Kết quả và hạn chế hoàn thiện môi trƣờngđầu tƣ tại tỉnh Đắk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh đắk lắk (Trang 98 - 107)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5.6. Kết quả và hạn chế hoàn thiện môi trƣờngđầu tƣ tại tỉnh Đắk

Đắk Lắk

a. Những kết quả chủ yếu

Trong những năm qua, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã đƣợc sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ nên sự tăng trƣởng kinh tế liên tục đạt mức cao.

Là một tỉnh trung tâm của khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk có hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt, môi trƣờng xã hội lành mạnh, có nhiều lợi thế phát triển về du lịch, công nghiệp, nông lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Cùng với các địa phƣơng trong cả nƣớc, Đắk Lắk đang bƣớc vào thời kỳ mới của giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát huy những thành tựu bƣớc đầu đã đạt đƣợc, đúc kết những bài học kinh nghiệm trong chặng đƣờng phát triển, cùng với sự quan tâm ƣu đãi đầu tƣ của tỉnh và nhiều tiềm năng phát triển, Đắk Lắk sẽ là môi trƣờng thuận lợi thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Qua khảo sát thực tế, hầu hết các sở ban ngành và doanh nghiệp đều khẳng định môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh đang thay đổi theo chiều hƣớng tích cực.

Nhờ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh, nhiều hoạt động quảng bá, mời gọi các nhà đầu tƣ đã đƣợc thực hiện nhƣ: Thƣờng trực giải quyết nhanh các vấn đề của doanh nghiệp; thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ, Thƣơng mại và Du lịch của tỉnh; xây dựng trang Wedsite của tỉnh để cung cấp các thông tin cho nhà đầu tƣ; rà soát và ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa các chính sách của nhà nƣớc; thƣờng xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại, gặp mặt với các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ…

Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong thời gian qua đã dần hình thành hệ thống chính sách thu hút đầu tƣ, hệ thống các chính sách khuyến

khích đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, với các chỉ đạo thực hiện trọng điểm đã và kết quả bƣớc đầu khả quan.

Hoạt động cải cách thủ tục hành chính tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, thực hiện thành lập phòng “một cửa” đƣợc hầu khắp các sở, ngành và cơ quan nhà nƣớc triển khai với các quy trình, thủ tục hành chính đƣợc ban hành giúp các DN có cơ hội tiếp cận thông tin và tiến hành các thủ tục phê duyệt và thực hiện dự án đầu tƣ thuận lợi.

Công tác quy hoạch phát triển đƣợc các ngành tiến hành và phê duyệt. Các quy hoạch đƣợc công khai cung cấp cho nhà đầu tƣ giúp nhà đầu tƣ có cơ hội lựa chọn dự án thuận lợi nhất.

Các cuộc gặp mặt, đối thoại thƣờng xuyên đƣợc các ngành, địa phƣơng tổ chức giúp các DN tiếp xúc các cơ quan nhà nƣớc đề đạt nguyện vọng, các vƣớng mắc. Quan hệ giữa các cơ quan nhà nƣớc và DN đƣợc cải thiện. Các tổ chức đại diện của doanh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động bƣớc đầu có kết quả bảo vệ quyện lợi cho cộng đồng DN.

Các hình thức quảng bá, kêu gọi đầu tƣ đƣợc tổ chức với nhiều hình thức có hiệu quả.

Để giải quyết những vƣớng mắc có liên quan đến lĩnh vực đất đai, Hội đồng bồi thƣờng giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cƣ đƣợc thành lập ở các huyện, thành và thị xã đã hoạt động tích cực góp phần giải quyết nhanh các vƣớng mắc nhất vấn đề đất đai cho các dự án đầu tƣ và doanh nghiệp.

Các tổ chức cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp đƣợc hình thành và hoạt động bƣớc đầu đáp ứng nhu cầu phát triển của DN và nhà đầu tƣ. Hoạt động phối hợp giữa các sở, ngành và địa phƣơng giúp giải quyết các thủ tục và thực hiện dự án đầu tƣ đƣợc các ngành ý thức và thực hiện.

đầu tƣ đã đƣợc thu hút vào tỉnh, số lƣợng và quy mô đầu tƣ tăng hơn so với cùng kỳ giai đoạn trƣớc. Trong đó có những dự án đăng ký số vốn lớn nhƣ: Dự án trang trại điện gió với tổng công suất thiết kế là 120MV tổng mức đầu tƣ 6000 tỷ; Tổ hợp khách sạn 5 sao của Công ty du lịch Điện Biên, với tổng vốn đầu tƣ trên 700 tỷ; Nhá máy bia Sai Gòn, với vốn đầu tƣ trên 300 tỷ... Hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục 35 dự án kêu gọi đầu tƣ trên địa bàn tỉnh; đồng thời tăng cƣờng quảng bá giới thiệu thu hút đầu tƣ, gửi danh mục đầu tƣ cho Cục Xúc tiến Thƣơng mại và Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở nƣớc ngoài, đại diện các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc có nhu cầu đầu tƣ nhằm thu hút hơn nữa các nhà đầu tƣ đến với Đắk Lắk.…

Với những cơ chế, chính sách ƣu đãi dành cho doanh nghiệp cùng tài nguyên dồi dào về nông - lâm nghiệp và du lịch, Đắk Lắk xứng đáng là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế trong thời gian tới.

Những thành tựu đạt đƣợc về thu hút đầu tƣ trong thời gian qua khẳng định những bƣớc đi đúng đắn mà tỉnh Đắk Lắk đã đạt đƣợc và là cơ sở để hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ trong thời gian tới. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả vẫn còn những hạn chế mà tỉnh đã gặp và gây ra khó khăn trong quá trình hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ.

b. Những hạn chế còn tồn tại

Tuy môi trƣờng đầu tƣ tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả, song vẫn còn rất nhiều hạn chế, thể hiện ở một số mặt sau:

Công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng chậm trễ gây khó khăn cho các dự án đầu tƣ đặc biệt là một số dự án lớn đƣợc cấp thuận đầu tƣ và cấp giấy phép đầu tƣ. Đến nay, một số dự án chƣa hoạt động, hoặc hoạt động chƣa đồng bộ thực do không giải phóng đƣợc mặt bằng, ngay cả đối với các dự án sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Văn bản chính sách của nhà nƣớc thƣờng

xuyên thay đổi, ban hành nhiều văn bản chống chéo nhau hoặc mâu thuẫn về nội dung. Các nhà đầu tƣ đƣa ra rằng hiện nay, trong quản lý đầu tƣ xây dựng ở Việt Nam có trên 800 loại văn bản (tiêu chuẩn, định mức, đấu thầu, quản lý dự án, quản lý chất lƣợng thanh toán…). Vì vậy, các doanh nghiệp đề xuất cần phải tiến hành rà soát, huỷ các văn bản không còn hiệu lực, gộp các văn bản đã ban hành và điều chỉnh bổ sung các quy định vào một văn bản chính thức.

Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều thiếu sót. Không đồng bộ, chồng chéo... Năm 2010, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 đã đƣợc phê duyệt đã hạn chế phần lớn các bất cập của việc thiếu Quy hoạch. Bất cứ nhà đầu tƣ nào, khi đầu tƣ vào một lĩnh vực nào đó từ giao thông, thủy lợi, phát triển các ngành công nghiệp, giáo dục - đào tạo... đều quan tâm đến quy hoạch chung của tỉnh, Do thiếu quy hoạch tổng thể, quy hoạch phát triển ngành, phát triển đô thị và dân cƣ, quy hoạch khu công nghiệp...sẽ hạn chế nhiều cơ hội đầu tƣ cho tỉnh. Khi nhà đầu tƣ đến Đắk Lắk tìm kiếm cơ hội đầu tƣ thấy rằng quỹ đất dành cho thực hiện dự án không có, hoặc có nhƣng chƣa “sạch”, những lợi thế mới chỉ nằm ở dạng tiềm năng. Chất lƣợng của công tác quy hoạch chi tiết phát triển còn rất nhiều hạn chế, công tác quy hoạch này thiếu khoa học, chƣa đồng bộ, còn quy hoạch treo, mang tính hình thức, không gắn với nguồn lực thực hiện.

Thiết chế pháp lý là khâu yếu kém cần phải đƣợc hoàn thiện nhanh. Doanh nghiệp trên địa bàn chƣa tin tƣởng vào công việc bảo hộ vệ bản quyền hoặc thực thi hợp đồng của các cơ quan thực thi công việc này của tỉnh. Để giảỉ quyết tranh chấp trong kinh doanh một số doanh nghiệp đã sử dụng các thiết chế pháp lý khác để giải quyết. Các doanh nghiệp chƣa dám đứng ra tố cáo hành vi tham nhũng của công chức, viên chức nhà nƣớc.

nƣớc sách nhiễu gây khó khăn phiền hà, chậm trễ cho doanh nghiệp và ngƣời dân. Để có thể hoàn thành các thủ tục pháp lý và các công việc có liên quan trong kinh doanh và đầu tƣ các doanh nghiệp và ngƣời dân phải chi phí không chính thức, qua khảo sát cho thấy hầu hết các doanh nghiệp và ngƣời dân sẵn sàng trả chi phí không chính thức.

Dịch vụ về cung cấp thông tin tƣ vấn pháp luật, thông tin kinh doanh... chƣa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tƣ: Các doanh nghiệp cho biết khi họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ về thông tin nhƣ: thông tin thị trƣờng, thông tin về điều kiện đầu tƣ, thông tin về chính sách pháp luật… nhƣng không biết có cơ quan nào của nhà nƣớc cũng nhƣ tƣ nhân đứng ra cung cấp và họ phải tự tìm kiếm. Hoạt động xúc tiến thƣơng mại mặc dù đã đƣợc tiến hành hàng năm nhƣng bị động, kém hiệu quả, chƣa đem lại lợi ích cụ thể trƣớc mắt và lâu dài cho các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ. Các công nghệ sử dụng trong quả trình quản lý và kinh doanh hầu nhƣ các doanh nghiệp tự tìm kiếm. Lãnh đạo và cơ quan chuyên môn về quản lý công nghệ của tỉnh cần chủ động tìm kiếm lựa chọn các công nghệ mới có hiệu quả cao để giới thiệu hƣớng dẫn, tiếp nhận và chuyển giao cho doanh nghiệp và ngƣời dân trên địa bàn. Đây là hoạt động hỗ trợ thiết thực và có hiệu quả cho doanh nghiệp. Tỉnh cần dành khoản chi phí hàng năm trong việc tiếp cận thông tin và tìm kiếm thông tin cho doanh nghiệp.

Chất lƣợng tăng trƣởng, hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp của tỉnh còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là đa số doanh nghiệp sản xuất còn mang tính tự phát, chƣa bám sát nhu cầu thị trƣờng; Sản phẩm làm ra chất lƣợng thấp chủ yếu là sơ chế giá trị gia tăng không cao; Năng lực cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ của tỉnh nói chung còn thấp do trang thiết bị công nghệ của nhiều doanh nghiệp còn yếu kém, lạc hậu cộng thêm những yếu kém về quản lý; môi trƣờng đầu tƣ chƣa thông thoáng,

thông tin xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại còn hạn chế.

Các doanh nghiệp phải dành thời gian không nhỏ để thực hiện các quy định của nhà nƣớc. Các công việc liên quan đến giấy tờ thủ tục pháp lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp đƣợc công khai nhƣng còn chƣa rõ ràng, cụ thể và đề tiếp cận. Do vậy các doanh nghiệp cần nhiều thời gian để chỉnh sửa hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý theo quy định. Một số doanh nghiệp than phiền về số lần thanh, kiểm tra của cơ quan nhà nƣớc đối với doanh nghiệp còn nhiều. Nhiều lĩnh vực phải thanh, kiểm tra trong năm, từ đất đai, thuế các loại, môi trƣờng, sử dụng tài sản của nhà nƣớc.

Tỉnh đã có hệ thống giáo dục đào tạo, hƣớng nghiệp giới thiệu việc làm từ tỉnh dến huyện nhƣng thiếu hiệu quả. Thiếu lao động đã qua đào tạo và chất lƣợng lao động đã đƣợc đào tạo còn chƣa đáp ứng với yêu cầu, khi sử dụng lao động đều phải đào tạo lại thì mới đáp ứng đƣợc với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và trình độ của lãnh đạo của chính quyền địa phƣơng các cấp đối với hoạt động hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ, tỉnh đã chú trọng công tác này. Do đó đã có sự thay đổi trong nhận thức của lãnh đạo địa phƣơng. Tuy nhiên, việc biến nhận thức thành hành động thực tiễn chƣa đạt đƣợc kết quả cao nhƣ mong đợi.

Thứ hai, Thể chế pháp lý đã đƣợc định hình với các cơ chế, chính sách cụ thể nhƣng các quy định pháp luật có liên quan của địa phƣơng chƣa đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, công tác dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém. Công tác quảng bá môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh chƣa có chƣơng trình cụ thể và cam kết lâu dài, cơ chế giam sát quá trình thực hiện công tác này chƣa rõ ràng và thiết thực.

Thứ ba, chƣa thực hiện tốt gắn kết nhiệm vụ hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ với các chƣơng trình hoạt động. Tỉnh chƣa có một cơ chế hợp tác trong quản lý, điều hành thực hiện các chính sách vì vậy hiệu quả thực hiện các chính sách thấp và thiếu hiệu lực. Công tác rà soát chỉnh sửa, bổ sung các chính sách thực hiện chƣa đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Cải cách hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa” tại các đơn vị liên quan đến đầu tƣ đã đƣợc xác lập, hoạt động nhiều khi còn mang tính hình thức; năng lực chuyên môn hạn chế của một bộ phận công chức khi thi hành công vụ còn hạn chế.

Thứ tƣ, Chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tƣ chƣa thực sự đến với doanh nghiệp, mặc dù các ngành đều có cơ chế tiếp nhận thông tin nhƣng chƣa thực sự đầy đủ và chính xác. Hoạt động của trung tâm xúc tiến đầu tƣ và kinh doanh còn mang tính sự vụ, tản mạn, chƣa hệ thống và thiếu định hƣớng theo mục tiêu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến còn thiếu tính chuyên nghiệp và số lƣợng còn hạn chế. Hệ thống cung cấp thông tin về điều kiện đầu tƣ và quảng bá hình ảnh còn yếu, chƣa có tác dụng tích cực đối với nhà đầu tƣ và doanh nghiệp. Các dịch vụ phát triển kinh doanh và trợ giúp doanh nghiệp còn thụ động và chất lƣợng thấp. Các tổ chức đại diện của cộng đồng doanh nghiệp hoạt động chƣa hiệu quả. Tỉnh thiếu một diễn đàn công khai, hiệu quả tập trung tiếng nói của doanh nghiệp và nhà đầu tƣ, kết nối các quan hệ giữa doanh nghiệp, nhà đầu tƣ với các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Hệ thống tƣ vấn, trợ giúp, hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh phát triển còn hạn chế, mới tập trung ở một số đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc nhƣng ngân sách hỗ trợ rất hạn hẹp và ít biên chế.

Thứ năm, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chƣa đồng bộ, chồng chéo, thiếu công khai. Công tác đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật còn rất hạn chế. Việc tập trung nguồn lực đầu tƣ chƣa có trọng điểm, còn gây lãng phí và chƣa hiệu quả do không có sự phối hợp giữa các ngành trong quá trình

thực hiện dẫn đến tình trạng “đào - lấp” gây lãng phí. Đặc biệt do thiếu nguồn vốn nên công tác đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các CCC và KCN không đồng bộ, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp muốn đầu tƣ nhƣng phải chờ cơ sở hạ tầng.

Thứ sáu, Các doanh nghiệp trong tỉnh quy mô nhỏ, vốn ít, trình độ quản lý, trình độ lao động còn yếu, khả năng quản trị doanh nghiệp hạn chế. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp tỉnh còn thấp. Doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk rất dễ bị tác động của các biến động kinh tế hay chính sách của Nhà nƣớc. Các doanh nghiệp có số lƣợng còn ít ỏi và năng lực cạnh tranh thấp. Điều này thể hiện ở một số mặt: công nghệ ít đổi mới, chƣa hiện đại; sản xuất chƣa có sản phẩm cạnh tranh; chất lƣợng lao động chƣa cao; quy mô đầu tƣ nhỏ lẻ; thiếu vốn đầu tƣ; không có tham vọng kinh doanh và không dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro… Lạm phát ở mức cao và kéo dài đã làm cho chí phí đầu vào nguyên nhiên liệu, chi phí nhân công... của các doanh nghiệp tăng dẫn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh đắk lắk (Trang 98 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)