6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2. CHO VAY TÁI CANH CÀ PHÊ CỦA NHTM
1.2.1. Vài nét oạt độn tá n à p ê tạ V ệt N m
a. Quan điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Tái canh cà phê góp phần tái cơ cấu ngành cà phê Việt Nam theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tái canh cà phê chỉ thực hiện ở những vƣờn cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi, sinh trƣởng kém, có năng suất thấp dƣới 1,5 tấn/ha hoặc dƣới 20 năm tuổi nhƣng cây sinh trƣởng kém năng suất bình quân thấp dƣới 1,2 tấn/ha liên tục trong 3 năm nằm trong vùng quy hoạch trồng cà phê và theo kế hoạch tái canh của địa phƣơng.Tái canh cà phê phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành. Tái canh cà phê phải phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của nhà nƣớc [1].
b. Mục tiêu
Tái canh cà phê nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và thu nhập cho ngƣời trồng cà phê, góp phần phát triển bền vững ngành cà phê
giai đoạn 2014-2020. Cụ thể, trong giai đoạn 2014-2020 trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 120.000 ha cà phê trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Nguyên, trong đó trồng tái canh khoảng 90.000 ha, ghép cải tạo khoảng 30.000 ha [1].
c. Đặc điểm
Theo quy trình tái canh cà phê vối, một hoạt động tái canh cà phê phải trải qua các bƣớc chuẩn bị đất, luân canh, cải tạo đất, trồng mới và chăm sóc.
- Chuẩn bị đất: Nhổ bỏ cây cà phê ngay sau khi thu hoạch (tháng 12, tháng 1). Thu gom và đƣa toàn bộ thân, cành, rễ ra khỏi lô. Thời gian làm đất ngay sau khi kết thúc mùa mƣa. Cày đất (bằng máy) sử dụng cày 1 lƣỡi, cày 2 lần ở độ sâu 40 cm theo chiều ngang và chiều dọc của lô. Sau 1,5 - 2,0 tháng phơi đất, tiến hành bừa ở độ sâu 20 - 30 cm theo chiều ngang và chiều dọc lô. Trong quá trình cày bừa tiếp tục gom nhặt rễ còn sót lại và đốt. Trƣớc khi bừa lần 1, bón rãi đều trên bề mặt đất 1.000 kg vôi bột/ha [2];
- Luân canh và cải tạo đất: cây cà phê là cây trồng lâu năm, do đó việc tái canh cà phê yêu cầu có thời gian cho đất nghỉ, ít nhất 2 năm sau khi nhổ bỏ cà phê. Trong thời gian đất nghỉ, có thể trồng cây ngắn ngày nhƣ cây đậu đỗ, ngô, bông vải... hoặc cây phân xanh họ đậu (toàn bộ thân lá, chất xanh sau thu hoạch cày vùi vào đất). Trong thời gian luân canh, sau mỗi vụ cây luân canh, đất cần đƣợc cày phơi vào mùa nắng hàng năm, tiếp tục gom nhặt rễ cà phê còn sót lại và đốt. Việc luân canh cây ngắn ngày giúp tăng thu nhập cho hộ nông dân trong thời gian cải tạo đất, đồng thời trả lại độ màu mỡ lâu dài cho đất, giúp hệ vi sinh vật đất hoạt động tích cực, góp phần ngăn ngừa sâu bệnh luân chuyển trên cây giống [2].
- Trồng mới: là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định đến chất lƣợng và năng suất của cây trồng. Do đó, tiêu chuẩn lựa chọn cây giống, cây che bóng, kỹ thuật trồng về đào hố, tạo bồn, tụ gốc, ép xanh, bón phân phải đƣợc thực hiện theo đúng quy trình [2].
- Chăm sóc: sau khi hoàn thành việc trồng mới cà phê, hộ nông dân sẽ mất hai năm kiến thiết cơ bản và chăm sóc vƣờn cà phê kinh doanh. Cây cà phê bắt đầu cho hạt từ năm thứ tƣ và năng suất tăng dần khi cây cà phê vào giai đoạn trƣởng thành. Trong giai đoạn này, nông dân phải có phƣơng pháp quản lý sản phẩm để đạt năng suất và chất lƣợng tốt nhất, đồng thời phải chăm sóc, duy trì chất lƣợng của vƣờn cà phê [2]
d. Định mức kinh tế kỹ thuật tái canh cà phê
Một hecta tái canh cà phê có mật độ cây trồng là 1.100 cây cà phê, vòng đời là 23 năm, với 5 năm đầu tƣ (2014-2018) và 18 năm khai thác (2019-2013).
Dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật cho trồng mới và chăm sóc cây cà phê theo quy trình tái canh cà phê vối do Cục trồng trọt ban hành, luận văn ác định chi phí đầu tƣ cho tái canh cà phê trên một hecta đất gồm: chi phí cải tạo đất, trồng luân canh, trồng mới và chăm sóc cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản. Tổng cộng chi phí đầu tƣ bình quân 1 hecta cà phê theo tính toán của Lê Thị Lệ Thủy (2014) vào khoảng 280-300 triệu đồng.
1.2.2. Nộ un ủ oạt độn o v y tá n à p ê ủ NHT
Nội dung hoạt động cho vay tái canh cà phê đƣợc thể hiện ở nội dung chính sách cho vay tái canh cà phê theo hƣớng dẫn của NHNN và quy định nội bộ NHTM bao gồm:
a. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Việc cho vay tái canh cà phê đƣợc thực hiện tại địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, bao gồm: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum theo 02 phƣơng pháp trồng tái canh cà phê và ghép cải tạo cà phê.
Đối tƣợng vay vốn: các tổ chức, cá nhân thực hiện tái canh cà phê tại địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Chính sách cho vay tái canh cà phê này chỉ áp dụng đối với các hợp đồng vay vốn tái canh cà phê đƣợc ký trƣớc thời điểm ngày 31/12/2020.
b. Điều kiện vay vốn
Là tổ chức, cá nhân có tên trong danh sách thực hiện tái canh cà phê trên địa bàn đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với Đề án tái canh cà phê các tỉnh Tây Nguyên Giai đoạn 2014-2020 ban hành kèm theo quyết định số 4521 QĐ-BNN-TT ngày 21/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam [7].
Ngoài điều kiện về đối tƣợng thuộc kế hoạch tái canh cà phê, ngân hàng vẫn thẩm định đầy đủ các điều kiện vay vốn nhƣ các khoản vay thông thƣờng của NHTM, bao gồm:
- Về mặt pháp luật: Ngân hàng thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay vốn;
- Về mặt tài chính: Ngân hàng thẩm định đồng thời trên cả hai phƣơng diện: Vốn tự có của hộ và Khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng
+ Vốn tự có của hộ tái canh cà phê chủ yếu là công lao động, trong đó, lao động gia đình chiếm tỷ trọng lớn; giá trị chi phí sản xuất cà phê tự lực khác nhƣ chi phí cơ giới, vận chuyển, chăm sóc và bảo vệ thực vật… Vốn tự có của hộ tái canh cà phê còn là vốn tích lũy bằng tiền hoặc cà phê nhân dự trữ. Vốn tự có càng cao thì khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng càng đảm bảo. Vốn tự có liên quan chặt chẽ đến diện tích canh tác cà phê, khách hàng có diện tích canh tác càng lớn thì vốn tự có càng cao. Nguyên nhân là do đảm bảo sử dụng hết công suất trong mùa vụ nên khách hàng tái canh cà phê có diện tích canh tác lớn thƣờng mua sắm đầy đủ các máy móc, thiết bị nông cụ. Chính vì đảm bảo các yếu tố sản xuất cà phê bằng cơ giới, dẫn đến hiệu quả sản xuất cao và tích lũy vốn cao. Dẫn đến đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng.
+ Khả năng hoàn trả nợ vay bao gồm khả năng hoàn trả cả nợ gốc và lãi vay phát sinh. Muốn vậy thì kết quả thực hiện phƣơng án vay vốn phải đủ bù đắp tất cả các chi phí, có lợi nhuận. Do đó, phƣơng án vay vốn của hộ tái canh cà phê phải hiệu quả về mặt tài chính.
c. Mức cho vay
Mức cho vay do khách hàng và ngân hàng thỏa thuận nhƣng tối đa là 150 triệu đồng/ha đối với phƣơng pháp trồng tái canh cà phê và 80 triệu đồng ha đối với phƣơng pháp ghép cải tạo cà phê. Nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn cao hơn mức tối đa nêu trên thì áp dụng lãi suất thông thƣờng đối với phần dƣ nợ tăng thêm đó.
d. Thời hạn cho vay
Đối với phƣơng pháp trồng tái canh cà phê: Thời hạn cho vay tối đa 08 năm, trong đó thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi là 04 năm tính từ thời điểm khách hàng và ngân hàng ký hợp đồng vay vốn.
Đối với phƣơng pháp ghép cải tạo cà phê: Thời hạn cho vay tối đa là 04 năm, trong đó thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi là 02 năm tính từ thời điểm khách hàng và ngân hàng ký hợp đồng vay vốn.
Trƣờng hợp khách hàng có nguồn thu trong thời gian đầu tái canh thì có thể thỏa thuận với tổ chức tín dụng thời gian ân hạn thấp hơn thời gian quy định nêu trên.
e. Lãi suất cho vay tái canh cà phê
Lãi suất cho vay trong thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi do NHNN công bố hàng năm trên cơ sở mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và lãi suất huy động bằng VND kỳ hạn 12 của ngân hàng cho vay nhƣng không vƣợt quá 7%năm.
Lãi suất cho vay sau thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi do NHNN công bố hàng năm trên cơ sở mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN
và lãi suất huy động bằng VND kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng cho vay cộng biên độ 2,5% năm.
Đối với hợp đồng cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã đƣợc ngân hàng và khách hàng ký trƣớc thời điểm văn bản hƣớng dẫn có hiệu lực mà còn trong thời gian ân hạn theo cách tính quy định nêu trên thì ngân hàng và khách hàng có thể xem xét, thỏa thuận ký phụ lục bổ sung, điều chỉnh để đƣợc áp dụng các quy định lãi suất ƣu đãi đối với phần dƣ nợ còn lại của khoản vay.
Lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận theo quy định của pháp luật và đƣợc quy định cụ thể trong hợp đồng vay vốn [5].
f. Về biện pháp bảo đảm tiền vay, phân loại nợ và xử lý rủi ro
Ngân hàng xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định hiện hành [5].
Về nguyên tắc, Ngân hàng xem xét quyết định cấp tín dụng không có bảo đảm tối đa 100% mức cấp tín dụng hoặc không có bảo đảm tối đa 50% mức cấp tín dụng đối với các khách hàng đáp ứng các điều kiện riêng của từng ngân hàng nhƣ không có nợ xấu, nợ bán VAMC, nợ xử lý rủi ro, xếp hạng khách hàng từ hạng A trở lên...
Ngân hàng thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định hiện hành.
g. Việc giải ngân, thu hồi nợ gốc và lãi của khoản vay:
Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời gian và hình thức giải ngân phù hợp với chi phí thực tế phát sinh của quá trình tái canh và các quy định hiện hành.
Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phƣơng thức thu nợ gốc và lãi (bao gồm cả khoản lãi lũy kế chƣa thanh toán trong thời gian ân hạn) phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng.
h. Tái cấp vốn đối với ngân hàng
NHNN hỗ trợ nguồn vốn cho vay tái canh cà phê cho ngân hàng (kể cả khoản cho vay tái canh cà phê đã giải ngân trƣớc thời điểm văn bản hƣớng dẫn của NHNN có hiệu lực) thông qua hình thức tái cấp vốn. Lãi suất tái cấp vốn thấp hơn 2,5% năm so với lãi suất cho vay tái canh cà phê của ngân hàng đối với khách hàng trong cùng thời điểm và việc giải ngân đƣợc căn cứ trên dƣ nợ thực tế của khách hàng tại ngân hàng vào thời điểm cuối quý. NHNN thực hiện ân hạn trả nợ tái cấp vốn đối với ngân hàng cho vay phù hợp với thời gian ân hạn trả nợ của ngân hàng đối với khách hàng.Việc tái cấp vốn đƣợc thực hiện theo quy định của NHNN [7].
i. Quy trình cho vay
Quy trình cho vay là trình tự các bƣớc thực hiện quá trình cho vay của ngân hàng, kể từ khi nhận đƣợc nhu cầu vay vốn đến khi giải ngân, thu hồi vốn vay. Hoạt động cho vay tái canh cà phê của ngân hàng tuân thủ theo quy trình cho vay chung nhƣ tất cả các đối tƣợng vay vốn khác.
Sơ đồ tái canh cà phê
(Nguồn: Mô hình của học viên)
Quy trình cho vay thể hiện trách nhiệm của từng bộ phận trong bộ máy ngân hàng, đảm bảo không bị chồng chéo trong quá trình xử lý, giải quyết cho vay, đảm bảo việc vận hành quy trình hoạt động cho vay theo đúng trình tự, đồng bộ. Cho vay Nhà cung ứng vật tƣ đầu vào Hộ nông dân Tái canh cà phê NHTM NHNN Tái cấp vốn Góp vốn tự có Khách hàng Đầu ra Lao động
Kèm theo các bƣớc thực hiện quy trình cho vay là các thủ tục hồ sơ giấy tờ vay vốn; do đó, cải tiến quy trình cho vay, vừa đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, vừa thuận lợi cho ngân hàng lẫn hộ sản xuất cà phê, là một trong những việc làm cần thiết ở môi trƣờng nông thôn hiện nay.
1.2.3. Đặ đ ểm ủ oạt độn o v y tá n à p ê ủa NHTM
Hoạt động cho vay tái canh cà phê của NHTM nhằm mục tiêu phục vụ nguồn vốn trong quá trình thực hiện tái canh cà phê theo Đề án của Chính phủ, cho nên hoạt động cho vay tái canh cà phê gắn liền với những đặc thù kinh tế, kỹ thuật, quy trình riêng đối với tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên. Tái canh cà phê tại Việt Nam có những đặc thù riêng biệt đó là thời gian đầu tƣ dài và mang tính rủi ro cao, diện tích tái canh phân tán, nhỏ lẻ tập trung chủ yếu ở các nông hộ, nhu cầu vốn đầu tƣ lớn.
Thứ nhất, thời gian cho vay tương đối dài
Với đặc điểm tái canh tại Việt Nam, cây cà phê có thời gian luân canh, cải tạo đất là 2 năm , giai đoạn kiến thiết 3 năm; do đó, thời hạn cho vay vốn tín dụng để tái canh cà phê có thể đến 8 năm. Năng suất và sản lƣợng của cây cà phê phụ thuộc lớn vào việc luân canh, cải tạo đất, chăm sóc cà phê. Ngay từ giai đoạn kiến thiết cơ bản, nếu không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hƣởng đến năng suất thu đƣợc và việc đảm bảo vốn là vấn đề quan trọng trong việc đầu tƣ tái canh cà phê.
Hầu hết các khách hàng tái canh cà phê phải vay vốn ngân hàng để đầu tƣ tái canh cà phê vì giai đoạn chuẩn bị đất và kiến thiết cơ bản kéo dài 5 năm, tổng vốn đầu tƣ thƣờng lớn, trong khi đó nguồn thu chƣa có. Đến tận thời kỳ cho trái, ngƣời trồng cà phê mới bắt đầu có nguồn thu, do đó hoạt động cho vay tái canh cà phê phải ác định các mốc thời gian cụ thể để giải ngân vốn vào thời điểm thích hợp, đáp ứng nhu cầu vốn cho ngƣời tái canh cà phê. Đồng thời, ngân hàng phải ác định mức cho vay, phƣơng
thức giải ngân, trả lãi, thời gian cho vay phù hợp, đảm bảo việc thu hồi vốn đúng tiến độ và tránh rủi ro cho ngân hàng.
Mặt khác, vƣờn cà phê là bất động sản có giá trị lớn, là nguồn thu nhập chủ yếu của hộ. Hộ tái canh cà phê không thể thực hiện chuyển đổi cây trồng thƣờng uyên nhƣ một số loại cây trồng ngắn ngày khác. Do đó, vấn đề đặt ra là nguồn vốn bố trí cho vay tái canh cà phê phải đƣợc ổn định và dài hạn.
Thứ hai, vốn đầu tư tái canh cà phê mang tính rủi ro cao
Rủi ro trong hoạt động cho vay tái cà phê thƣờng xuất phát những nguyên nhân sau: kết quả đầu ra của tái canh cà phê phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhƣ là thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; Ngoài ra việc trả nợ của ngƣời nông dân tái canh cà phê còn phụ thuộc vào trình độ hạch toán sản xuất của ngƣời dân trong khi đó phần lớn ngƣời dân trình độ còn