3.1. Dự báo tình hình và quan điểm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạmhành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
3.1.1. Dự báo tình hình cháy, nổ và vi phạm về phòng cháy, chữa cháytrên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Phòng cháy và chữa cháy là một trong những lĩnh vực xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi vì thiệt hại về cháy nổ tuy không diễn ra hàng ngày nhưng nếu các vụ cháy xảy ra trên thực tế thì thiệt hại rất khó đoán trước, gây ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì vậy, song song với việc phát triển kinh tế của địa phương, cụ thể là sự phát triển các khu công nghiệp, sự hình thành các khu dân cư, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng kéo theo các nguy cơ tiềm ẩn cháy, nổ gây ra càng lớn. Theo đó, tình hình cháy, nổ trong thời gian tới tại các khu vực trên địa bàn tỉnh được dự báo như sau:
- Tình hình cháy trên đất liền: Số vụ cháy xảy ra ở các khu vực nội thành, khu công nghiệp sẽ gia tăng mạnh hơn so với các khu vực khác. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tỉnh Quảng Ngãi sẽ ưu tiên đầu tư vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm có lợi thế cạnh tranh như công nghiệp hóa dầu, công nghiệp thép, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và các ngành dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Hạt nhân của quá trình phát triển công nghiệp là Khu kinh tế Dung Quất cùng với tổ hợp lọc hóa dầu, tổ hợp công nghiệp nặng Doosan, nhà máy đóng tàu và các dự án đầu tư quy mô lớn đã được quy hoạch, xúc tiến, đầu tư chiều sâu. Đặc biệt chú trọng ổn định công suất Nhà máy lọc dầu Dung Quất, công trình trọng điểm an ninh quốc gia đạt 6,5 triệu tấn dầu/năm. Song song với
phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp quy mô lớn các ngành công nghiệp khác như chế biến thực phẩm, đồ uống, công nghiệp may mặc, da giầy, công nghiệp hạ tầng…được chú ý tăng cường phát triển. Đây đều là những ngành, những cơ sở tập trung nhiều hóa chất, nguyên vật liệu, hàng hóa dễ cháy. Trong khi đoa, hệ thống nhà kho, nhà xưởng, bến bãi có diện tích lên đến hàng chục nghìn mét vuông. Do đó, dự báo các KCN, cụm công nghiệp luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao.
Bên cạnh đó, theo Nghị Quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020, hệ thống hạ tầng thương mại, chợ, cửa hàng, siêu thị tiếp tục được đầu tư và nâng cấp đạt 161 chợ và 7 siêu thị lớn. Các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà cao tầng, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở sản xuất ngày càng tồn tại nhiều chất dễ cháy và thường xuyên tập trung đông người nên dẫn đến các vi phạm quy định an toàn về PCCC gây cháy và cháy lớn. Nhu cầu sử dụng điện, xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, than, hàng hoá, vật tư dễ cháy,... trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, ngày càng tăng nên nguy cơ xảy ra cháy, nổ ngày càng lớn...
- Tình hình cháy trên mặt nước: Căn cứ Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày
10/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 thì định hướng phát triển kết cấu hạ tầng trong thời gian đến tỉnh Quảng Ngãi sẽ hoàn thiện cảng Dung Quất là cảng chuyên dùng và tổng hợp container đầu mối của khu vực quy hoạch. Tron đó quy hoạch cảng nước sâu Dung Quất II nhận tàu công suất đến 26 vạn DWT; công suất cảng đến năm 2020 là 30 triệu tấn/năm; Cảng Sa Kỳ năng lực thiết kế đến năm 2020 là tàu cỡ 2000 DWT và công suất 0,3-0,4 triệu tấn/năm; Quy hoạch các bến cảng nhỏ của địa phương: Cổ Lũy (tổng hợp), Lý Sơn (cảng cá), Sa Huỳnh (cảng cá), bến cập quân sự Lý Sơn (bến cập tàu), cảng Mỹ Á (cảng tổng hợp) đầu tư hạ tầng kỹ thuật vũng neo đậu trú bão tàu thuyền Lý Sơn giai đoạn II.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5.554 tàu khai thác cá. Trong đó tàu có công suất dưới 20CV: 1.176 chiếc, tàu có công suất từ 20CV đến 90CV: 1.348 chiếc và tàu có công suất trên 90CV: 3.030 chiếc. Trong thời gian qua, dự báo địa bàn tỉnh xảy ra rất nhiều vụ cháy tàu, thuyền có giá trị lớn. Bên cạnh đó, với hệ thống cảng biển gồm Cảng Dung Quất 1-2, cảng Sa Kỳ, cảng cá Sa Huỳnh, cảng cá Tịnh Kỳ, Cảng neo trú đậu tàu thuyền Mỹ Á, Tịnh Hòa như trên… sẽ kéo theo số lượng tàu, thuyền vận chuyển các loại hàng hóa dễ cháy như xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, nguyên liệu dễ cháy ngày càng nhiều, đa phần tàu khai thác cá có vỏ đều bằng gỗ, đặc biệt là tàu chở dầu nên tình hình cháy, nổ trên mặt nước có nguy cơ tăng cao do nhiều nguyên nhân như: vi phạm các quy định an toàn về PCCC; sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không đúng quy định; chủ tàu, lái tàu, người phục vụ trên tàu chưa qua huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; tàu không được trang bị các phương tiện chữa cháy theo quy định…do đó nguy cơ cháy, nổ trên mặt nước sẽ diễn ra hết sức phức tạp, khó lường.
- Tình hình vi phạm về PCCC: Như đã phân tích ở trên, việc phát triển nhanh các khu công nghiệp và đô thị trên địa bàn tỉnh sẽ kéo theo số lượng cơ
sở thuộc diện quản lý ngày càng nhiều, đa dạng về ngành nghề sản xuất, kinh doanh và các hoạt động có liên quan đến công tác PCCC, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, tình hình vi phạm các quy định về PCCC cũng sẽ có chiều hướng gia tăng như: các hành vi vi phạm về PCCC trong thiết kế, thi công xây dựng công trình; trong thực hiện các quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; hành vi vi phạm liên quan đến bảo quản, kinh doanh, vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm để xảy ra cháy, nổ;… Các hành vi vi phạm về PCCC sẽ xảy ra chủ yếu tại khu vực kinh tế tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể, tại các chợ và trung tâm thương mại, các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, các khu dân cư tập trung đã đưa vào sử dụng lâu ngày, nhìn chung trong thời gian tới
tình hình vi phạm về PCCC tại các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC sẽ xảy ra nhiều và phức tạp hơn.