Nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 110 - 122)

phòng cháy và chữa cháy với chính quyền địa phương

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đối với công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, điều này cần được thể hiện thông qua việc huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong công tác xử lý vi phạm hành chính.

Lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh tích cực tham mưu Tỉnh ủy, UBND Tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo về công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

PCCC; xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng ban ngành trong các mặt công tác như: phối hợp các cấp, ngành liên quan tổ chức hướng dẫn và kiểm tra chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn PCCC.

Phát huy vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo PCCC tỉnh, lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh cần tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành, địa phương, cơ quan tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy nói riêng.

Hàng năm, lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng phong trào Toàn dân tham gia PCCC gắn với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chủ động đưa tin, bài, phóng sự liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính, phê phán công khai các hành vi vi phạm nghiêm trọng về PCCC của các tổ chức, cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục phòng ngừa chung.

Cảnh sát PCCC tỉnh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các đơn vị ngoài ngành trên địa bàn tỉnh như: UBND các huyện, Sở Công thương, Sở Lao động Thương Binh và xã hội, Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý các KCN Quảng Ngãi, Ban Quản lý KKT Dung Quất do UBND huyện chủ trì tổ chức các đợt kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành có sự phối hợp của nhiều bên liên quan để kiểm tra an toàn PCCC theo các chuyên ngành, chuyên đề thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán và “Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ” hàng năm . Qua kiểm tra, phát hiện những đơn vị, cơ sở vi phạm; xử phạt hành chính kịp thời những vi phạm đó và yêu cầu khắc phục những sơ hở, thiếu sót của các cơ sở trong việc thực hiện các quy định về PCCC.

Khi tiến hành kiểm tra, phát hiện sai phạm, khi tiến hành xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về PCCC, cơ quan cảnh sát PCCC tỉnh tiến hành gửi thông báo cho các đơn vị có liên quan, đảm bảo phối hợp trong thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được hiệu quả, đúng pháp luật.

Ngoài ra Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan trong lĩnh vực đầu tư xây dựng đảm bảo an toàn PCCC cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát PCCC xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về thiết kế, thi công xây dựng không đảm bảo an toàn về PCCC trên địa bàn tỉnh, hoặc các trường hợp công trình đang thi công, xây dựng mà chưa được cấp giấy chứng nhận về PCCC.

Tóm lại, chỉ có nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng thì công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC mới đạt hiệu quả cao, nghiêm minh, đúng pháp luật.

3.2.6. Xây dựng và phát triển lực lượng dân phòng tham gia phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý điều hành của UBND các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và sự tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy đã đạt được những kết quả nhất định, trong đó có sự tham gia của các tổ chức quần chúng nhân dân tự quản, tự phòng ở cơ sở. Xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng dân phòng là việc cụ thể hóa thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy về nội dung: “Tập trung xây dựng phong trào toàn dân tham gia

phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sâu rộng; gắn với xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, với phương châm bốn tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ), nòng cốt là lực

lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành”.

Trước tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy ngày càng gia tăng, công tác quản lý nhà nước về PCCC tại các khu dân cư của Cảnh sát PCCC tỉnh chưa đủ số lượng và chất lượng về biên chế như hiện nay, cán bộ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phụ trách địa bàn quản lý quá rộng, do đó việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đến từng Thôn, Tổ Dân phố hiện nay vẫn chưa có cán bộ kiểm tra chuyên trách phụ trách địa bàn. Từ lý luận và thực tiễn đặt ra cho thấy việc xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng dân phòng thuộc UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi mang tính cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu công tác phòng cháy, chữa cháy nói riêng và công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy nói riêng là góp phần đắc lực, hiệu quả cho quản lý nhà nước về PCCC cũng như đảm bảo việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh – quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng dân phòng tại các thôn, tổ dân phố sẽ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy ở thôn, tổ dân phố, xóm, làng, khu dân cư. Qua công tác kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, Đội trưởng Đội dân phòng có trách nhiệm kiến nghị, tham mưu cho UBND các cấp hoặc phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh kịp thời xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn mình phụ trách; đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện chấp hành quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC cho quần chúng nhân dân trong các khu dân cư, bảo đảm từng hộ gia đình, từng cá nhân đều thực hiện tốt về PCCC.

Do đó, việc xây dựng và phát triển lực lượng dân phòng tại các tổ dân phố, thôn trên địa bàn tỉnh thực sự trở thành là tổ chức quần chúng tự quản, tự phòng của cộng đồng dân cư, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở, tổ chức vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện công tác phòng

cháy, chữa cháy trên địa bàn thôn, tổ dân phố, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương đồng thời giúp cho các chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đồng thời giáo dục, hạn chế quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân vi phạm; giáo dục công dân tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm pháp luật và phòng ngừa không để cháy nổ xảy ra.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, đồng thời dựa trên các quan điểm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Chương 3 của Luận văn đã đưa ra dự báo tình hình cháy nổ và vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy trong thời gian đến. Qua đó, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng như bổ sung, kiến nghị hoàn thiện những cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; nâng cao nhận thức pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong quản lý, thực hiện các quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở, địa bàn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát PCCC; nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh với cơ quan quản lý nhà nước trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và cần thiết xây dựng và phát triển lực lượng dân phòng phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

KẾT LUẬN

Lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là một trong những lĩnh vực xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. “ Thủy, hỏa, đạo tặc” vốn là một câu nói truyền miệng của ông cha ta từ ngày xưa và đến nay dường như vẫn đúng bởi nguy cơ cháy, nổ luôn tiềm ẩn trong sinh hoạt, sản xuất thường ngày, luôn là sự đe dọa lớn thứ hai đến an toàn cuộc sống của người dân và dễ đem đến những hậu quả khó lường [24]. Khu công nghiệp, khu chế xuất, công trình, cơ sở, nhà cao tầng, khu dân cư được xây dựng ngày càng nhiều, dây chuyền sản xuất hiện đại có giá trị lớn được lắp đặt phục vụ cho sản xuất, nguồn điện sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt ngày càng tăng….là những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ lớn có thể xảy ra

gây thiệt hại nghiêm trọng tính mạng về người và tài sản. Do đó, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC ngày càng phải được tăng cường bởi đây chính là một trong những công cụ hứu hiệu thể hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. Tuy nhiên, hiện nay công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa đạt hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân khác nhau: hệ thống pháp luật về PCCC chưa thống nhất, hoàn thiện, vẫn còn nhiều bất cập trong các quy định gây khó khăn trong công tác xử lý VPHC, ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, các tổ chức chưa cao, cán bộ làm công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC thiếu kiên quyết, mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC chưa chặt chẽ

… Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giải quyết được những nội dung cơ bản sau đây:

- Về mặt lý luận: Luận văn đã nêu lên được khái niệm, đặc điểm, cấu thành vi phạm hành chính; khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC; các quy định của pháp

luật hiện hành về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC; trình tự, thủ tục xử phạt VPHC;

- Về thực tiễn trên cơ sở phân tích các số liệu và khảo sát thực tế tác giả đã đánh giá thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Từ những tồn tại của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong thực tiễn, đề tài đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như:

+ Bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;

+ Nâng cao nhận thức pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC; + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC cho các tổ chức và cá nhân;

+ Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong quản lý, thực hiện các quy định của pháp luật trong xử lý VPHC về PCCC tại cơ sở; + Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở, địa bàn về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC;

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC đối với lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi;

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC của Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi;

+ Xây dựng và phát triển lực lượng dân phòng tham gia phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương (2015), Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy, Hà Nội.

2. Bộ Công an (2010), Quyết định số 586/QĐ-BCA ngày 23/02/2010 quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, Hà Nội.

3. Bộ Công an (2013), Thông tư số 63/2013/TT-BCA ngày 21/11/2013 quy

định điều lệnh Cảnh sát kiểm tra an toàn PCCC, Hà Nội.

4. Bộ Công an (2013), Thông tư số 214/2013/TT-BCA ngày 31/12/2013 quy

định chi tiết một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 và Nghị định số 46/2012 ngày 22/5/2012 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, Hà Nội.

5. Bộ Công an (2014), Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12/3/2014 quy

định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Hà Nội.

6. Bộ Công an (2014), Thông tư số 34/2014/TT-BCA ngày 15/8/2014 quy

định về các biểu mẫu sử dụng khi xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền Công an nhân dân, Hà Nội.

7. Bộ Công an (2014), Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Hà Nội.

8. Bộ Công an (2014), Thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26/10/2015

hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Hà Nội.

9. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013

quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính,

Hà Nội.

10. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013

quy định về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, Hà

Nội.

11. Bộ Tư pháp (2012), “Đặc san Luật Xử lý vi phạm hành chính”,

moj.gov.vn, ngày truy cập: 26/5/2015.

12. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi (2015), Báo cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 110 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)