8. Cấu trúc của Luận án
3.1.2. Giới thiệu Văn phòng Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
dân Lào
3.1.2.1. Vị trí của Văn phòng Chủ tịch nước
Văn phòng Chủ tịch nước là cơ quan giúp việc của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước, là một trong các cơ quan nhà nước cấp trung ương, có vai trò tương đương với cấp Bộ, có vai trò làm tham mưu trong việc nghiên cứu, tổng hợp và hành chính phục vụ cho các hoạt động về nhà nước của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước được ấn định trong hiến pháp và luật pháp của CHDCND Lào.
3.1.2.2. Nhiệm vụ của Văn phòng Chủ tịch nước
- Nghiên cứu và trình Chủ tịch nước xem xét chấp thuận hiến pháp và pháp luật mà đã được Quốc hội thông qua; xem xét ban hành pháp lệnh và sắc lệnh; xem xét phê duyệt đàm phán, ký kết, tuyên bố phê duyệt hoặc hủy bỏ các hiệp ước và hiệp định đã được ký kết với nước ngoài và xem xét các vấn đề theo hiến pháp và pháp luật quy định.
- Phối hợp với VPTW, Văn phòng Quốc hội, VPCP và các cơ quan liên quan để cung cấp thông tin cho Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước về tình hình của Quốc hội, của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương các cấp trong việc thi hành hiếp pháp, pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, sắc lệnh của Chủ tịch nước, nghị quyết, chỉ thị, thông báo của Chính phủ cũng như tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại.
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan lập kế hoạch, chương trình làm việc hàng năm, quỹ và hàng tháng của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, đồng thời tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát và tổng kết báo cáo kết quả thực hiện các chương tình đó trong từng giai đoạn.
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan chuẩn bị diễn văn, bài phát biểu và bài phỏng vấn của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước để phát biểu hoặc thông báo trong các sự kiện của đất nước hoặc quốc tế.
- Nghiên cứu tính đúng đắn theo pháp luật, sự chính xác của văn bản và các tài liệu pháp lý khác gửi đến Chủ tịch nước hoặc Phó Chủ tịch nước trước khi trình lên xin ý kiến của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước.
- Phối hợp với các ngành có liên quan trong việc lập, sửa đổi luật và các văn bản pháp lý bao gồm cả các dự thảo trong cơ quan của mình.
- Nhận và nghiên cứu các kiến nghị, thư khiếu nại, lời kêu cứu sự công bằng của các cơ quan và nhân dân gửi tới Chủ tịch nước hoặc Phó Chủ tịch nước để xem xét chỉ đạo giải quyết, đồng thời theo dõi, thúc đẩy các cơ quan có trách nhiệm với các vấn đề đó.
- Theo dõi và củng cố việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân cho đúng và phù hợp với hiến pháp và pháp luật.
- Tham dự các hội nghị với các cơ quan liên quan để nghiên cứu việc ân xá cho tội phạm bị phạt tù và đã thi hành án trong một thời gian nhất định.
- Tham dự và theo dõi các hoạt động nhà nước của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước ở trong và ngoài nước; thu thập và quản lý các tài liệu, thông tin hoạt động của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và của Văn phòng Chủ tịch nước.
- Phối hợp với Bộ ngoại giao và các bộ phận liên quan để chuẩn bị nội dung và lễ tân trong hoạt động của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước; phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo công tác, sinh sống, an ninh, sự đi lại và sức khỏe của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và gia đình của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước theo quyền hạn được giao.
- Củng cố bộ máy tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý và thực hiện các chính sách đối với cán bộ về hưu, công chức, viên chức đúng theo luật pháp và các quy định, đồng thời
thực hiện các nhiệm vụ khác ở trong và ngoài nước theo sự chỉ đạo của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước.
3.1.2.3. Quyền hạn của Văn phòng Chủ tịch nước
- Liên hệ trực tiếp với Chủ tịch nước hoặc Phó Chủ tịch nước để báo cáo tình hình, kiến nghị và các ý kiến chỉ đạo; liên hệ với các tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức quần chúng cấp trung ương và địa phương, các tổ chức xã hội, kể cả cá nhân trong và ngoài nước theo yêu cầu của công việc hoặc theo sự giao phó của Chủ tịch nước hoặc Phó Chủ tịch nước.
- Quán triệt ý kiến của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, ra thông báo, thư lưu hành, các tài liệu chính thức khác gửi các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
- Tham dự cuộc họp Quốc hội, Chính phủ, hội nghị của các ngành và địa phương theo giấy mời hoặc theo sự ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; tham dự lễ đón và ghi chép tại cuộc gặp với khách trong và ngoài nước của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước.
- Liên hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức quần chúng cấp trung ương, các tỉnh, thành phố báo cáo tình hình các công việc của mình nhằm tổng hợp báo cáo Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước.
- Là đầu mối mời các bộ phận có liên quan tham dự hội nghị để nghiên cứu đơn đề nghị ân xá cho tội phạm bị án tử hình, trình Chủ tịch nước xem xét; đề nghị thành lập hoặc hủy bỏ bộ máy thuộc Văn phòng Chủ tịch nước; quyết định một số công việc nội bộ của Văn phòng Chủ tịch nước về việc bồi dưỡng, đào tạo, cử, nâng cấp bậc, chuyển ngạch, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật CBCC theo luật công chức; quyết định việc chi tiêu ngân sách theo pháp luật và các quy định, sửa chữa và xây dựng trụ sở, sử dụng và dịch chuyển tài sản thuộc quyền quản lý của Văn phòng Chủ tịch nước.
- Quan hệ hợp tác với Văn phòng Chủ tịch nước của các nước theo sự chấp thuận của cấp trên.
3.1.2.4. Tổ chức bộ máy của Văn phòng Chủ tịch nước
Văn phòng Chủ tịch nước có 5 đơn vị, cụ thể: - Vụ hành chính.
- Vụ nghiên cứu tổng hợp. - Vụ luật.
- Vụ tổ chức, thanh tra và tuyên truyền. - Vụ ngoại vụ.
3.1.2.5. Một số hoạt động cơ bản của Văn phòng Chủ tịch nước
- Công việc hành chính và tổ chức: đã tổ chức và củng cố bộ máy giúp việc của Văn phòng Chủ tịch nước từ 3 Vụ thành 4 Vụ. Có 13 Phòng và 2 Tổ; có 4 chi bộ đảng, có 33 đảng viên, 12 nữ đảng viên, chiếm 56,89% trong tổng số cán bộ đảng viên; đã sửa chữa tòa nhà Văn phòng Chủ tịch nước để tiếp đón đoàn cấp cao, nguyên thủ quốc gia từ các nước sang thăm CHDCND Lào; tiếp nhận và tổng hợp 3,250 tài liệu từ các cơ quan trung ương và địa phương; kiểm tra, quản lý các tài liệu, đồng thời phân phát cho các cơ quan liên quan theo sự chỉ đạo; việc quản lý thông qua ngân sách hàng năm trong công việc theo đúng nguyên tắc; lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, lý luận chính trị hành chính, tiếng Anh ở trong nước và nước ngoài; đề nghị Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào để ban hành sắc lệnh Chủ tịch nước trong việc khen thưởng các loại, gồm có 6,726 lần. Đồng thời, đã tổ chức trực ban bằng cách phối hợp với đại đội 11 tại Văn phòng Chủ tịch nước, nhất là bảo vệ cho đoàn cấp cao sang gặp gỡ Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào tại Phủ Chủ tịch, bảo vệ cho đoàn sang chúc mừng ngày quốc khánh ngày 2 tháng 12 hàng năm tại Phủ Chủ tịch; tuyệt đối bảo vệ khuôn viên Văn phòng Chủ tịch nước khi có sự kiện và ngày lễ quan trọng hàng năm và các ngày quan trọng để đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự trong việc ra - vào của CBCC và người bên ngoài sang liên hệ công tác.
- Công việc nghiên cứu tổng hợp và pháp luật: tiếp nhận và nghiên cứu các đơn kiện, tất cả 309 vụ; trong đó 17 vụ án hình sự, 35 vụ án dân sự, 18 vụ tranh chấp về đất đai, 70 đơn xin ân xá. Đã nghiên cứu trình báo cáo xin ý kiến chỉ đạo từ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước 16 lần và trình các cơ quan liên quan xem xét, xử lý; tiếp nhận và nghiên cứu 41 thư ngõ từ các cơ quan đảng - nhà nước, tư nhân trong và nước ngoài gửi tới Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; nghiên cứu góp ý kiến vào dự án pháp lệnh của Chủ tịch nước về quy định nghiên cứu, xem xét đơn xin ân xá cùng với viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan liên quan; tiếp nhận và nghiên cứu 13 đơn đề nghị khác.
- Công tác đối ngoại: Chủ động trong công tác tham mưu phục vụ công tác đối ngoại cho Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước, nhất là đảm bảo về nội dung, vị trí, lễ tân, an toàn trong việc tiếp đón khách trong nước và khách nước ngoài của Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước, nhất là chuẩn bị, theo dõi Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước đi công tác ở nước ngoài. Tiếp đón 19 nguyên thủ quốc gia, phó nguyên thủ quốc gia; chuẩn bị cho Chủ tịch nước đi tham dự hội nghị quốc tế và sự kiện, lễ khai mạc thể thao quốc tế ở nước ngoài 5 lần; chuẩn bị nội dung, lễ tân cho Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước tiếp đón đại sứ trình quốc thư, trao quốc thư cử đại sứ Lào sang làm nhiệm kỳ tại các nước và đại sứ chào tạm biệt 167 lần; chuẩn bị và theo dõi Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước tham dự các lễ quan trọng cấp nhà nước 18 lần; chuẩn bị địa điểm và lễ tân cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước trao tặng huân chương vàng quốc gia nhân dịp ngày lịch sử của cả nước, trao tặng huân chương Phô Xay Lạn Xang cho nguyên thủ quốc gia và phó nguyên thủ quốc gia; lễ tiếp nhận tiến sĩ danh dự từ nước ngoài 6 lần; tổ chức lễ cho Chủ tịch nước đọc tuyên bố, thư chúc mừng không được đọc trên báo chí, trả lời phỏng vấn với phóng viên nước ngoài 10 lần; duyệt quốc thư, thư triệu tập đại sứ Lào ở nước ngoài về nước 10 lần; duyệt quốc thư, thư triệu tập đại sứ Lào ở nước ngoài bằng tiếng Pháp và tiếng Anh 39 lần; chuẩn bị nội dung biên bản hợp tác giữa Văn phòng Chủ
tịch nước Lào - Việt Nam, Lào - Myanmar, bản tiếng Lào - tiếng Anh 2 bản; đã chuẩn bị nội dung, kế hoạch hoạt động và lễ tân trong việc trao đổi cuộc viếng thăm giữa 2 Văn phòng Chủ tịch nước Lào - Việt Nam 5 lần. Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, đại sứ nước ngoài và cơ quan tổ chức quốc tế tại CHDCND Lào theo sự chỉ đạo của cấp trên để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động công tác bên trong và nước ngoài của Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước.
Như vậy có thể thấy giữa VPTW và Văn phòng Chủ tịch nước có những điểm khác nhau nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng, giữa 2 văn phòng có mối liên hệ gắn bó với nhau. Điểm khác biệt đó chính là nội dung tham mưu, tổng hợp khác nhau. VPTW tham mưu, tổng hợp những nội dung gắn với công tác lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, trong khi Văn phòng Chủ tịch nước tham mưu, tổng hợp những nội dung gắn với hoạt động của nhà nước, đó là công tác đối nội, đối ngoại. Nội dung khác nhau nên phương pháp và hình thức tham mưu, tổng hợp cũng khác nhau.
Điểm tương đồng đó là cùng giúp việc cho đồng chí đứng đầu Đảng và Nhà nước, phục vụ cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo ở tầm vĩ mô. VPTW và Văn phòng Chủ tịch nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đều thực hiện nhiệm vụ đối ngoại.
Năng lực của đội ngũ CBCC của VPTW và Văn phòng Chủ tịch nước không có sự cách biệt. VPTW, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, VPCP là những cơ quan quy tụ đội ngũ CBCC có trình độ chuyên môn sâu, có năng lực, vì đây là những cơ quan tham mưu, giúp việc hàng đầu đất nước, phục vụ lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước. Nếu CBCC không có năng lực thì không thể đáp ứng được yêu cầu công việc.
Văn hóa tổ chức của VPTW và Văn phòng Chủ tịch nước không có sự khác biệt lớn, vì đều giúp việc cho một đồng chí (Tổng bí thư - Chủ tịch nước). Do đó, văn hóa tổ chức của 2 cơ quan này có nhiều điểm tương đồng.
3.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG TRUNG