Tuy nhiên, bên cạnh một số ưu điểm, công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại hạn chế như sau:
Qua thống kê xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trong đầu tư xây dựng, hành vi tổ chức thi công, xây dựng công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về PCCC khi chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC
diễn ra phổ biến. Ví dụ: Tháng 11/2016, qua công tác kiểm tra an toàn PCCC tại công trình Khách sạn Mường Thanh trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn do Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư; Kết quả kiểm tra, Cảnh sát PCCC phát hiện công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC nhưng chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC đã tổ chức thi công, xây dựng do đó Cảnh sát PCCC đã lập biên bản vi phạm hành chính đề xuất lãnh đạo Cảnh sát PCCC tỉnh xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ với mức phạt là 40.000.000 đồng.
Một số đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh chưa quan tâm thường xuyên, đúng mức đến công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, chưa cụ thể hóa nhiệm vụ này trong nội dung hoạt động của đơn vị nên chưa phân rõ trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về PCCC mặc dù đã được nhiều đơn vị thực hiện nhưng chưa thường xuyên, đồng đều ở các đơn vị, địa phương nên chưa tạo được sự tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về PCCC của nhân dân. Nội dung chưa được đề cập sâu đến các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đối với vi phạm hành chính, đối tượng tuyên truyền còn hạn chế đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa, ngư dân…Bên cạnh đó, việc giáo dục, giải thích mục đích, ý nghĩa của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC của cơ quan chức năng có thẩm quyền không đầy đủ, thường xuyên, dẫn đến trật tự, kỷ cương trong việc thực hiện pháp luật về PCCC và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC kém hiệu quả, hiện tượng vi phạm, tái vi phạm xảy ra phổ biến, nhận thức trách nhiệm từ người có hành vi vi phạm lẫn chủ thể xử phạt không đầy đủ. Ý thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là chủ các cơ sở sản
xuất, kinh doanh; thường xuyên trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát về an toàn PCCC của cơ quan chức năng và một số người còn có hành vi chống đối khi bị cơ quan chức năng xử lý.
Sự phối hợp trong việc thông báo vi phạm giữa các ngành, các cấp chưa thật sự hiệu quả. Cụ thể là sự phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cùng với các lực lượng liên ngành (Sở Công thương; Sở Xây dựng; Công ty Điện lực; Ban Quản lý KKT Dung Quất; Ban Quản lý các chợ, người đứng đầu Trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn; Chi cục Kiểm lâm; Sở Lao động-Thương binh và xã hội còn chưa chặt chẽ. Lãnh đạo các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các cấp trực tiếp kiểm tra về công tác PCCC còn ở mức rất hạn chế, coi công tác kiểm tra về PCCC là của lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh. Sau hoạt động kiểm tra, việc ra quyết định tổ chức khắc phục các tồn tại, thiếu sót, vi phạm quy định về PCCC còn chậm và chưa giải quyết dứt điểm, do vậy vi phạm về PCCC ở các công trình nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, cho đến nay vẫn chưa khắc phục, nguy cơ cháy, nổ vẫn còn tồn tại.
Tình hình các đối tượng vi phạm pháp luật về PCCC ngày càng tăng; tuy nhiên biên chế lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy mỏng, vừa thiếu về số lượng và không đáp ứng được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 63/2013/TT-BCA ngày 21/11/2013 của Bộ Công an quy định về điều lệnh kiểm tra của Cảnh sát PCCC đó là bố trí 01 cán bộ kiểm tra phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn, cơ sở không vượt quá 70 cơ sở. Bên cạnh đó công cụ hỗ trợ, phương tiện phục vụ công tác của lực lượng tham gia phát hiện, xử lý vi phạm còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay, các Đội thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy - Cảnh sát PCCC tỉnh đều phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từ 02 đến 05 đội gộp lại, đa phần là những đội ghép để thực hiện công tác chuyên môn gọi là Đội Tổng hợp – Hướng dẫn , kiểm tra an toàn PCCC, cán bộ được phân công vừa làm công tác hướng dẫn, kiểm tra an toàn PCCC có
nhiệm vụ phụ trách 03 địa bàn huyện/thành phố thuộc tỉnh, mỗi Phòng Cảnh sát PCCC khu vực có từ 02-03 cán bộ được phân công phụ trách nhiều cơ sở, dẫn đến không quán xuyến được hết địa bàn, quản lý cơ sở chưa thật sâu sát, chưa phát hiện kịp thời những lỗi vi phạm của cơ sở.
Cán bộ xử lý khi ra quyết định xử phạt còn nể nang, thiếu kiên quyết do đó thường đề xuất lãnh đạo hoặc ra quyết định xử phạt ở mức trung bình của khung phạt tiền mà ít chú ý đến việc xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức và mức phạt cho phù hợp, dẫn đến một số trường hợp cần phạt nặng và áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung để răn đe thì lại không được áp dụng, khiến cho công tác xử lý vi phạm mới chỉ chạy theo số lượng, chưa đi vào chiều sâu. Do đó hiệu quả ngăn ngừa vi phạm và tái vi phạm thấp.
Việc xử lý, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt chưa thật sự triệt để, còn dấu hiệu bỏ sót vi phạm đặc biệt là các hành vi vi phạm để xảy ra cháy, biên bản vi phạm chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định… đặc biệt xử phạt đối với các hành vi xảy ra cháy còn ít. Kết quảxử phaṭvi phaṃ hành chính chưa thưc ̣ sư ̣đaṭ
hiêụ quảtrong viêc ̣ phát hiêṇ ngăn chăṇ hành vi vi phaṃ quy đinḥ của Nhà nước trong công tác PCCC. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm cháy nổ còn hạn chế. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCCC cho quần chúng nhân dân chưa được lực lượng Cảnh sát PCCC cũng như các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức.
Một số đối tượng sau khi bị xử lý vi phạm hành chính không có khả năng nộp phạt do hoàn cảnh khó khăn. nhất là đối với các cơ sở, hộ gia đình để xảy ra cháy nổ phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Đối với những cơ sở, hộ gia đình này, mặc dù quyết định xử phạt đã được ban hành song không thể nộp phạt do không có kinh tế; việc cưỡng chế thi hành của các cơ quan chức năng đối với quyết định xử phạt không khả quan do cơ sở hộ gia đình đã bị cháy hoàn toàn.
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan
Một số quy định của pháp luật về PCCC còn bất cập, chưa đầy đủ và chưa phù hợp với thực tiễn; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC chậm được ban hành, gây khó khăn trong việc thực hiện. Quy định về việc mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ khó thực hiện, nhất là với các hộ kinh doanh, tiểu thương ở các chợ, trung tâm thương mại… mặt hàng thường xuyên biến động về sốlương,̣ chất lương,̣ chủng loai,̣ viêc ̣ đinḥ giátài sản đểmua bảo hiểm găp ̣ nhiều khó khăn. Quy định về phân cấp quản lý và trách nhiệm trong công tác PCCC giữa UBND và Công an cấp tỉnh với cấp huyện chưa cụ thể, rõ ràng. Thông tư số 04/2004/TT-BCA và một số quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC tính khả thi thấp, đã bộc lộ sự không phù hợp với thực tiễn công tác PCCC hiện nay, như: Chưa có quy định về trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng PCCC tại chỗ, chế độ chính sách cho những người tham gia hoạt động PCCC, quy định về tổ chức, quản lý lực lượng PCCC chuyên ngành, quy chuẩn PCCC cho các công trình siêu cao tầng, công trình ngầm,...
Mặt khác, các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy thường được ban hành chậm cũng làm cho việc tổ chức thực hiện gặp nhiều trở ngại. Một số các quy định của pháp luật về PCCC còn chồng chéo với các quy định khác của pháp luật như: Quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC, theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy thì tiêu chuẩn về PCCC là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, tuy nhiên theo Luật Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam thì tiêu chuẩn chỉ khuyến khích áp dụng, điều này đã gây rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn.
Ngày 26/10/2015, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 57/2015/TT-BCA hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, kể từ khi Thông tư này có hiệu lực thi hành (ngày
06/01/2016), trong đó việc chấp hành quy định xe ô tô 4 chỗ trở lên phải được trang bị một bình bột loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4kg vẫn không được đa số người dân tự nguyện chấp hành. Bên cạnh đó, một số xe chở khách tự ý lắp thêm các thiết bị điện ngoài thiết kế của xe như màn hình vô tuyến, video, tủ lạnh, biến áp để cung cấp cho các thiết bị này…làm tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể về chế tài xử lý hành chính cho các hành vi vi phạm này.
Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; quy định mức phí và lệ phí mà các tổ chức mua và bán bảo hiểm cháy, nổ phải có nghĩa vụ thực hiện. Thực tế cho thấy, nhiều tổ chức, cá nhân có những dấu hiệu lợi dụng khe hở trong việc thực hiện Nghị định này để tránh né việc mua và bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gây thất thu cho ngân sách. Còn nhiều cơ quan, đơn vị thuộc diện là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ nhưng không thực hiện mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật; đến tại thời điểm mốc thời gian giám sát (tháng 9/2016) toàn tỉnh chỉ có 422/1317 đơn vị, cơ sở thuộc diện đã mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc [13].
Về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: theo quy định tại Điều 66 Luật XLVPHC thì người có thẩm quyền xử phạt VPHC phải ra quyết định xử phạt VPHC trong thời gian 07 ngày. Với thời hạn này, việc hoàn chỉnh hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy gửi đến Chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh để ra quyết định xử phạt nhiều lúc không đảm bảo thời gian.
Điều 47 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình với mức phạt tiền từ 300.000 ngàn đồng đến tối đa
5.000.000 triệu đồng. Trong thực tế, việc xử lý hành vi vi phạm để xảy ra cháy, nổ mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại dưới 25.000.000 đồng đến trên 50.000.000 đồng cũng còn nhiều bất cập. Hầu hết các vụ cháy, nổ đều xảy ra ở hộ kinh doanh nhỏ, lẻ hoặc hộ gia đình, có khi người vi phạm là chính các thành viên trong gia đình đó, việc xử phạt vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy tại hộ gia đình rất không thực hiện được vì gây ảnh hưởng lớn đến đời sống tình cảm trong hộ. Ở địa bàn miền núi, bãi ngang, ven biển kinh tế đặc biệt khó khăn, những hộ kinh doanh ở khu vực này đều kinh doanh quy mô nhỏ, ít vốn; khi có cháy, nổ xảy ra gây thiệt hại toàn bộ tài sản thậm chí thiệt hại tính mạng con người. Trong những trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không “nỡ” xử phạt vì họ không còn khả năng để nộp phạt.
Vấn đề thi hành quyết định xử phạt hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về PCCC trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp các chủ cơ sở kinh doanh không chấp hành do nhiều nguyên nhân: chủ cơ sở ngừng kinh doanh, tình hình kinh doanh khó khăn, thu nhập ít…đặc điểm hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đánh bắt hải sản, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Khi cán bộ đến kiểm tra an toàn PCCC tại cơ sở, phát hiện vi phạm và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thực tế có rất nhiều chủ cơ sở trốn tránh thi hành.
Bên cạnh đó, việc tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy còn gặp nhiều khó khăn, chi phí phục vụ cho công tác cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt lớn hơn nhiều lần so với mức tiền phạt.
Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt quy định: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
ở những nơi có quy định cấm”. Điểm a Khoản 3 Điều 33 Nghị định số
167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt quy định: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm”. Quy định như trên còn khó hiểu, mập mờ và tính khả thi chưa cao
bởi cụm từ “thiết bị điện tử” ở đây quá rộng, gần như loại máy móc nào hiện nay cũng có thể liệt vào thiết bị điện tử như máy ảnh kỹ thuật số, tivi, hay như nơi có quy định cấm như ở cây xăng thì ngay cả trụ bơm xăng cũng là thiết bị điện tử,… Nếu quy định như trên thì ví như tại cây xăng, khách hàng muốn vào đổ xăng thì phải gửi điện thoại di động và diêm, bật lửa ở ngoài nếu không sẽ bị xử phạt. Trên thực tế, tại cây xăng nhiều người dân vẫn vô tư “alo” tại cây xăng, trong khi đó lực lượng chức năng thì “quá mỏng” không thể túc trực để xử phạt, mà muốn xử phạt thì cũng không dễ [23].
Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt