Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cường công tác hậu cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức, hoạt động của văn phòng trung ương đảng nhân dân cách mạng lào trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo (Trang 165 - 182)

8. Cấu trúc của Luận án

4.3.5. Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cường công tác hậu cần

hậu cần cho Văn phòng Trung ương Đảng

* Về công tác quản lý tài chính và đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật: Để đảm bảo hiệu quả lãnh đạo của Đảng cũng như hoạt động của bộ máy giúp việc là VPTW, hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng. Thực hiện mục tiêu này, trong thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp như:

- Bảo đảm điều kiện làm việc (phòng làm việc, trang thiết bị) đúng theo quy định của Nhà nước; thay thế kịp thời các trang thiết bị cũ, hỏng khi có yêu cầu.

- Kịp thời sửa đổi, bổ sung những quy định bất hợp lý về quản lý tài chính, tài sản của VPTW cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời, nghiên cứu, mở rộng thực hiện cơ chế khoán đối với một số chế độ tài chính để bảo đảm linh hoạt và phát huy tính chủ động của các đơn vị phục vụ. Tăng cường sử dụng hợp đồng thuê khoán công việc, kể cả việc thuê chuyên gia nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật.

- Nghiên cứu áp dụng hình thức ký hợp đồng thuê ngoài đối với một số loại hình dịch vụ (như cung cấp dịch vụ ăn uống, vệ sinh) để vừa có điều kiện giảm biên chế, tiết kiệm chi phí vừa nâng cao chất lượng phục vụ.

- Nghiên cứu việc quy định công tác quản lý tài chính, chi tiêu ngân sách bảo đảm cho các hoạt động các ban của Đảng để tăng tính chủ động, thống nhất về đầu mối, tránh phát sinh vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tham mưu, nghiên cứu, điều hành, phục vụ. Tăng cường thực hiện chương trình “điện tử hóa” các hoạt động của VPTW.

VPTW cần tích cực tham mưu, giúp các ban của Đảng bố trí, quản lý kinh phí phục vụ hoạt động của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ban Đảng bảo đảm kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả. Tiến hành phân cấp quản lý chi hoạt động thường xuyên trong dự toán hàng năm của VPTW; thường xuyên kiểm tra, giám sát chi, đáp ứng kịp thời và đầy đủ yêu cầu về tài chính phục vụ cho các hoạt động của Đảng, các ban Đảng, VPTW. Xây dựng và hoàn thiện chế độ, định mức chi tiêu phù hợp với các hoạt động của Đảng; xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính. Công tác bảo đảm các điều kiện vật chất phục vụ hoạt động của VPTW, của các cơ quan của Đảng từng bước được tăng cường.

Với những thành tựu của khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống và trong các hoạt động của con người ngày càng phổ biến. Việc ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin trong các hoạt động của VPTW một mặt là phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội, mặt khác giúp cho việc hoạt động của VPTW ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn, giảm nguồn lực cho việc công tác tham mưu, quản lý, điều hành hàng ngày. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, việc giải quyết công việc sẽ nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều.

* Về công tác hành chính, tổng hợp:

Công tác hành chính nhà nước cần được tổ chức thực hiện bảo đảm đúng nội quy, quy chế, bảo mật, an toàn, tiết kiệm. Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, in ấn, phân phát tài liệu, ấn phẩm, báo chí bảo đảm chu đáo, kịp thời, đúng quy định. Phối hợp với các cơ quan liên quan để phục vụ tốt các cuộc hội thảo, hội

nghị BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cuộc tiếp khách của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí trong Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và lãnh đạo VPTW.

Đẩy mạnh công tác tham mưu, chuẩn bị, phục vụ Trung ương Đảng trong việc xây dựng, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, lãnh đạo, chỉ đạo, báo cáo tổng hợp, theo dõi, đôn đốc về các nội dung hoạt động của các cơ quan bảo đảm khoa học, hợp lý và hiệu quả. Chuẩn bị các cuộc họp của các Trung ương Đảng chu đáo, chất lượng, kịp thời. Xây dựng các văn bản (tờ trình, bài phát biểu, công văn, kết luận, báo cáo giao ban, ghi biên bản, biên tập tài liệu...) và bảo đảm các điều kiện phục vụ chỉ đạo, điều hành, phối hợp của VPTW, hoạt động của Trung ương Đảng và lãnh đạo VPTW.

* Về công tác thông tin

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Đảng như: triển khai việc sử dụng phần mềm văn phòng điện tử trong các cơ quan của Đảng, các đơn vị của VPTW thực hiện việc gửi tài liệu điện tử tới các vị đại biểu. Thường xuyên cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản mới vào cơ sở dữ liệu luật trên intranet phục vụ yêu cầu tra cứu văn bản; phát triển, duy trì hoạt động của trang tin điện tử của VPTW trên internet; bảo đảm kỹ thuật cho mạng máy tính của VPTW. Tổ chức thực hiện việc ghi âm, gỡ băng phục vụ yêu cầu lưu trữ, tra cứu văn bản. Đầu tư nâng cấp thiết bị, đẩy mạnh phát triển hạ tầng nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho lãnh đạo Đảng.

* Về công tác báo chí:

VPTW cần phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và các cơ quan báo chí tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền về lãnh đạo của Đảng. Tổ chức, phục vụ các cuộc phỏng vấn của phóng viên với lãnh đạo Đảng. Phối hợp với Thông tấn xã phát hành ảnh báo chí miễn phí nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ảnh của các cơ quan thông tấn, báo chí tại các kỳ họp. Phối hợp với Đài truyền hình, Đài tiếng nói tổ chức tường thuật trực tiếp một

số phiên họp, tổ chức truyên truyền các kỳ họp Đại hội Đảng và các hoạt động của các cơ quan của Đảng.

Các ấn phẩm, tin hoạt động Trung ương Đảng, kỷ yếu, báo cáo tuần và một số ấn phẩm, văn bản khác được biên tập, hệ thống hóa, phát hành phục vụ các hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, các cơ quan của Đảng, góp phần làm phong phú, đa dạng thông tin đến quần chúng nhân dân, các cơ quan quản lý nhà nước.

* Về công tác bảo đảm an ninh:

VPTW cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng cảnh sát, quân đội, các lực lượng khác trên địa bàn cả nước, nhất là thủ đô Viêng Chăn để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đồng chí lãnh đạo của Đảng, các hoạt động của lãnh đạo Đảng, các cơ quan của Đảng, các kỳ Đại hội và các phiên họp của BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; đón các đoàn khách quốc tế. Cần chủ động xây dựng các phương án bảo vệ tại các địa điểm hoạt động của Đảng; thiết lập và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin liên quan đến công tác bảo vệ; cấp phát phù hiệu phục vụ các kỳ Đại hội, hội nghị, hội thảo... theo đúng quy định; tăng cường kiểm tra, bảo dưỡng, sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin, kỹ thuật bảo vệ an ninh, phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở làm việc của các cơ quan; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, áp dụng tiến bộ khoa học, bảo đảm an toàn, hiệu quả và thích ứng với tình hình mới.

Để hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật và công tác hậu cần, vấn đề khó khăn nhất là kinh phí để thực hiện. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả và năng lực tham mưu của VPTW thì cũng cần đầu tư xứng đáng. Kinh phí để đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách, nhưng phải được sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, đồng thời đầu tư những hạng mục mang tính then chốt. Ngoài nguồn ngân sách, có thể dùng cách xã hội hóa để đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật, đó là kêu gọi sự đầu tư của các tổ chức,

doanh nghiệp, tuy nhiên cần lưu ý đối với kiểu "có đi, có lại", nghĩa là VPTW nhận được đầu tư của tổ chức, doanh nghiệp nào đó nhưng VPTW phải chịu ràng buộc hoặc thực thi điều gì đó có lợi cho tổ chức, doanh nghiệp. Trong chừng mực cho phép, VPTW có thể thực hiện "có đi, có lại" nhưng tuyệt đối không được gây hại cho Đảng, Nhà nước, nhân dân, cho CBCC.

Kết luận chương 4

Thực tiễn hoạt động của VPTW đã khẳng định VPTW luôn giữ vai trò, vị trí rất quan trọng trong hệ thống bộ máy tổ chức và hoạt động lãnh đạo của cấp ủy đảng, của BCHTW, của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Chất lượng tổ chức và hiệu quả hoạt động của VPTW luôn là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng và hoạt động, hiệu quả làm việc của BCHTW, của Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng của VPTW, chương này đã giải quyết được các vấn đề sau:

- Đề xuất được các quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của VPTW.

- Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động VPTW.

Trong điều kiện nhất thể hóa chức danh lãnh đạo, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với Nhà nước và toàn xã hội, đỏi hỏi VPTW phải đổi mới tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Trung ương Đảng.

KẾT LUẬN

VPTW là thiết chế quan trọng đối với sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, là yếu tố khách quan trong quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, diễn ra trong bối cảnh quốc tế đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường; cùng với tình hình trong nước có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo, thường xuyên, kịp thời và sâu sát hơn. Yêu cầu đó cũng đặt ra cho VPTW phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện để đáp ứng được chức năng tham mưu, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và xây dựng Đảng.

Thực tiễn hoạt động đã khẳng định VPTW luôn giữ vai trò, vị trí rất quan trọng trong hệ thống bộ máy tổ chức và hoạt động lãnh đạo của cấp ủy đảng, của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Chất lượng tổ chức và hiệu quả hoạt động, đặc biệt trong bối cảnh nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo có tác động mạnh mẽ đến năng lực lãnh đạo, hiệu quả làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Với lịch sử 60 năm hình thành và phát triển, VPTW ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình trong việc tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư trong việc lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Tuy nhiên, thực trạng tổ chức, hoạt động của VPTW thời gian qua, nhất là trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo hiện nay thì vẫn còn nhiều bất cập, làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo

của Đảng NDCM Lào. Do vậy, việc việc đổi mới tổ chức, hoạt động của VPTW đang và sẽ trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.

Để khắc phục và giải quyết những vấn đề bất cập nêu trên một cách có hiệu quả, phải có thời gian, nguồn lực và sự quyết tâm chính trị của cả hệ thống. Trước mắt, cần thực hiện một số giải pháp như luận án đã nêu. Các giải pháp này xuất phát từ thực tiễn hoạt động của VPTW. Tác giả cho rằng, các giải pháp này nếu tổ chức thực hiện tốt sẽ đem lại hiệu quả và góp phần giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức, điều hành công việc của Đảng ngày một nền nếp, khoa học, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, việc áp dụng các giải pháp nói trên phải được thực hiện đồng bộ, tránh tuyệt đối hóa hoặc coi nhẹ bất cứ một giải pháp nào trong quá trình thực hiện.

Đổi mới tổ chức, hoạt động của VPTW là đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với Nhà nước và toàn xã hội. Để đổi mới tổ chức, hoạt động của VPTW thì trước hết mỗi cán bộ, đảng viên VPTW hàng ngày, hàng giờ phải tự trang bị trang bị kiến thức, nâng cao trình độ, năng lực công tác để đáp ứng yêu cầu tham mưu phục vụ Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Dù vậy, sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là của đồng chí Tổng Bí thư và đồng chí Thường trực Ban Bí thư là một yếu tố rất quan trọng đối với sự đổi mới tổ chức, hoạt động của VPTW.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Nguyễn Hồng Diên (2009), Tổ chức và hoạt động của chính quyền tỉnh theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.

2. Nguyễn Minh Đoan (2016),“Vấn đề nhất thể hóa người lãnh đạo và người quản lý, thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 11 (343/2016). 3. Nguyễn Văn Hậu (2015), Kỹ năng quản lý tổ chức, Nhà xuất bản Lao

Động, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Hậu (2015), Kỹ năng nghiệp vụ hành chính, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Hậu (2014), Tổ chức sự kiện theo chuẩn mực văn hóa, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

6. Học viện Hành chính quốc gia (1998), Giáo trình quản lý hành chính

nhà nước, Hà Nội.

7. Học viện Hành chính quốc gia (2002), Thuật ngữ hành chính, Hà Nội. 8. Nghiêm Kỳ Hồng (2014), Một số vấn đề trong nghiên cứu về quản trị

văn phòng và lưu trữ học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố

Hồ Chí Minh.

9. Hồ Mẫu Ngoạt (2006), “Chất lượng tham mưu của Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư trong giai đoạn hiện nay”, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

10.Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực

tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nhà xuất bản Chính trị quốc

11.Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Ngọc An (2008), Giáo trình

Quản trị hành chính văn phòng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

12.Đặng Xuân Phương (2011): “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ,

cơ quan ngang bộ trong quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam”,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

13. Phạm Ngọc Quang (2006), “Góp phần tìm hiểu quan niệm về “đổi mới”, “cải tổ”, “cải cách””, Tạp chí Thông tin Công tác Tư tưởng - Lý luận, số 1-2006.

14.Đào Trí Úc (Chủ biên) (2006), Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp,

Hà Nội.

15. Lưu Kiếm Thanh (2009), Nghiệp vụ hành chính văn phòng - Công tác

điều hành tham mưu, tổng hợp lễ tân, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức, hoạt động của văn phòng trung ương đảng nhân dân cách mạng lào trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo (Trang 165 - 182)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)