tốt để tiếp tục phát huy hoặc chấn chỉnh kịp thời những mặt còn hạn chế và đề ra yêu cầu để cán bộ chiến sĩ thực hiện.
Năm là, cấp ủy, lãnh đạo Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh và các
Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khu vực cần tăng cường công tác quản lý, giáo dục cán bộ, chiến sĩ; phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống; khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân, vi phạm điều lệnh, quy trình xử lý, kỷ luật công tác và các biểu hiện tiêu cực khác trong công tác, sinh hoạt. Cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy, trước hết là bí thư cấp ủy và Trưởng các Phòng khu vực thuộc Cảnh sát PCCC tỉnh thực hiện tốt việc nêu gương. Tích cực tổ chức thực hiện các cuộc vận động xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, nhất là cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống vì nhân dân phục vụ”, xây dựng văn hóa ứng xử trong lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh theo khẩu hiệu hành động “Chủ động - Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả”. Hàng năm, tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực tiễn tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh để đề ra các phương hướng, giải pháp trong thời gian tới. Qua đó kịp thời khen thưởng biểu dương cán bộ chiến sĩ có thành tích tốt trong công tác xử lý vi phạm để khích lệ động viên cán bộ chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ, khắc phục kịp thời những hạn chế về năng lực công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.