Nâng cao trình độ dân trí và cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5.4. Nâng cao trình độ dân trí và cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực

lực

Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và nâng cao trình độ dân trí cải thiện đời sống nhân dân tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, tạo việc làm...

Về giáo dục đào tạo: Tiếp tục tạo bƣớc chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng giáo dục theo hƣớng tiếp cận với trình độ tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng. Đổi mới phƣơng pháp dạy và học nhằm nâng cao

hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm đủ về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu; phấn đấu 100% giáo viên đạt chuẩn vào năm 2020; Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chƣơng trình kiên cố hoá trƣờng, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trƣờng chuẩn; tích cực thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học; Xây dựng xã hội học tập, mở rộng hình thức liên kết trong giáo dục - đào tạo, thành lập các trung tâm học tập cộng đồng đến cấp xã. Phát huy vai trò của Hội Khuyến học, động viên kịp thời các gƣơng điển hình trong học tập, sử dụng hiệu quả Quỹ Khuyến học trên địa bàn. Đầu tƣ phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề; đẩy mạnh và đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề; vừa đào tạo mới, vừa bồi dƣỡng lực lƣợng lao động hiện có; ƣu tiên nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, công nhân ngƣời dân tộc thiểu số, bố trí sử dụng nguồn nhân lực đƣợc đào tạo là ngƣời dân tộc thiểu số một cách hợp lý.

Dân số - y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân: Xây dựng hệ thống y tế từng bƣớc hoàn chỉnh, hiện đại và phát triển; nâng cao chất lƣợng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân phấn đấu để mọi ngƣời dân đƣợc hƣởng các dịch vụ y tế và có điều kiện tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế có chất lƣợng, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ trung bình.

Lao động, việc làm và xoá đói giảm nghèo: Triển khai thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình giải quyết việc làm gắn với nâng cao chất lƣợng nguồn lao động; tăng cƣờng quản lý và mở rộng các hoạt động hội chợ, dịch vụ tƣ vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động; tạo điều kiện để mọi ngƣời trong độ tuổi lao động đều có cơ hội việc làm và thu nhập. Chú trọng

huy động các nguồn lực đầu tƣ; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn gắn với giảm nghèo trong nhân dân, nhất là đối với khu vực nông thôn, miền núi, vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, nhất là hỗ trợ nhà ở, đất ở, kỹ thuật sản xuất; quan tâm phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, các xã nghèo, đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)