6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.4.2. Về các chính sách bảo hiểm nông nghiệp đối với cây cà phê
Cần đẩy mạnh triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm cho sản xuất cà phê, bảo hiểm cho cây cà phê. Tham gia bảo hiểm nông nghiệp, hộ sản xuất cà phê nói chung và hộ tái canh cà phê nói riêng hạn chế thiệt hại khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, trên cơ sở chia sẻ rủi ro của cộng đồng.
Bảo hiểm hoạt động mạnh mẽ trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng phát triển, ổn định, nhất là hành lang pháp lý phải đầy đủ; do đó, trong điều kiện nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta hiện nay, nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích để đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm.
Đối với sản xuất cà phê, là ngành trồng cây công nghiệp lâu năm nên tính ổn định tƣơng đối cao, nếu so với trồng cây ngắn ngày khác. Điều kiện đó cho thấy bảo hiểm nông nghiệp cho sản xuất cà phê sẽ phát triển thuận lợi và nên triển khai trƣớc so với bảo hiểm sản xuất nông nghiệp khác. Thời gian vừa qua, việc thí điểm triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở một số địa phƣơng có một số kết quả nhất định, nhƣng nhìn chung, hoạt động bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn non yếu.
Một trong các nguyên nhân làm cho hoạt động bảo hiểm nông nghiệp chƣa phát triển mạnh thời gian qua là: Tham gia bảo hiểm nông nghiệp, nông dân phải chịu tốn kém một khoản chi phí nhỏ và do chƣa nhận thức lợi ích cộng đồng khi xảy ra rủi ro, nên nông dân vẫn chƣa tình nguyện tham gia bảo hiểm. Do đó, vấn đề đặt ra là: (i) Cần tăng cƣờng thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân tạo cơ sở mở rộng hoạt động bảo hiểm khu vực nông nghiệp, nông thôn và (ii) Cần có cơ chế hỗ trợ một phần phí bảo hiểm, kích thích nông dân làm quen với hoạt động bảo hiểm, tiến tới bảo hiểm tự nguyện. Thay vì trích ngân sách để hỗ trợ cho nông dân khi thiên tai dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, nhà nƣớc nên dùng kinh phí ngân sách hỗ trợ đó để mua bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân.