6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây về công bố thông tin tự
3.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ĐỘC LẬ P
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả hoặc suy luận về một tập dữ liệu (Tabachnick và Fidell, 2007) [68]. Trong nghiên cứu này thống kê mô tả được sử dụng để tính toán các giá trị trung bình, phạm vi và phương sai của các biến độc lập: mức độ độc lập của hội đồng quản trị, sở hữu quản lý, tỷ lệ
thành viên nữ trong hội đồng quản trị, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, tỷ suất sinh lợi, tỷ suất nợ, quy mô doanh nghiệp.
Bảng 3.2 Bảng mô tả các biến độc lập
N Minimum Maximum Mean Std.
Deviation
Hội đồng quản trị 100 0,14 1,00 0,5909 0,18260 Sở hữu quản lý 100 0,00 0,42 0,0568 0,08671 Tỷ lệ nữ trong HĐQT 100 0,00 0,71 0,1649 0,16818 Sở hữu nhà nước 100 0,00 0,93 0,2323 0,27348 Sở hữu nước ngoài 100 0,00 0,49 0,0980 0,12768 Tỷ suất sinh lời 100 -0,11 0,78 0,0774 0,11740
Tỷ suất nợ 100 0,00 0,92 0,4703 0,22216 Quy mô 100 0,51 tỷ 2.114.627 tỷ 23.455 tỷ 211.294 tỷ
Nguồn: tác giả tính toán
Qua kết quả thống kê ở bảng 3.2 ta thấy, trong 100 công ty khảo sát, tỷ trọng thành viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành trên tổng số thành viên hội đồng quản trị là 59,09%, đây là một tỷ lệ tương đối cao, vượt quá mức quy định tối thiểu về tỷ trọng thành viên không tham gia điều hành ở Việt Nam là 1/3. So với các nước có thị trường vốn mới nổi như Việt Nam, tỷ trọng thành viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành trung bình ở Việt Nam cao hơn so với các quốc gia khác như ở Malaysia là 38,3% (Akhtaruddin và cộng sự, 2009), Trung Quốc là 24% (Xiao và Yuan, 2007), ở Bangladesh là 9,72% (Rouf, 2011) và 36,90% ở Singapore (Cheng và Courtenay, 2006), nhưng thấp hơn so với kết quả 68% ở Kenya (Barako, 2007) và 70,3% ở Zimbabwe (Mangena và Tauringana, 2007) [13], [16], [19], [51], [61], [74]. Kết quả nghiên cứu này nhấn mạnh rằng đa số doanh nghiệp Việt Nam thực hiện theo quy định của nhà nước là có ít nhất một phần ba
thành viên trong hội đồng quản trị không tham gia điều hành công ty. Đây là một dấu hiệu tích cực cho vấn đề quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tỷ lệ sở hữu quản lý của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trung bình là 5,68%, quyền sở hữu quản lý thấp nhất là 0% và cao nhất là 42%. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc là 0,48% (Xiao và Yuan, 2007), nhưng thấp hơn nhiều so với 29,19% ở Malaysia (Akhtaruddin và Haron, 2010) và 14,00% ở Singapore (Eng và Mak, 2003) [14], [29], [74]. Nhìn chung, quyền sở hữu quản lý ở Việt Nam là tương đối thấp.
Tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị của các công ty chọn mẫu dao động từ 0 đến 71%, với mức trung bình là 16,49%, tỷ lệ này vẫn còn rất thấp cho thấy tại Việt Nam vai trò của nữ trong các công ty niêm yết vẫn còn hạn chế. Theo báo cáo mới nhất năm 2015 của tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization - ILO) về tỷ lệ nữ giới trong hội đồng quản trị tại 108 quốc gia cho thấy: tỷ lệ thấp nhất ở Yemen (2,1%) và tỷ lệ cao nhất ở Jamaica (59,3%). Việt Nam đứng thứ 76 với 16,42% nữ giới tham gia vào hội đồng quản trị. Mặc dù tỷ lệ này có sự cải thiện nhưng vẫn ở mức rất khiêm tốn, tỷ lệ nữ tham gia trong hội đồng quản trị chỉ tăng 0,815% so với năm 2009 [48].
Tỷ lệ sở hữu nhà nước trung bình của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 23,23%, mức sở hữu cao nhất lên đến 93%. Điều này cho thấy sau những nổ lực cổ phần hóa các công ty niêm yết thì tỷ lệ sở hữu nhà nước của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao. Tỷ lệ sở hữu nhà nước trung bình trong nghiên cứu này cao hơn so với các nước trong khu vực như Singapore là 2% (Eng và Mak, 2003) và Jordan là 7% (Naser và cộng sự, 2002), nhưng thấp hơn so với Trung Quốc là 26,84% (Wang, Sewon và Claiborne, 2008) [29],
[56], [76]. Nguyên nhân tỷ lệ này vẫn còn cao là do Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình tư nhân hóa.
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức trung bình là 9,80% dao động từ 0% đến mức cao nhất là 49%. Kết quả cho thấy tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các công ty niêm yết ở Việt Nam là tương đối thấp. Con số này thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu được tiến hành ở các nước có thị trường chứng khoán mới nổi ở Châu Á. Ví dụ, nghiên cứu ở Kenya là 28% (Barako, 2007), Malaysia là 16% (Ho và cộng sự, 2011) [16], [41]. So với nước có đặc điểm tương đồng như Trung Quốc, tỷ lệ quyền sở hữu nước ngoài tại Việt Nam thấp hơn nhiều, theo kết quả nghiên cứu của Wang, Sewon và Claiborne (2008), tỷ lệ sở hữu nước ngoài trung bình ở Trung Quốc là 33,71% [76]. Giải thích cho kết quả này có thể là do thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ, quy mô thị trường nhỏ, chưa đủ sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng đầu tư vào các nước đang phát triển nhưng đã trãi qua có một khoảng thời gian dài và ổn định. Hơn nữa, những hạn chế về mức quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49% (Nghị định số 58/2012/NĐ-CP) trong một công ty niêm yết ở Việt Nam có thể cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở Việt Nam còn thấp [1]. Ngày 01/09/2015, Thủ tướng chính thức ký ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP thay thế nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định doanh nghiệp đại chúng không rơi vào các trường hợp đặc biệt thì khối ngoại hoàn toàn có thể sở hữu 100% cổ phần nếu điều lệ không có quy định giới hạn [2]. Tuy nhiên quy định này mới ban hành nên tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp.
Tỷ suất sinh lời của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức trung bình 7,74%, dao động từ -11% đến 78%, mức sinh lời này tương đối thấp và chênh lệch khá lớn giữa các công ty với nhau.
Tỷ suất nợ dao động từ 0% đến 92% với mức trung bình đạt 47,03%. Ngoài một vài công ty do đặc điểm kinh doanh đặc biệt thì nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam thường duy trì tỷ suất nợ ở mức hợp lý dao động từ 40% đến 60%.
Doanh thu trung bình của các doanh nghiệp đạt 23.455 tỷ và dao động từ 0,51 tỷ đến 2.114.627 tỷ.