Các yếu tố của môi trƣờngđầu tƣ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3. Các yếu tố của môi trƣờngđầu tƣ

Môi trƣờng đầu tƣ đƣợc cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau, các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ luôn luôn biến động và thay đổi tùy theo từng thời điểm, từng ngành, từng khu vực và từng quốc gia. Cho nên việc nghiên cứu môi trƣờng đầu tƣ là rất cần thiết cho công tác quản trị doanh nghiệp cũng nhƣ công tác điều tiết, quản lý vĩ mô của nhà nƣớc. Nghiên cứu kỹ môi trƣờng đầu tƣ sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tƣ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; cho phép các nhà quản lý ở tầm vĩ mô đề xuất những giải pháp hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ, làm tăng tính hấp dẫn và tính cạnh tranh so với môi trƣờng đầu tƣ của các nƣớc trong khu vực.

Có nhiều cách để phân loại môi trƣờng đầu tƣ, song theo nhiều nhà kinh tế thì môi trƣờng đầu tƣ có thể chia ra môi trƣờng cứng và môi trƣờng mềm. Môi trƣờng cứng liên quan đến các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế bao gồm: hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông (đƣờng sá, cầu cảng hàng không, cảng biển…), hệ thống thông tin liên lạc, năng lƣợng… Môi trƣờng mềm bao gồm: hệ thống các dịch vụ hành chính, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tƣ; hệ thống các dịch vụ tài chính

- ngân hàng, kế toán và kiểm toán…

Theo Võ Thanh Thu (2004) thì môi trƣờng đầu tƣ bao gồm: môi trƣờng chính trị xã hội, môi trƣờng văn hóa, môi trƣờng kinh tế và tài nguyên, môi trƣờng tài chính, môi trƣờng cơ sở hạ tầng và môi trƣờng lao động.

- Môi trường kinh tế: trạng thái của môi trƣờng kinh tế sẽ xác định đƣợc sự lành mạnh, thịnh vƣợng cũng nhƣ suy vong của nền kinh tế vì vậy nó sẽ chi phối và tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố của môi trƣờng này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp.

- Môi trường quốc tế: trƣớc những thay đổi lớn của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của mỗi một quốc gia, chính vì lẽ đó nên chính phủ của mỗi nƣớc cần phải thiết lập các mối quan hệ song phƣơng cũng nhƣ đa phƣơng với các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Nếu mối quan hệ giữa các chính phủ là đối kháng thì sự mâu thuẫn giữa hai chính phủ sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc từ đó sẽ hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tƣ và ngƣợc lại nếu mối quan hệ giữa các chính theo hƣớng có lợi thì sẽ thúc đẩy thƣơng mại quốc tế cũng nhƣ đầu tƣ quốc tế phát triển. Nhƣ vậy có thể nói, quan hệ kinh tế quốc tế có tác động mạnh đến việc định hình môi trƣờng đầu tƣ.

- Môi trường chính trị - xã hội: không có một yếu tố nào có thể phá hủy môi trƣờng đầu tƣ mạnh nhƣ sự bùng nổ vũ trang. Tất cả các loại vốn: nhân lực, vật chất và xã hội đều bị tàn phá, hoạt động đầu tƣ bị gián đoạn… Theo tính toán, trong vòng hơn 50 năm qua, một cuộc nội chiến tiêu biểu kéo dài 7 năm và làm giảm tốc độ tăng trƣởng dự kiến hàng năm là 2,2%, đến khi kết thúc chiến tranh GDP đạt đƣợc sẽ thấp hơn 15% so với mức đáng ra phải có.

Ngoài ra, nạn trộm cắp, lừa đảo và các loại tội phạm khác cũng là một trong những nhân tố phá hoại môi trƣờng đầu tƣ, gây cản trở cho doanh nghiệp tiến hành đầu tƣ và làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh thông qua những thiệt hại trực tiếp về hàng hóa hay qua các chi phí áp dụng biện pháp phòng ngừa chẳng hạn nhƣ việc thuê nhân viên bảo vệ, xây dựng hệ thống tƣờng rào cổng ngỏ hoặc lắp đặt hệ thống báo động… Các điều tra của Ngân hàng thế giới (WB) về môi trƣờng đầu tƣ chỉ ra rằng nạn tội phạm cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở mọi nơi trên thế giới điển hình nhƣ: ở châu Mỹ Latinh có đến 50% số doanh nghiệp đƣợc điều tra đã đánh giá tội phạm là rào cản nghiêm trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh, ở Đông Á và Thái Bình Dƣơng có hơn 20% doanh nghiệp cũng có những đánh giá tƣơng tự.

Do đó sự ổn định của chế độ chính trị cũng nhƣ mức độ an toàn về an ninh trật tự là một trong những yếu tố tạo nên một môi trƣờng kinh doanh làm hấp dẫn các nhà đầu tƣ, tạo ra một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, một nhà nƣớc vững mạnh, thực thi hữu hiệu các chính sách phát triển kinh tế - xã hội để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu chính đáng của nhân dân, từ đó có thể đem lại lòng tin cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc bỡi lẽ một xã hội ổn định về chính trị thì sẽ đảm bảo đƣợc các quyền về tài sản, đảm bảo cho tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng sẽ thu đƣợc thành quả từ công cuộc đầu tƣ của mình.

- Môi trường pháp lý và hành chính: để điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp thì Nhà nƣớc cần phải ban hành hệ thống luật pháp. Tính đầy đủ và đồng bộ cũng nhƣ sự chuẩn mực, rõ ràng, minh bạch, công khai của hệ thống pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chính phủ trong quá trình quản lý và điều tiết nền kinh tế. Hệ thống luật pháp đƣợc xây dựng nhằm quy định những ngành nghề cũng nhƣ những lĩnh vực mà doanh nghiệp đƣợc phép kinh doanh. Cho nên không thể phủ nhận vai trò của Nhà nƣớc trong việc tạo lập

môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, nhà nƣớc quy định những khuôn khổ pháp lý và thiết lập các chính sách chủ yếu, nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng trong đầu tƣ kinh doanh, duy trì trật tự kỷ cƣơng trong xã hội và các hoạt động kinh tế.

Bên cạnh đó việc điều tiết và đánh thuế cũng đóng vai trò to lớn trong việc định hình môi trƣờng đầu tƣ. Một hệ thống đánh thuế tốt sẽ tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc để tài trợ cho các dịch vụ công làm hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ và đáp ứng đƣợc các mục tiêu xã hội khác.

- Môi trường tài chính: một môi trƣờng đầu tƣ lành mạnh đòi hỏi phải có một sự ổn định kinh tế vĩ mô nhất định, trƣớc khi những chính sách kinh tế vi mô có thể đạt đƣợc sức kéo đủ mạnh đối với nền kinh tế. Lạm phát thấp, thâm hụt ngân sách ở mức chấp nhận đƣợc và hệ thống tỷ giá hối đoái thực là những chỉ số phản ánh sự ổn định kinh tế vĩ mô. Một khi sự điều tiết của Nhà nƣớc có thể ổn định đƣợc nền kinh tế vĩ mô thì sẽ kéo theo thị trƣờng tài chính phát triển mạnh, chúng tạo cho tất cả các loại hình doanh nghiệp khả năng nắm bắt những cơ hội đầu tƣ đầy hứa hẹn, chúng làm giảm sự lệ thuộc của các doanh nghiệp vào các dòng tiền mặt tự tạo hoặc tiền từ gia đình và ngƣời thân. Ngƣợc lại, những thiếu thốn về tài chính sẽ là những rào cản cho không ít những doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp ở các nƣớc đang phát triển.

- Môi trường cơ sở hạ tầng: hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: đƣờng sá, cầu cống, sân bay, bến cảng, các loại hình dịch vụ nhƣ: điện, nƣớc, bƣu chính viễn thông, khách sạn,… luôn có tầm ảnh hƣởng quan trọng đối với các hoạt động của các nhà đầu tƣ. Chất và lƣợng của cơ sở hạ tầng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nhƣ doanh nghiệp đƣợc tiếp cận với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại thì họ sẽ bỏ vốn đầu tƣ nhiều hơn và những đầu tƣ của họ sẽ có năng suất hơn, ngƣợc lại hệ thống

cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém sẽ trở thành cản trở lớn đối với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Có thể lấy một ví dụ điển hình nhƣ tình trạng mất điện thƣờng xảy ra ở nhiều nƣớc, đặc biệt là ở Châu Phi và Nam Á đã làm giảm trung bình khoảng 5% doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp ở những khu vực này. Do đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đƣợc coi là mục tiêu hàng đầu đối với sự phát triển của một nền kinh tế.

- Môi trường lao động: lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và là yếu tố chủ động của quá trình phối hợp các nguồn lực đầu vào. Vì thế có thể nói lao động có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp ở yếu tố lao động là chất lƣợng lao động. Chất lƣợng lao động là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào lĩnh vực có hàm lƣợng công nghệ cao hoặc có sử dụng công nghệ hiện đại. Chất lƣợng nguồn lao động lại phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, tay nghề, sức khỏe của ngƣời lao động. Trình độ chuyên môn, tay nghề, sức khỏe của ngƣời lao động tốt sẽ tạo ra năng suất lao động cao, điều này lại phụ thuộc vào các hoạt động của giáo dục đào tạo, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe… cho ngƣời lao động. Do đó, chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc nâng lên hay không là nhờ vào quá trình đầu tƣ tác động đến hoạt động này. Bên cạnh đó giá cả sức lao động cũng là một trong những tiêu chí đánh giá của các nhà đầu tƣ, thông thƣờng đối với những doanh nghiệp cần sử dụng nhiều lao động thì họ sẽ tìm đến nơi nào có nguồn nhân công dồi dào với giá rẻ để có thể đáp ứng đƣợc nguyện vọng của họ.

Ngoài ra yếu tố văn hoá cũng ảnh hƣởng tới môi trƣờng lao động chẳng hạn nhƣ: sự cần cù trong lao động, tính kỷ luật cũng nhƣ ý thức của ngƣời lao động trong quá trình làm việc… Nhƣ vậy, yếu tố lao động là một trong những điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho các nhà đầu tƣ khi tiến hành kinh doanh, tuy nhiên để có một lực lƣợng lao động tốt thì lại phụ thuộc

vào hệ thống giáo dục và đào tạo cơ bản, đào tạo nghề và chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)