6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Các nguồn lực ảnh hưởng đến công tác trả lương
a. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là vấn đề quan tâm hàng đầu trong mọi tổ chức, nguồn nhân lực có năng lực và trình độ chuyên môn sẽ góp phần đem lại thành công cho doanh nghiệp. Xét về đặc điểm nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp cùng ngành, tại công ty TNHH Thương mại Thành Châu cũng mang nhiều nét tương tự như về trình độ lao động sử dụng hay về tỷ lệ nam nữ, tuy nhiên bên cạnh đó công ty cũng có một số sự khác biệt, ta có thể thấy rõ điều này hơn qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.1. Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) I. Tổng 133 100 145 100 158 100 II. Cơ cấu
1. Theo giới tính
a. Nam 48 36 53 37 62 39 b. Nữ 85 64 92 63 96 61
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%)
2. Theo trình độ đào tạo
a. Đại học 15 11 13 9 13 8 b. Cao đẳng 3 2 4 3 4 3 c. Trung cấp 9 7 15 10 15 9 d. LĐPT 106 80 113 78 126 80 3. Theo chức năng a. Trực tiếp sản xuất 100 75 115 79 126 80 b. Gián tiếp sản xuất 33 25 30 21 32 20
(Nguồn: Số liệu thống kê của công ty)
Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy: Về cơ cấu lao động theo giới tính, ta có thể dễ dàng nhận thấy trong năm 2015: Lao động nữ chiếm tỷ lệ 61% cao hơn so với tỷ lệ nam giới là 39%, điều này là do đặc thù của công ty hoạt động trong lĩnh vực Dệt may, đa số nhân công là nữ, tuy nhiên do phát triển thêm phần kinh doanh dịch vụ vận tải, nên cơ cấu về nam nữ trong công ty không quá chênh lệch việc nguồn lao động chính chủ yếu là nữ rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh và ngành nghề kinh doanh của công ty khi yêu cầu về đặc điểm công việc cũng như mức độ chấp nhận và các đòi hỏi về tiền lương của nhóm lao động này cũng dễ chịu hơn, hơn nữa xét về vị trí địa lý của doanh nghiệp thì lượng lao động nữ ở đây vẫn khá lớn trong khi đó công việc dành cho nhóm lao động này là không nhiều, đây là một trong những lợi thế khá lớn cho công ty trong việc xác định và điều chỉnh mức lương. Mặc dù vậy vì lao động nữ vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn, đòi hỏi công ty cần phải có giải pháp để giải quyết đầy đủ quyền lợi cho lao động nữ theo đúng quy định của nhà nước, bên cạnh đó còn cần phải có thêm một số các quyền lợi khác nhằm ổn định tâm lý làm việc của lực lượng lao động này.
Trong thời gian gần đây, công ty có xu hướng tăng cường lao động là nam giới trong các công đoạn sản xuất của mình, so với năm 2013 tỷ lệ nam chiếm 36% thì đến năm 2015 là 39% con số này thể hiện việc thay đổi trong cơ cấu nam nữ chưa nhiều nhưng đã thể hiện chính sách của công ty muốn tập trung tăng cường tỷ lệ lao động nam trong các công đoạn, công việc trước đây vốn chỉ dành riêng cho lao động nữ.
Đại đa phần người lao động tại công ty chỉ được đào tạo ngắn hạn hoặc được chỉ việc trong thời gian ngắn nên thời gian công tác còn ít, tiền lương khá thấp. Tỷ lệ nhân viên của công ty chưa qua đào tạo bất kì một loại hình đào tạo nào là 106 người năm 2013 chiếm 80%, 113 người năm 2014 chiếm 78% , 126 người năm 2015 chiếm 80%, điều này chứng tỏ rằng trong thời gian qua công ty vẫn duy trì mức độ lực lượng lao động phổ thông khá cao chiếm khoảng 80%.
Xét về lực lượng lao động đã qua đào tạo ta thấy có sự thay đổi rõ rệt khi tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học cắt giảm và thay thế bằng lực lượng lao động có trình độ thập hơn như cao đẳng trung cấp. Năm 2013, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học là 11%, trung cấp và cao đẳng là 9%, năm 2015 tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học là 8%, trung cấp và cao đẳng là 12%, như vậy công ty có xu hướng sử dụng nhiều hơn các lao động có trình độ vừa phải cho các công việc trong khối văn phòng của mình. Đây cũng là một trong những xu thế mới trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay khi công việc không yêu cầu cao về năng lực và trình độ sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng trung cấp thay vì đại học sẽ tiết kiệm được kinh phí cho con người, bên cạnh đó những lao động này sẽ cống hiến lâu dài và ổn định hơn.
Hiện nay, mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ khá ít so với các vị trí nhân viên hành chính, công nhân sản xuất nhưng vai trò của các vị trí trong công ty như: Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật là rất quan trọng, cần thiết phải sử dụng lực
lượng lao động có trình độ cao, với số lượng lao động trình độ Đại học khá hạn chế, chỉ chiếm 8% tổng số lao động của công ty nếu không phân bổ phù hợp thì đây sẽ là một trong những nguyên nhân khiến công ty khó có thể tăng năng suất lao động. Trong thời qua tới công ty cũng chưa có nhiều chính sách thu hút lao động có trình độ cho các vị trí cần thiết và đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngay trong đơn vị, đồng thời chế độ lương thưởng chưa tương xứng để giữ chân các lao động có tay nghề, có trình độ gắn bó lâu dài.
Về cơ cấu lao động theo chức năng công việc: Năm 2013 tỷ lệ nhân viên khối trực tiếp sản xuất là 75%, ở khối gián tiếp là 25% đên năm 2015 tỷ lệ này là 80% ở bộ phận trực tiếp sản xuất và 20% ở khối gián tiếp sản xuất với sự thay đổi cơ cấu đồng nghĩa công ty cũng muốn tối đa hóa chức năng của mỗi nhân viên nhất là các lao động trong khối gián tiếp sản xuất. Về ý nghĩa thì chính sách này là một chính sách phù hợp một nhân viên có thể đảm nhận nhiều công việc ở các công việc không quan trọng, chỉ tập trung lực lao động thực sự chất lượng ở các vị trí chủ chốt, yêu cầu chuyên môn cao nhằm tối thiểu hóa chi phí, tuy nhiên nếu việc lựa chon lực lượng lao động không được thực hiện kỹ càng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động công ty. Về nhìn chung việc cơ cấu khối trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng lớn là một trong những đặc điểm chung của các doanh nghiệp sản xuất
b. Nguồn lực tài chính
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nên nguồn vốn của công ty chủ yêu đáp ứng cho nhu cầu mua sắm tài sản, nguyên liệu, vật tư sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh được trang trải dựa trên các khoản vay ngân hàng và các khoản doanh thu nhận được, tỷ lệ vốn chủ cũng khá thấp so với các doanh nghiệp trong cùng khu vưc. Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 2.2: Tình hình về tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2013 - 2015
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
I. Tài sản 20.613 24.020 23.484
A. Tài sản ngắn hạn 8.253 11.660 11.147 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 132 105 278 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn 3. Các khoản thu ngắn hạn 3.573 5.947 4.791 4. Hàng tồn kho 4.515 5.302 6.185 5. Tài sản ngắn hạn khác 231 5.005 91 B. Tài sản dài hạn 12.347 12.800 13.300 1. Tài sản cố định 12.347 12.800 13.300 2. Tài sản dài hạn khác II. Nguồn vốn 20.613 24.02 23.484 A. Nợ phải trả 16.131 18.852 16.938 1. Nợ ngắn hạn 7.059 7.941 7.729 2. Nợ dài hạn 9.072 10.911 9.209 B. Vốn chủ sở hữu 4.482 5.168 6.546 1. Nguồn vốn quỹ 4.482 5.168 6.546
(Nguồn: Số liệu thống kê của công ty)
Qua Bảng 2.2 ta thấy: Đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nên giá trị tài sản của công ty tương đối lớn. Về mặt cấu trúc tài chính, tài sản luôn chiếm giá trị cao khoảng 50%, qua 3 năm gần đây công ty đầu tư thêm không nhiều về tài sản cố định.
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn hàng tồn kho và khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, với xu hướng tăng tỷ lệ hàng tồn kho do việc sản xuất hàng hóa
theo thời vụ, gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ đồng thời phải tăng cường dự trữ nguyên vật liệu đầu vào do sự thiếu ổn định của thị trường. Việc các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nguyên nhân là do sản phẩm của công ty hiện tại đang phải cạnh tranh hết sức khó khăn với một số công ty khác cùng ngành nên trong quá trình thanh toán để đảm bảo được đầu ra công ty sử dụng chính sách bán hàng thanh toán chậm.
Hiện nay cùng với việc giá các loại nguyên vật liệu đầu vào tăng cao như: Sợi, vải, xăng dầu, điện nước, ngoài ra còn có việc tăng mức lương tối thiểu cho người lao động làm cho giá thành các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa của công ty cũng tăng lên. Trong bối cảnh đó việc huy động các khoản vay ngắn hạn và dài hạn là điều cần thiết bởi nguồn vốn của công ty là có giới hạn, khoản vay ngăn hạn của công ty có xu hướng tăng trong các năm trở lại đây. Năm 2013, tỷ lệ khoản vay ngắn hạn so với vốn chủ là 34 %, trong năm 2015, tỷ lệ này là 37% trong khi đó tỷ lệ khoản nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm dần từ tỷ lệ 44% năm 2013 giảm xuống 39% năm 2015. Tuy nhiên việc huy động các khoản vay để thực hiện sản xuất đã làm cho tỷ lệ đảm bảo nợ của công ty giảm mạnh, hàng tháng công ty phải thanh toán khoản lãi vay không nhỏ.
Tình hình về vốn của công ty cũng có nhiều thay đổi qua thời gian hoạt động, để giảm áp lực về vốn cũng như có thể sử dụng chính sách bán hàng trả chậm cho cho khách hàng, công ty đã phải tìm kiếm các khoản vay từ bên ngoài cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty cũng có những biến động tích cực từ 4.4 tỷ năm 2013 chiếm 21,7 % tăng lên 5,5 tỷ chiếm 23,6% năm 2015.
Như vậy ta có thể thấy được việc xây dựng và thực hiện các chính sách tiền lương của công ty phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tự chủ, hiện nay đối với công ty Thành Châu, tuy mức tự chủ vẫn còn thấp so với tỷ lệ của ngành
tuy nhiên vẫn có thể chủ động trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách mới cho đơn vị của mình.
c. Nguồn lực cơ sở vật chất
Về nguồn lực cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị, công ty hoạt động trong lĩnh vực gia công, sản xuất hàng may mặc nên hệ thông trang thiết bị, kho bãi, nhà xưởng với quy mô rất lớn, đa dạng, đồng bộ và hiện đại đủ đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng cao trong lĩnh vực này, ngoài ra công ty cũng đang phát triển kinh doanh dịch vụ vận tải nên cơ cấu phương tiện vận tải chiếm tỷ trong tương đối cao, phù hợp với hướng phát triển kinh doanh, điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu như sau:
Bảng 2.3. Tình hình cơ sở vật chất của công ty
ĐVT: Triệu đồng
T
T Danh mục
Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Máy móc thiết bị 5.465 47 3.279 48 48 48
2 Phương tiện vận tải 3.219 28 1.931 28 28 28 3 Dụng cụ quản lý 330 3 198 3 3 3 4 Nhà cửa,
vật kiến trúc 2.436 22 1.461 21 21 21 Cộng 11.452 100 6.871 100 100 100
(Nguồn: Số liệu thống kê của công ty)
Qua Bảng 2.3 ta thấy rằng: Trong máy móc thiết bị, tỷ trọng của các thiết bị thuộc chuyền may chiếm tỷ trọng 83%, các thiết bị bổ trợ và máy khác chiếm 17%. Trong đó các thiết bị chuyền may được đã được khấu hao hơn 50%, còn lại là số máy mới mua sắm bổ sung trong thời gian gần đây cũng được sử dụng để thay thế và bổ sung cho các máy đã lạc hậu về công nghệ. Vì cùng sử dụng nhiều thiết bị với các thế hệ khác nhau nên việc có sự đồng bộ về chất lượng cũng là một vấn đề khó khăn trong khâu sản xuất, việc sử dụng
các thiết bị mua sắm một cách rải rác đang ít nhiều ảnh hưởng tới năng suất của công ty.
Tỷ lệ công cụ dụng cụ quản lý chiếm tỷ lệ khá thấp chiếm tỷ lệ chiếm 3% tổng khối lương tài sản của công ty, điều này có nghĩa rằng công ty đang dành hết nguồn lực vào công tác sản xuất chưa có sự quan tâm nhiều tới đội ngũ nhân viên gián tiếp sản xuất.
Trong việc sử dụng các thiết bị mới, phức tạp cho những khâu quan trọng cũng đòi hỏi lực lượng lao động có tay nghề cao, có kinh nghiệm đảm nhận. Tuy nhiên việc đào tạo, thu hút và giữ chân đội ngũ này chưa được thực hiện một cách có hiệu quả, một số nhân viên vẫn về đầu quân cho các doanh nghiệp khác trong khu vực với mức lương và đãi ngộ khác tốt hơn.
Qua tình hình về nguồn lực cơ sở vật chất ta có thể thấy rằng cơ sở vật chất không đồng bộ, có nhiều máy móc thiết bị mới được trang bị yêu cầu đội ngũ công nhân linh hoạt, chịu khó học hỏi và có sự cân đối giữa đội ngũ công nhân có kinh nghiệm và đội ngũ công nhân trẻ. Công ty chưa xác định được cơ cấu về lao động, do đó việc xây dựng chính sách tiền lương phù hợp cũng rất khó khăn.
Xây dựng chính sách tiền lương có nhiều yếu tố trong đó phúc lợi chiếm vai trò khá quan trọng, việc thiếu quan tâm đến điều kiện làm việc đội ngũ nhân viên văn phòng sẽ có ảnh hưởng xấu tới việc vận hành bộ máy sản xuất của công ty từ đầu vào đến đầu ra, làm giảm doanh thu, đây là một điểm hạn chế trong việc xây dựng các giải pháp đảm bảo phúc lợi trong hệ thống chính sách tiền lương của công ty TNHH Thương mại Thành Châu.