Biện pháp ngân hàng thƣơng mại thƣờng sử dụng để triển kha

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh quảng ngãi (Trang 30 - 35)

6. Bố cục luận văn

1.2.2. Biện pháp ngân hàng thƣơng mại thƣờng sử dụng để triển kha

khai hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa

a. Tổ chức quản lý hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV

Tổ chức quản lý hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV: hƣớng dẫn thực hiện các thao tác nghiệp vụ cho vay và chỉ dẫn sự phối kết hợp giữa các phòng ban trong quá trình cho vay, bao gồm:

- Về quy trình cho vay: tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong quá trình cho vay, trong đó các bƣớc đi đƣợc xây dựng theo một trình tự nhất định, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn đến khi kết thúc khoản vay.

- Về nhân sự: Năng lực quản trị có vai trò quyết định và điều hành mọi hoạt động của đơn vị. Cơ cấu nhân sự phải có năng lực, có đạo đức và linh hoạt trong công việc. Vì vậy thƣờng xuyên tổ chức nâng cao nghiệp vụ và rà

soát, kiểm tra các hành vi của cán bộ tránh làm tổn hại uy tín của ngân hàng. Có chế độ lƣơng thƣởng phù hợp với năng lực của cán bộ nhân viên.

- Về cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng: đƣợc ngân hàng đầu tƣ xây dựng khang trang, hiện đại, và có địa điểm giao dịch thuận lợi. Mở rộng mạng lƣới, tăng số lƣợng chi nhánh, phòng giao dịch trong cả nƣớc. Trang bị máy móc với công nghệ hiện đại phục vụ công tác chuyên môn trong quá trình kinh doanh của ngân hàng.

b. Các hoạt động, chính sách ngân hàng sử dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV

 Chính sách về chủng loại sản phẩm, dịch vụ

Đƣa ra các sản phẩm đa dạng phù hợp với tình hình hoạt động của từng DNNVV, hỗ trợ các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn.

- Phát triển các sản phẩm mới khác với các sản phẩm truyền thống để tăng sức cạnh tranh với ƣu điểm nhƣ: tiêu chí đơn giản, phê duyệt nhanh khi đầy đủ hồ sơ, cấp tín dụng không yêu cầu tài sản, hoặc cho phép thiếu một phần tài sản, sử dụng lịch sử tín dụng, kinh nghiệm trong ngành thay vì thẩm định báo cáo tài chính…

- Kèm theo các sản phẩm cho vay, ngân hàng có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhƣ: tƣ vấn tài chính, tìm kiếm khách hàng và thị trƣờng đầu ra, tài trợ vốn, xây dựng - phát triển nền tảng quản trị doanh nghiệp…

Chính sách lãi suất

Lãi suất cho vay vừa phải đảm bảo lợi ích kinh doanh của ngân hàng vừa phải có tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa để thu hút và duy trì khách hàng. Cụ thể:

- Thƣờng xuyên rà soát chính sách tín dụng để có những kiến nghị hoặc điều chỉnh kịp thời trong phạm vi thẩm quyền của chi nhánh để thích ứng với

những diễn biến của thị trƣờng và những điều chỉnh chính sách tín dụng của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn để điều chỉnh lãi suất nhanh chóng.

- Để hấp dẫn khách hàng mức lãi suất cho vay phải linh hoạt, tùy theo từng thời kỳ mà chính sách lãi suất có những ƣu tiên khác nhau.

 Chính sách tài sản đảm bảo

Là chính sách của ngân hàng về tài sản đảm bảo cho khoản vay. Là việc ngƣời vay khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng đƣợc cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp tài sản hình thành trong tƣơng lai, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3. Tài sản bảo đảm là động sản, bất động sản, các giấy tờ có giá… đƣợc dùng thế chấp, cầm cố để bảo đảm cho khoản vay. Với giá trị của tài sản đảm bảo theo quy định:

- Đối với tài sản cầm cố, thế chấp (trừ các tài sản là các giấy tờ có giá): Mức cho vay so với giá trị TSĐB tối đa bằng 75% giá trị TSĐB nhƣng không vƣợt quá mức cho vay tối đa theo quy định của từng chƣơng trình tín dụng.

- Trƣờng hợp cầm cố bằng các giấy tờ có giá: Mức cho vay tối đa bằng số tiền gốc cộng lãi của giấy tờ có giá trừ số lãi phải trả cho ngân hàng trong thời gian xin vay và không vƣợt quá mức cho vay tối đa theo quy định của từng chƣơng trình tín dụng.

Hoạt động nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay ngắn hạn DNNVV.

Chất lƣợng cung ứng dịch vụ đƣợc thể hiện thông qua sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng.

- Về cơ sở vật chất, công nghệ: Xây dựng hình ảnh về không gian giao dịch, đầu tƣ cơ sở vật chất, hiện đại hóa công nghệ tại chi nhánh và các phòng giao dịch nhằm tạo ấn tƣợng với khách hàng về mức độ an toàn, khả năng tài chính, sản phẩm dịch vụ đa dạng và tiện ích.

- Về quy trình: Nâng cao chất lƣợng công tác tín dụng, đây là hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu quy trình để đơn giản hóa các thủ tục, giảm thời gian giao dịch, tăng mức độ an toàn nhƣng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác trong giao dịch với doanh nghiệp.

- Về nhân sự: Tăng cƣờng các lớp tập huấn, bồi dƣỡng cho cán bộ nhân viên về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cũng nhƣ thái độ ứng xử, phục vụ khách hàng khi giao dịch. Cải tiến hệ thống khiếu nại thông qua hình thức đƣờng dây nóng hoặc thùng thƣ góp ý.

 Chính sách chăm sóc khách hàng, quan hệ khách hàng

Nghiên cứu thị trƣờng củng cố và phát triển khách hàng cho vay ngắn hạn DNVVN là một hoạt động trong cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể:

- Nghiên cứu thị trƣờng để lựa chọn và phát triển khách hàng mới trên cơ sở số lƣợng khách hàng hiện tại, có chính sách chăm sóc đối với từng nhóm khách hàng riêng biệt.

- Rà soát, đánh giá, nghiên cứu nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để có cơ sở lựa chọn, duy trì phát triển quan hệ. Phân loại khách hàng để hàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng và hƣớng đến những thị trƣờng tiềm năng.

- Công tác tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm đến với các doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các kênh truyền thông, marketing. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng cáo để mang ngân hàng đến với khách hàng. Xây dựng hệ thống mạng lƣới ngân hàng trải rộng trên địa bàn.

+ Hoạt động kênh phân phối: kênh phân phối là phƣơng tiện trực tiếp đƣa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng, tạo ra các tiện ích cho khách hàng DNNVV.

+ Hoạt động quảng bá: Tập hợp các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền khuyến mãi, marketing trực tiếp…

- Công tác phối hợp giữa ngân hàng với các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn DNNVV

Một ngân hàng có quy mô cho vay lớn, chiếm lĩnh thị phần nhƣng tỷ lệ nợ xấu cao cũng khiến khả năng thanh khoản và thu nhập giảm sút. Vì vậy, tăng trƣởng tín dụng cần đi đôi với kiểm soát rủi ro tín dụng.

- Tăng cƣờng năng lực thẩm định, triển khai xếp hạng tín dụng nội bộ với khách hàng, tổ chức quy trình tín dụng tuân thủ chặt chẽ, tách biệt chức năng bán hàng và chức năng kiểm soát rủi ro. Thƣờng xuyên kiểm tra giám sát nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ.

- Cần điều chỉnh chính sách mở rộng dƣ nợ để tránh tình trạng gây áp lực quá lớn đối với cán bộ tín dụng dẫn đến nới lỏng các khoản vay dƣới chuẩn dẫn đến gia tăng rủi ro tín dụng.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra nội bộ khâu thẩm định, đảm bảo mọi khâu trong quá trình thẩm định cho vay ngắn hạn DNNVV phải tuân theo quy trình, quy chế của NHTM, Ngân hàng nhà nƣớc (NHNN).

- Kịp thời phát hiện sai sót cũng nhƣ những bất cập để từ đó đƣa ra những kiến nghị góp phần nâng cao công tác thẩm định cho vay ngắn hạn DNNVV. Gắn trách nhiệm xử lý nợ xấu với cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ liên quan theo từng hồ sơ vay.

- Kiểm soát rủi ro tín dụng có thể đƣợc thực hiện thông qua phòng ngừa rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng: thẩm định trƣớc cho vay, giám sát thực hiện các điều khoản trong hợp đồng, thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay, mua bảo hiểm tài sản…

nhằm đề phòng, ngăn ngừa không để xảy ra rủi ro tín dụng. Các biện pháp xử lý rủi ro: cơ cấu gia hạn nợ, xử lý tài sản đảm bảo, thực hiện bán nợ…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh quảng ngãi (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)