THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÁI CANH CÀ PHÊ TẠ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tái canh cà phê tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk nông (Trang 59)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÁI CANH CÀ PHÊ TẠ

AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH ĐẮK NÔNG.

2.2.1. Nhu cầu vay vốn tá n à p ê trên địa bàn tỉn Đắk Nông

a. Đặc điểm các hộ vay tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh, mang lại giá trị kinh tế cao ổn định và góp phần lớn trong việc xuất khẩu hàng năm của cả nƣớc. Tuy nhiên, việc phát triển cà phê trên địa bàn chƣa mang tính bền vững, chƣa phát huy hết tiềm năng về đất đai, khí hậu, năng suất, chất lƣợng, hiệu quả sản xuất cà phê chƣa cao. Đặc thù của ngành sản xuất cà phê tỉnh Đắk Nông là diện tích chủ yếu thuộc các hộ tƣ nhân, chiếm trên 99% tổng diện tích cà phê toàn tỉnh, quy mô bình quân mỗi hộ khoảng 0,8ha, cơ cấu giống chủ yếu là các giống cũ,

giống thực sinh, giống không đƣợc chọn lọc, chất lƣợng giống thấp, không đồng đều, năng suất, chất lƣợng sản phẩm thấp.

Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cà phê trong các năm gần đây có đƣợc chú trọng và nâng cao nhƣng cũng còn nhiều hạn chế. Đến tháng 9/2015, quy hoạch chi tiết sản xuất cà phê của toàn tỉnh đang hoàn thiện để trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

b. Nhu cầu vay vốn tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, trong tổng diện tích trồng cà phê của toàn tỉnh vào khoảng 120.000 ha, có khoảng 24.658 ha cà phê cần tái canh từ 2014 đến 2020. Trong số diện tích cần tái canh, ngoài diện tích quá già cỗi, không thể phục hồi, thì một số diện tích khác có số năm canh tác chƣa nhiều nhƣng cần phải tái canh do sử dụng giống kém chất lƣợng, nhiều sâu bệnh, kỹ thuật canh tác kém nên chất lƣợng vƣờn cây thấp, kém hiệu quả kinh tế.

Tháng 3/2016, nhằm nắm bắt cụ thể nhu cầu vay vốn tái canh cà phê của các tổ chức, cá nhân; từ đó, có kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn kịp thời, đẩy mạnh cho vay tái canh tại địa phƣơng, Giám đốc Agribank Đăk Nông chỉ đạo các Chi nhánh loại III, Phòng giao dịch thực hiện khảo sát nhu cầu vay vốn tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông căn cứ trên danh sách đăng ký tái canh cà phê đƣợc chính quyền địa phƣơng cung cấp thời điểm 31/12/2015.

Đến 31/3/2016, các chi nhánh trực thuộc và phòng giao dịch đã thực hiện khảo sát 4.142 hộ đăng ký tái canh cà phê, tổng diện tích 3.697 ha, tỷ lệ khảo sát đạt 87% tổng số hộ đăng ký theo danh sách của chính quyền địa phƣơng.

Bảng 2.4. Nhu cầu vay vốn tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ĐVT: hộ, ha, triệu đồng STT Chi nhánh/ PGD Danh sách đăn ý Số ộ ƣ ảo sát Đã ảo sát Tỷ lệ ộ đã ảo sát Tổn n u ầu vốn v y để tá canh Số ộ D ện tích Số D ện tích 1 PGD Bà Triệu 374 493 23 351 191 93,9% 10.190 2 PGD Đạo Nghĩa 185 284 0 185 253 100,0% 30.000 3 PGD Đức Minh 546 390 0 546 439 100,0% 49.715 4 PGD Nhân Cơ 404 1.128 76 328 706 81,2% 5.740 5 PGD Tuy Đức 314 366 62 252 161 80,3% 18.945 6 Đăk Mil 314 242 116 198 160 63,1% 16.500 7 Cƣ Jut 165 82 4 161 108 97,6% 9.130 8 Đăk RLâp 498 769 0 498 537 100,0% 73.085 9 Krông Nô 404 311 27 377 293 93,3% 41.028 10 Đăk Song 727 673 232 495 285 68,1% 0 11 Đăk GLong 338 289 29 309 294 91,4% 26.600 12 Thị Xã 482 354 49 433 271 89,8% 18.546 13 Nam Dong 9 12 0 9 0 100,0% 0 Tổn ộn 4.760 5.395 618 4.142 3.697 87,0% 299.479

(Nguồn: Số liệu khảo sát của Agribank Đắk Nông)

Kết quả khảo sát cho thấy có 11 13 địa bàn hoạt động của các chi nhánh huyện và Phòng giao dịch có nhu cầu vay vốn tái canh cà phê, tổng nhu cầu vốn vay để tái canh cà phê là 299.479 triệu đồng.

2.2.2. Tình hình triển khai thực hiện giải ngân vốn vay tái canh cà phê tạ A r b n n án Đắk Nôn đoạn 2014-2016 phê tạ A r b n n án Đắk Nôn đoạn 2014-2016

a. Mục tiêu cho vay tái canh cà phê của Agribank Đắk Nông đến 31/12/2016

Bảng 2.5. Dự kiến cho vay tái canh cà phê của Agribank Đắk Nông

ĐVT: triệu đồng, khách hàng, ha

Khách hàng Dƣ nợ ự ến Số lƣợn á àn D ện tí tá canh

Hộ nông dân 71.690 648 579

Doanh nghiệp 0 0 0

Tổn ộn 71.690 648 579

(Nguồn: Agribank Đắk Nông)

Trên cơ sở danh sách đăng ký tái canh cà phê do chính quyền địa phƣơng cung cấp và kết quả khảo sát nhu cầu vay vốn tái canh cà phê, Agribank Đắk Nông dự kiến mục tiêu cho vay tái canh cà phê giai đoạn 2014- 2016 nhƣ sau:

- Về dƣ nợ cho vay: dự kiến đạt 71.690 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 23,9% tổng nhu cầu vay vốn tái canh cà phê đến năm 2020;

- Về số lƣợng khách hàng vay vốn tái canh cà phê: dự kiến giải ngân vốn vay đến 648 khách hàng, chiếm tỷ lệ 13,6% số hộ đăng ký tái canh cà phê theo danh sách của chính quyền địa phƣơng cung cấp;

- Về diện tích tái canh cà phê: dự kiến vốn vay của Agribank sẽ đầu tƣ tái canh khoảng 579 ha cà phê, chiếm tỷ lệ 10,7% diện tích tái canh cà phê đã đăng ký.

b. Công tác triển khai

(i) Trước khi có văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước:

Năm 2014, trong thời gian chờ đời Bộ NN&PTNT xây dựng, phê duyệt quy hoạch tái canh cây cà phê chi tiết cho từng tỉnh và phƣơng án tái canh cây

cà phê, để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ tái canh cà phê của ngƣời dân địa phƣơng, Giám đốc Agribank Đắk Nông đã có văn bản số 1069/NHNo-TD ngày 21 7 2014 và văn bản số 2082/NHNo-TD ngày 02/12/2014 chỉ đạo các chi nhánh và PGD trực thuộc, theo đó Agribank Đắk Nông cân đối nguồn vốn thông thƣờng để cho vay các khách hàng có nhu cầu vay vốn theo quy định hiện hành của Agribank và lƣu ý một số nội dung nhƣ:

- Khách hàng vay thuộc đối tƣợng vay tái canh cà phê gồm: hộ nông dân sản xuất cà phê và các Công ty, doanh nghiệp sản xuất cà phê;

- Đối tƣợng tái canh cà phê đƣợc xem xét cho vay gồm: phá bỏ cây cà phê già cỗi, bị bệnh hoặc có năng suất, chất lƣợng thấp để trồng mới cây cà phê cho năng suất, chất lƣợng hiệu quả cao hơn hoặc cƣa, đốn cây cà phê không hiệu quả để ghép cải tạo giống cà phê cho năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao hơn.

- Việc xác nhận diện tích cà phê tái canh: Agribank Đắk Nông chấp nhận cho vay tái canh cà phê trên cơ sở xác nhận chính quyền địa phƣơng cấp xã;

- Thời hạn cho vay phù hợp với nhu cầu, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, nhƣng tối đa không quá 84 tháng;

- Lãi suất cho vay: thấp hơn 2% năm so với lãi suất cho vay thông thƣờng cùng đối tƣợng (lĩnh vực) cho vay theo quy định của Agribank Đắk Nông từng thời kỳ. Trƣờng hợp, sau ngày ban hành văn bản mà NHNN có chính sách ƣu đãi đối với cho vay tái canh cà phê thì thực hiện theo quy định của NHNN (nội dung này phải đƣợc ghi vào Hợp đồng tín dụng);

(ii) Sau khi có văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước

Agribank đã ban hành văn bản số 3438/NHNo-HSX ngày 05/6/2015 hƣớng dẫn triển khai chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc tại văn bản số 3227/NHNN-TD ngày 11 5 2015: “ Hƣớng dẫn Cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên” và văn bản số 3229/NHNN-TD ngày 11/05/2015 về

việc “Triển khai chính sách cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020”. Ngày 01 9 2015, Agribank tiếp tục ban hành văn bản số 7221/NHNo-HSX thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc tại Văn bản số 6529/NHNN-TD ngày 28 8 2015 v v “sửa đổi, bổ sung chính sách cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên”.

Agribank Đắk Nông đã tích cực triển khai một số biện pháp cụ thể nhắm đẩy nhanh tiến độ tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

- Triển khai kế hoạch quảng bá rộng rãi đến nông dân về chƣơng trình tín dụng tái canh cà phê, phổ biến tờ rơi tuyên truyền đến tận thôn, buôn, điểm đông dân cƣ và trên chƣơng trình phát thanh, truyền thanh của xã, phƣờng; đồng thời đôn đốc ngân hàng cơ sở phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phƣơng đẩy mạnh thực hiện cho vay theo chƣơng trình này.

- Tổ chức Hội nghị tập huấn chính sách cho vay tái canh cà phê cho Lãnh đạo Chi nhánh, PGD trực thuộc và toàn thể cán bộ làm công tác tín dụng.

- Tổ chức Hội nghị khách hàng về cho vay tái canh cà phê đến địa bàn huyện để triển khai chính sách tín dụng tái canh cà phê.

- Phối hợp với Ngân hàng nhà Nƣớc tỉnh và Ban dân vận tỉnh ủy khảo sát nhu cầu vay vốn thực hiện tái canh cà phê của các hộ dân và doanh nghiệp tại địa phƣơng.

- Thƣờng xuyên chỉ đạo các Chi nhánh, PGD Agribank chủ động nắm bắt nhu cầu vốn tái canh cà phê của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nhằm chủ động chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời báo cáo, phản ánh kịp thời các khó khăn vƣớng mắc để xử lý.

- Chủ động làm việc với UBND cấp xã vùng trồng cà phê để xác nhận diện tích tái canh cà phê của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

c. Chính sách cho vay tái canh cà phê tại Agribank Đắk Nông

Hiện tại, chính sách cho vay tái canh cà phê tại Agribank Đắk Nông đƣợc thực hiện theo Quy chế cho vay đhối với khách hàng trong hệ thống Agribank ban hành kèm theo văn bản số 226 QĐ-HĐTV-TD ngày 09/3/2017 của Hội đồng thành viên Agribank và quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Agribank ban hành kèm theo Quyết định số 839 QĐ- NHNo-HSX ngày 25/5/2017 của Tổng Giám đốc Agribank. Ngoài các nội dung nhƣ đối tƣợng vay vốn, mức cho vay và thời hạn cho vay đã đƣợc trình bày trong phần cơ sở lý luận, phần này trình bày thêm một số nội dung thuộc chính sách cho vay tái canh cà phê tại Agribank Đắk Nông nhƣ sau:

(i). Điều kiện vay vốn

Ngoài điều kiện về đối tƣợng thuộc kế hoạch tái canh cà phê, Agribank Đắk Nông vẫn thẩm định đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành của Agribank, gồm:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

- Mục đích sử dụng vốn vay: thực hiện tái canh diện tích cà phê già cỗi, sâu bệnh bằng phƣơng pháp trồng mới hoặc ghép cải tạo;

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, thể hiện qua các tiêu chí cơ bản:

+ Không có nợ xấu, nợ đã ử lý rủi ro ở Agribank và các TCTD khác tại thời điểm thẩm định cho vay;

+ Có vốn đối ứng tham gia vào dự án, phƣơng án tái canh cà phê với tỷ lệ tối thiểu 20% (vay trung hạn) và 30% (vay dài hạn)

+ Khả năng hoàn trả nợ vay bao gồm khả năng hoàn trả cả nợ gốc và lãi vay phát sinh. Muốn vậy thì kết quả thực hiện phƣơng án vay vốn phải đủ bù

đắp tất cả các chi phí, có lợi nhuận. Do đó, phƣơng án vay vốn của hộ tái canh cà phê phải hiệu quả về mặt tài chính.

(ii). Lãi suất cho vay tái canh cà phê

Trong giai đoạn 2014-2016, lãi suất cho vay tái canh cà phê tại Agribank Đắk Nông thực hiện theo hƣớng dẫn của Agribank và NHNN, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.6. Lãi suất cho vay tái canh cà phê tại Agribank Đắk Nông

ĐVT: %năm

Lãi suất Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Trong thời gian ân hạn Lãi suất cho vay trung dài hạn thông thƣờng -

2%năm

7% năm 6,5% năm

Sau thời gian ân hạn

Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng

+2,5%năm

9% năm

(Nguồn: Agribank Đắk Nông)

Trong hợp đồng tín dụng cho vay vốn tái canh cà phê, các đơn vị phải ghi rõ thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi tƣơng ứng với phƣơng pháp tái canh cà phê của khách hàng để làm cơ sở áp dụng lãi suất theo thông báo của NHNN.

Lãi suất nợ quá hạn: bằng 150% (x) lãi suất trong hạn và điều này phải đƣợc ghi vào hợp đồng tín dụng.

Đối với các khoản cho vay tái canh cà phê đã giải ngân trƣớc ngày công văn 3227 NHNN-TD có hiệu lực và đang nằm trong thời gian ân hạn về lãi suất, Agribank Đắk Nông có thể xem xét, thỏa thuận ký phụ lục bổ sung điều chỉnh hợp đồng vay vốn đã ký trƣớc thời điểm công văn số 3227 có hiệu lực để đƣợc hƣởng ƣu đãi từ chính sách cho vay tái canh cà phê của Chính phủ.

(iii). Về biện pháp bảo đảm tiền vay, phân loại nợ và xử lý rủi ro

Agribank Đắk Nông xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định hiện hành củ Agribank.

Theo quy định của Agribank, Giám đốc Agribank Đắk Nông xem xét quyết định cấp tín dụng không có bảo đảm tối đa 100% mức cấp tín dụng đối với các khách hàng đáp ứng các điều kiện, gồm: Không có nợ xấu, nợ bán cho VAMC, nợ xử lý rủi ro tại Agribank và các TCTD khác trong 02 năm gần nhất đến thời điểm cấp tín dụng; Đƣợc xếp hạng từ A trở lên theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank; Khách hàng là doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính năm trƣớc liền kề đƣợc kiểm toán, không có các yếu tố loại trừ trọng yếu liên quan đến hàng tồn kho, nợ phải thu, nợ phải trả, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, khấu hao, làm ảnh hƣởng đến việc ác định hợp lý và tin cậy đối với kết quả kinh doanh [9].

Ngoài ra, Giám đốc Agribank Đắk Nông xem xét quyết định cấp tín dụng không có bảo đảm tối đa 50% mức cấp tín dụng đối với khách hàng đáp ứng các điều kiện, gồm: Không có nợ xấu, nợ bán cho VAMC, nợ xử lý rủi ro ở tại Agribank và các TCTD khác tại thời điểm thẩm định cấp tín dụng; Đƣợc xếp hạng từ BBB trở lên theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank [9].

Cá nhân, hộ gia đình đầu tƣ cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm đƣợc Agribank Đắk Nông cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 200 triệu đồng. Hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đƣợc Agribank Đắk Nông cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 01 tỷ đồng [17].

Agribank Đắk Nông thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định hiện hành của Agribank [7].

(iv). Việc giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn

Agribank Đắk Nông thực hiện theo tiến độ dự án, phù hợp với chi phí thực tế phát sinh của quá trình tái canh và các quy định hiện hành về chứng từ

giải ngân, khuyến khích giải ngân bằng hình thức thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp vật tƣ, phân bón, dịch vụ.... để thực hiện dự án, phƣơng án tái canh.

(v). Kiểm tra mục đích sử dụng vốn

Khi giải ngân khoản vay, Agribank Đắk Nông phải kiểm tra mục đích sử dụng tiền vay, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, kiểm tra chứng từ giải ngân theo quy định. Agribank Đắk Nông chỉ giải ngân tiền vay khi đáp ứng đủ điều kiện theo thỏa thuận tại hợp đồng vay vốn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tái canh cà phê tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk nông (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)