KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI AGRIBANK VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tái canh cà phê tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk nông (Trang 108)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.2.KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI AGRIBANK VIỆT NAM

- Đề xuất Agribank nghiên cứu và ban hành sản phẩm tín dụng cho vay khởi nghiệp với mức lãi suất ƣu đãi để hộ gia đình, doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

- Hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ liên quan cho vay tái canh cà phê theo hƣớng đảm bảo chặt chẽ nhƣng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế tái canh cà phê của hộ nông dân. Đơn giản hóa về thủ tục, quy trình, giảm thiểu thời gian thẩm định cho vay, tháo gỡ đƣợc những vấn đề vƣớng mắc phát sinh trong quá trình tác nghiệp tại chi nhánh tạo điều kiện thuận lợi ngƣời dân tiếp cận nguồn vốn tái canh cà phê.

- Nhanh chóng đƣa vào triển khai mô hình cấp tín dụng khép kín dựa trên chuỗi liên kết từ sản xuất, thu mua, chế biến đến tiêu thụ và xuất khẩu: chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và hộ trồng cà phê; chuỗi liên kết giữa ngƣời sản xuất cà phê - kinh doanh - tiêu thụ cà phê…nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, kiểm soát đƣợc dòng tiền và tăng trƣởng tín dụng.

- Tiếp tục triển khai phƣơng pháp cho vay qua tổ nhóm, kết hợp với hội nông dân, phụ nữ và có kế hoạch tổng kết, đánh giá kinh nghiệm hay bài học giỏi trong cho vay qua tổ nhóm, nhân rộng mô hình cho vay qua tổ nhóm hiệu quả để tiết giảm chi phí cho vay, giảm quá tải trong tín dụng hộ sản xuất khu vực nông thôn nói chung và hộ trồng cà phê nói riêng.

- Nhanh chóng đánh giá kết quả thí điểm triển khai điểm giao dịch lƣu động bằng xe chuyên dùng, qua đó có kế hoạch chính thức triển khai rộng rãi đến các chi nhánh. Điểm giao dịch lƣu động là bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức hoạt động của một chi nhánh Agribank, đƣợc sử dụng con dấu và tƣ cách pháp lý trực tiếp quản lý để thực hiện nhiệm vụ theo quy chế này. Điểm giao dịch lƣu động đƣợc trang bị ô tô chuyên dung với các phƣơng tiện giao dịch cần thiết đảm bảo an toàn về con ngƣời, tài sản theo Đề án đã đƣợc NHNN phê duyệt. Điểm giao dịch lƣu động thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Pháp luật, NHNN và Agribank nhƣ: Huy động vốn, tiếp nhận và hƣớng dẫn hồ sơ vay vốn của khách hàng trên địa bàn, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm do Agribank phát hành đối với cá nhân, thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi các món vay của cá nhân thuộc địa bàn hoạt động và một số dịch vụ ngân hàng khác. Đây là phƣơng án nhằm tăng cƣờng mở rộng mạng lƣới giao dịch của Agribank tại khu vực nông thôn nhƣng vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí nguồn lực, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung và tiếp cận vốn vay nói riêng đối với các khách hàng là hộ nông dân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa.

3.3. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NG N HÀNG NHÀ NƢỚC

- Chỉ đạo và tạo điều kiện để Agribank đƣợc tiếp cận các nguồn vốn từ các chƣơng trình dự án kể cả nguồn vốn FDI, ODA, nguồn vốn ký quỹ của các Nhà đầu tƣ vào Đắk Nông để giúp cho Agribank Đắk Nông tăng khả năng cân đối vốn và có điều kiện hạ thấp lãi suất cho vay đối với chƣơng trình tái canh cây cà phê nói riêng và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung.

- Xem ét và có hƣớng dẫn tháo gỡ về việc giải ngân không dùng tiền mặt theo Thông tƣ 09 và việc cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh mục đích tái canh cây cà phê đối với hộ nông dân vay vốn tái canh cà

phê nhằm phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh tại khu vực nông thôn.

- Tiến hành sơ kết, đánh giá hiệu quả chƣơng trình cho vay tái canh cà phê, cải tiến phƣơng thức cho vay, có chính sách riêng dành cho hoạt động tái canh cà phê theo hƣớng nâng cao định mức cho vay trên 01 ha cà phê. - Định mức cho vay tái canh cà phê hiện nay đang áp dụng theo văn bản 3227/NHNN-TD ngày 11/5/2015 của NHNN Việt Nam (tối đa 150 triệu đồng ha đối với phƣơng pháp trồng tái canh và 80 triệu đồng ha đối với phƣơng pháp ghép cải tạo) là thấp so với chi phí đầu tƣ thực tế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của ngƣời dân. Đề nghị NHNN em ét điều chỉnh định mức cho vay tối đa trên 01 ha cà phê nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ thực tế của hộ tái canh cà phê trong điều kiện chi phí vật tƣ đầu vào, giá cả lao động liên tục biến động tăng trong các năm qua.

- Xem ét và đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Chính sách cho vay đầu tƣ phát triển nông nghiệp nông thôn theo hƣớng ƣu đãi về nguồn vốn đối với các TCTD trên địa bàn nông thôn đồng thời điều chỉnh mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với hộ nông dân có nhu cầu vay vốn tái canh cà phê nhƣng đến thời điểm vay vốn đã có dƣ nợ vay vốn đầu tƣ mục đích khác tại TCTD. Đơn giản hóa các thủ tục cho vay để ngƣời nông dân có 1-2 ha tái canh tiếp cận đƣợc vốn vay.

3.4. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ NGÀNH 3.4.1. Về các chính sách phát triển ngành cà phê 3.4.1. Về các chính sách phát triển ngành cà phê

a. Về đầu tư phát triển ngành cà phê

- Coi đầu tƣ tạo thƣơng hiệu quốc gia nhƣ mũi nhọn đột phá về kết cấu hạ tầng công nghệ của nền kinh tế, dành một phần vốn từ nguồn ODA để ƣu tiên tái canh cà phê, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong nƣớc đầu tƣ dài hạn các dự án chế biến sản phẩm giá trị gia tăng (hòa tan và rang ay) với lãi suất phù hợp.

- Rà soát lại các chính sách nhằm thu hút tốt hơn nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào nông nghiệp nói chung và chế biến cà phê nói riêng, tập trung thu hút vốn và công nghệ hiện đại vào lĩnh vực chế biến sâu sản phẩm.

- Triển khai có kết quả Nghị định 210 2013 NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông nghiệp, nông thôn trong lĩnh vực trồng, chế biến cà phê.

- Ngân sách nhà nƣớc (bao gồm cả vốn chƣơng trình mục tiêu và vốn ODA) đầu tƣ ây dựng, nâng cấp các côn trình chứa nƣớc đầu mối (đập dâng và hồ chứa) và công trình dẫn nƣớc về tới các vùng tập trung thâm canh theo các dự án đƣợc duyệt. Huy động các nguồn vốn khác của địa phƣơng, doanh nghiệp và hộ gia đình ây dựng các công trình dẫn và tƣới nƣớc nội bộ các vùng sản xuất tập trung.

- Nhà nƣớc cần có giải pháp đẩy mạnh triển khai phát triển sản xuất cà phê bền vững, phát triển theo mô hình sản xuất lớn theo đúng quy hoạch về ngành cà phê. Ngoài các vấn đề về quy trình, công nghệ sản xuất, tuyển chọn giống, đầu tƣ hạ tầng cơ sở nhƣ thủy lợi, giao thông, hỗ trợ công nghệ chế biến... cần quan tâm ƣu tiên tổ chức liên kết các chủ thể trong chuỗi giá trị ngành cà phê: Ngƣời sản xuất - Doanh nghiệp thu mua - Doanh nghiệp chế biến - Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu theo mô hình sản xuất lớn. Lúc đó, ngân hàng có điều kiện triển khai cho vay, thanh toán khép kín, đảm bảo an toàn, hiệu quả, rút ngắn thời gian luân chuyển vốn tiền tệ trong hệ thống ngành hàng cà phê theo mô hình sản xuất lớn. Trong mô hình sản xuất lớn cà phê, hộ sản xuất cà phê có vai trò trung tâm, bởi chức năng sản xuất ra sản phẩm, khởi nguồn của chuỗi giá trị ngành cà phê. Với mối liên kết chặt chẽ với các thành phần khác nhƣ doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vật tƣ, nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, cùng với việc cho vay, thanh toán khép kín của ngân hàng, sẽ hạn chế rủi ro cho hộ sản xuất cà phê trong thị trƣờng.

- Đối với vùng trọng điểm sản xuất cà phê, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ các nhà máy chế biến theo công nghệ hiện đại (chế biến ƣớt), để giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, nâng cao tính cạnh trên thị trƣờng, phát triển thƣơng hiệu. Kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Chính phủ và Quốc hội xem xét mở rộng ƣu đãi thuế cho các doanh nghiệp đầu tƣ chế biến sản phẩm nông nghiệp, trong đó có cà phê. Bên cạnh ƣu đãi về thuế, cho thuê đất, có thể áp dụng lãi suất ƣu đãi đầu tƣ phát triển hoặc có cơ chế hỗ trợ lãi suất. Bên cạnh đó, các biện pháp ƣu đãi đầu tƣ đều phải có mục tiêu, thời hạn và điều kiện ràng buộc, chế tài cụ thể, rõ ràng.

- Phát triển mạnh cơ sở hạ tầng nông thôn, trƣớc mắt ƣu tiên vốn để xây dựng hệ thống đƣờng giao thông, tạo điều kiện để lƣu thông hàng hoá từ nông thôn đến thành thị, liên kết kinh tế vùng với kinh tế khu vực.

- Đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành có chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển chủ động, linh hoạt theo u hƣớng tự nhiên có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Đặc biệt, đề nghị các Bộ, ngành có liên quan tích cực đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, thúc đẩy phát triển đào tạo nghề .v.v.. Đây là tiền đề quan trọng phát triển kinh tế hộ, tăng năng lực tài chính cho hộ.

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo chƣơng trình ây dựng nông thôn mới; tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhƣ: đƣờng giao thông, chợ, các công trình thủy lợi, điện v.v.. phục vụ sản xuất nông nghiệp.

b. Về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Việc tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp là vấn đề mang tính vĩ mô mà bản thân ngƣời nông dân không tự giải quyết đƣợc, do vậy đòi hỏi phải có sự trợ giúp từ Chính phủ và các Bộ, ngành từ dự báo đến tìm thị trƣờng

tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tổ chức nghiên cứ, phân tích và dự báo thị trƣờng về nhu cầu, u hƣớng tiêu thụ sản phẩm, biến động thị trƣờng để xây dựng chiến lƣợc phát triển theo hƣớng gia tăng giá trị hạt cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Đồng thời, đa dạng hóa thị rƣờng tiềm năng, thị trƣờng ngách nhằm tạo điều kiện tiêu thụ các sản phẩm cà phê có giá trị gia tăng cao, trong đó quan tâm đặc biệt đến thị trƣờng Trung Quốc, EU và các nƣớc tham gia hiệp định TPP, AEC, EEFTA. Chính phủ nên dành một phần vốn ngân sách để trợ giá các sản phẩm nông nghiệp khi nông dân “đƣợc mùa mà rớt giá”.

- Sớm hoàn thành việc thành lập và vận hành Quỹ phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam, thay cho Quỹ bảo hiểm xuất khẩu (Công văn số 4546/VPCP-KTTH ngày 06/6/2015 của Văn phòng chính phủ)

- Tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu, tạo thị trƣờng đầu ra ổn định cho sản phẩm của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Ƣu tiên kinh phí từ nguồn hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại quốc gia để xúc tiến chƣơng trình quảng bá sản phẩm sang các thị trƣờng có yêu cầu chất lƣợng cao nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc..., tiếp cận các nhà phân phối lớn, hệ thống siêu thị bán buôn, bán lẻ các sản phẩm cà phê thƣơng hiệu Việt Nam. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu thông qua các hoạt động đào tạo về định dạng sản phẩm, cách thức tạo dựng và quảng bá thƣơng hiệu.

3.4.2. Về các chính sách bảo hiểm nông nghiệp đối với cây cà phê

Cần đẩy mạnh triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm cho sản xuất cà phê, bảo hiểm cho cây cà phê. Tham gia bảo hiểm nông nghiệp, hộ sản xuất cà phê nói chung và hộ tái canh cà phê nói riêng hạn chế thiệt hại khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, trên cơ sở chia sẻ rủi ro của cộng đồng.

Bảo hiểm hoạt động mạnh mẽ trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng phát triển, ổn định, nhất là hành lang pháp lý phải đầy đủ; do đó, trong điều kiện nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta hiện nay, nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích để đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm.

Đối với sản xuất cà phê, là ngành trồng cây công nghiệp lâu năm nên tính ổn định tƣơng đối cao, nếu so với trồng cây ngắn ngày khác. Điều kiện đó cho thấy bảo hiểm nông nghiệp cho sản xuất cà phê sẽ phát triển thuận lợi và nên triển khai trƣớc so với bảo hiểm sản xuất nông nghiệp khác. Thời gian vừa qua, việc thí điểm triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở một số địa phƣơng có một số kết quả nhất định, nhƣng nhìn chung, hoạt động bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn non yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một trong các nguyên nhân làm cho hoạt động bảo hiểm nông nghiệp chƣa phát triển mạnh thời gian qua là: Tham gia bảo hiểm nông nghiệp, nông dân phải chịu tốn kém một khoản chi phí nhỏ và do chƣa nhận thức lợi ích cộng đồng khi xảy ra rủi ro, nên nông dân vẫn chƣa tình nguyện tham gia bảo hiểm. Do đó, vấn đề đặt ra là: (i) Cần tăng cƣờng thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân tạo cơ sở mở rộng hoạt động bảo hiểm khu vực nông nghiệp, nông thôn và (ii) Cần có cơ chế hỗ trợ một phần phí bảo hiểm, kích thích nông dân làm quen với hoạt động bảo hiểm, tiến tới bảo hiểm tự nguyện. Thay vì trích ngân sách để hỗ trợ cho nông dân khi thiên tai dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, nhà nƣớc nên dùng kinh phí ngân sách hỗ trợ đó để mua bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân.

3.4.3. Về phối hợp thực hiện các nguồn lực hỗ trợ của Chính phủ

Mặc dầu đã có nhiều nỗ lực, song nguồn lực hỗ trợ của Chính phủ đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành cà phê nói riêng còn rất hạn chế, mặt khác trong quá trình tổ chức thực hiện còn mang tính “kế hoạch”, “ in-cho”, nên hiệu quả các nguồn hỗ trợ không cao, chƣa thu hút đƣợc

nguồn lực xã hội hóa. Chính phủ nên phân bổ nguồn lực cho các tổ chức hiệp hội ngành cà phê để chủ trì, phối hợp thực hiện các hỗ trợ của Chính phủ trong một số lĩnh vực chuyên ngành, có tác dụng thiết thực đến phát triển thị trƣờng, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng nguồn lực…của từng loại sản phẩm cà phê, cụ thể nhƣ:

- Hoạt động tìm kiếm thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại các sản phẩm cà phê chế biến sâu

- Đào tạo nâng cao kiến thức quản lý, thƣơng mại điện tử, thị trƣờng tƣơng lai, ngoại ngữ, kỹ thuật sản xuất bền vững và chế biến sâu sản phẩm…cho đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và ngƣời lao động.

3.5. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI UBND TỈNH ĐẮK NÔNG

3.5.1. Tiếp tục làm tốt công tác truyền t ôn ƣơn trìn tá canh cà phê

Các cáp chính quyền địa phƣơng, các cơ quan chuyên môn từ tỉnh đến cơ sở cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các hộ nông dân và cá nhân về mục đích, yêu cầu, sự cần thiết thực hiện chƣơng trình tái canh, cải tạo giống cà phê và chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc về hỗ trợ vay vốn đầu tƣ để ngƣời dân biết và chủ động vay vốn thực hiện tái canh cà phê. Thực hiện giải pháp này có nhiều cách, song với mục tiêu cuối cùng là làm sao để ngƣời nông dân không ỷ lại vào nguồn vốn ƣu đãi của nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tái canh cà phê tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đắk nông (Trang 108)