6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây về công bố thông tin tự
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG
1.5.2. Nhóm nhân tố thuộc về cơ cấu sở hữ u
a. Nhân tố sở hữu nhà nước
Một số nghiên cứu của Vu (2012), Zhang (2013) nhận thấy mối quan hệ nghịch giữa sở hữu nhà nước và mức độ công bố thông tin tự nguyện [70], [78]. Các nghiên cứu này có chung lập luận rằng:
Thứ nhất, sở hữu nhà nước chính là sở hữu toàn dân do đó sẽ không có chủ sở hữu thực. Việc thiếu các quyền sở hữu thực sẽ làm mất quyền kiểm soát trực tiếp từ chủ sở hữu dẫn đến tham nhũng và quản trị doanh nghiệp yếu kém, người quản lý sẽ hành động vì mục đích cá nhân hơn là lợi ích của cổ đông. Do đó, mức độ công bố thông tin tự nguyện là thấp. Lập luận này phù hợp với lý thuyết đại diện.
Thứ hai, các công ty sở hữu nhà nước thường có ít động cơ để tối đa hóa lợi nhuận vì nguồn vốn tái đầu tư của công ty được đảm bảo bởi nhà nước. Do đó, công ty không có động lực để tự nguyện công bố thông tin ra bên ngoài nhằm mục đích tăng giá trị công ty và thu hút nguồn vốn đầu tư.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Jiang và cộng sự (2009), Wang và cộng sự (2013) nhận thấy mối quan hệ cùng chiều giữa các mức độ sở hữu nhà nước và mức độ công bố thông tin tự nguyện [27], [76].
b. Nhân tố sở hữu nước ngoài
Sở hữu nước ngoài được đo bằng tỷ lệ cổ phần nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng nhân tố sở hữu nước ngoài có liên quan đến mức độ công bố thông tin tự nguyện, cụ thể các công ty sở hữu nước ngoài có mức độ công bố thông tin tự nguyên cao hơn.
Các nghiên cứu trước đây khẳng định rằng các cổ đông nước ngoài phải đối mặt với rủi ro cao hơn cổ đông trong nước. La Porta và và cộng sự (2000) xác định các rủi ro tiềm tàng liên quan với kinh doanh mà các cổ đông nước ngoài phải gánh chịu như: rủi ro chính trị và bảo vệ pháp lý không chặt chẽ [45]. Mặt khác, cổ đông nước ngoài phải đối mặt với sự bất đối xứng thông tin cao hơn đáng kể hơn so với cổ đông trong nước do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát về mặt địa lý và những rào cản về ngôn ngữ và văn hóa (Xiao Yuan, 2007) [74]. Đặc biệt, trong thị trường vốn mới nổi như Việt Nam, vấn đề bất cân xứng thông tin thậm chí còn cao hơn. Do đó, những
công ty có sở hữu nước ngoài có nhu cầu lớn hơn cho việc công bố thông tin, nó như một phương tiện để theo dõi hoạt động của chủ sở hữu đối với nhà quản lý. Bên cạnh đó, để tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có xu hướng tăng cường công bố thông tin tự nguyện nhằm thu hút cổ đông nước ngoài.
Kết quả nghiên cứu của Haniffa và Cooke (2002), Ho và cộng sự (2011) tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết tại Malaysia [40], [41]. Họ lập luận rằng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài càng cao thì có nhu cầu công bố thông tin càng nhiều. Các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng các thông tin này như phương tiện để giám sát các hoạt động quản lý.