6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây về công bố thông tin tự
2.1. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Từ tổng quan các lý thuyết liên quan đến vấn đề công bố thông tin tự nguyện và kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất các giả thuyết nghiên cứu sau:
2.1.1. Giả thuyết nghiên cứu liên quan đến nhóm nhân tố thuộc về quản trị công ty
a. Mức độ độc lập của hội đồng quản trị:
Mức độ độc lập của hội đồng quản trị là một trong những yếu tố quan trọng của quản trị doanh nghiệp, thường đo lường bằng tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành trong tổng số thành viên hội đồng quản trị.
Trong bối cảnh thị trường vốn mới nổi ở Châu Á, nhiều nghiên cứu cho kết quả rằng mức độ độc lập của hội đồng quản trị có mối quan hệ cùng chiều với mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết. Nguyên nhân là do: thứ nhất, theo lý thuyết tín hiệu sự tồn tại của các thành viên độc lập trong hội đồng quản trị hỗ trợ các công ty trong các quyết định chiến lược về kinh tế và tài chính của mình do đó cải thiện hiệu suất kinh tế và tài chính làm cho các công ty có động cơ để công bố thông tin nhiều hơn. Thứ hai, theo lý thuyết đại diện các thành viên độc lập trong hội đồng quản trị có thể giúp giám sát hoạt động của nhà quản lý tốt hơn, khi đó người quản lý ít có khả năng lạm dụng quyền lực của họ cho mục đích riêng có lợi cho bản thân.
Các nghiên cứu của Cheng và Courtenay (2006) tại Singapore, Chau và Gray (2010) tại Hồng Kông, Akhtaruddin và cộng sự (2009) tại Malaysia đều
cho kết quả mức độ độc lập của hội đồng quản trị ảnh hưởng cùng chiều với mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết [13], [18], [19]. Trên cơ sở lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu và kết quả của các nghiên cứu trước đây, tác giả đặt giả thuyết:
H1: Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có mức độ độc lập của hội đồng quản trị càng lớn thì mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên càng nhiều.
b. Sở hữu quản lý
Dựa trên lý thuyết đại diện, Jensen và Meckling (1976) cho rằng việc sở hữu của nhà quản lý trong công ty có thể làm cho nhà quản lý phải quan tâm nhiều hơn về hiệu quả kinh tế từ các quyết định của họ, vì lợi ích của họ phụ thuộc vào giá trị công ty [26]. Do đó, nhà quản lý có động cơ thao túng thông tin theo hướng có lợi cho họ, hạn chế cung cấp thông tin tự nguyện. Theo quan điểm của lý thuyết đại diện và trên cơ sở Việt Nam là một nước đang phát triển có cơ cấu sở hữu tập trung cao độ, hoạt động bảo vệ cổ đông thiểu số còn yếu kém (Vu, 2012), quyền sở hữu quản lý cao có thể dẫn đến khả năng hạn chế công bố thông tin tự nguyện [70].
Theo kết quả các nghiên cứu trước đây của Leung và Horwitz (2004) ở Hồng Kông, Akhtaruddin và Haron (2010) ở Malaysia, Vu (2012) ở Việt Nam thì tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý tác động ngược chiều với mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết [13], [50], [70]. Dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước và lý thuyết đại diện, tác giả đề xuất giả thuyết:
H2: Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tỷ lệ sở hữu quản lý càng cao thì mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên càng ít.
c. Tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị.
Vấn đề thành viên nữ trong hội đồng quản trị được đề cập khá thường xuyên trong các nghiên cứu thực nghiệm. Thành viên nữ trong hội đồng quản trị tạo ra sự đa dạng cho hội đồng quản trị (Dutta và Bose, 2006) [25]. Bên cạnh đó, Smith và các cộng sự (2006) đã cho rằng tầm quan trọng của phụ nữ trong hội đồng quản trị thể hiện 3 lý do khác nhau: (1) quản trị nữ có thể hiểu được thị trường tốt hơn khi so sánh với quản trị nam; (2) các thành viên nữ tạo dựng được hình ảnh tốt hơn trong nhận thức của cộng đồng về một doanh nghiệp và điều này có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động; (3) các thành viên khác trong hội đồng quản trị sẽ tăng cường sự hiểu biết về môi trường kinh doanh khi các thành viên nữ được bổ nhiệm [65].
Nhận thức được tầm quan trọng của nữ giới trong việc quản trị doanh nghiệp, trong những năm gần đây, một số quốc gia đã ban hành nhiều đạo luật, chính sách nhằm khuyến khích và tăng cường sự tham gia của nữ giới vào hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO, 2015), năm 2003, Na Uy đã thông qua một đạo luật hạn ngạch bắt buộc thành viên của hội đồng quản trị phải có tối thiểu 40% ở cả hai giới, pháp luật được thông qua và đi vào hoạt động trong năm 2006. Trong tháng 1 năm 2011, quốc hội Pháp thông qua luật lệ áp đặt một tỷ lệ là 40% nữ giới tham gia vào hội đồng quản trị của 40 công ty niêm yết lớn nhất sàn Paris Bourse cho tới năm 2017. Năm 2007, Tây Ban Nha yêu cầu rằng mỗi giới phải chiếm ít nhất 40% trong hội đồng quản trị vào năm 2015. Vào năm 2011, Ý yêu cầu các công ty niêm yết và các công ty nhà nước phải có ít nhất 33% số thành viên hội đồng quản trị của họ là phụ nữ cho tới năm 2015. Tại Đức, năm 2014 liên minh cầm quyền của thủ tướng Angela Merkel đã nhất trí về quy định buộc những công ty lớn của nước này đảm bảo tỷ lệ nữ giới chiếm ít nhất 30% trong ban lãnh đạo. Luật sẽ được Chính phủ thông qua
trong tháng 12 năm 2016. Vào giữa tháng 3 năm 2011, Chính phủ Australia đã đồng ý để thực hiện hạn ngạch về tỷ lệ nữ giới trong ban giám sát của các công ty nhà nước, đề xuất hạn ngạch là 25% trong năm 2013 và tăng tới 35% vào năm 2018. Tại Malaysia, từ năm 2016, tất cả những công ty đại chúng và công ty trách nhiệm hữu hạn có trên 250 công nhân sẽ yêu cầu phải có ít nhất 30% nữ giới nằm trong hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc.[48]
Như vậy, tỷ lệ thành viên nữ có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công ty và quản trị doanh nghiệp. Gần đây có nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố giới tính tác động đến quản trị doanh nghiệp như nghiên cứu của Girlie Ndoro (2012) cho rằng giới tính của lãnh đạo cũng ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, theo đó Girlie Ndoro chỉ ra rằng giới tính lãnh đạo là nữ sẽ ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động của doanh nghiệp [35]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về ảnh hưởng nhân tố giới tính đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả thử tìm hiểu xem tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị có là một nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp niêm yết hay không. Giả thuyết đưa ra là:
H3: Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị càng cao thì mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên càng nhiều.
2.1.2. Nhóm nhân tố thuộc về cơ cấu sở hữu
a. Tỷ lệ sở hữu nhà nước.
Sở hữu nhà nước là một đặc trưng riêng biệt của nền kinh tế Việt Nam. Theo chính sách đổi mới nền kinh tế năm 1986, chính phủ đã đưa ra lộ trình giảm bớt mức độ can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế bằng cách giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước. Sau cải cách năm 1986, thị
trường chứng khoán Việt Nam ra đời năm 2000 nhằm tạo điều kiện cho quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên tỷ trọng sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp niêm yết vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Nhiều công ty sau khi cố phần hóa nhà nước vẫn còn chiếm tỷ trọng trên 50%. Mặc dù sở hữu tư nhân ngày càng tăng nhưng sở hữu nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế.
Nghiên cứu của Vu (2012), Zhang (2013) nhận thấy mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu nhà nước và mức độ công bố thông tin tự nguyện [70], [78]. Các nghiên cứu này có chung lập luận rằng:
Thứ nhất, sở hữu nhà nước chính là sở hữu toàn dân do đó sẽ không có chủ sở hữu thực. Việc thiếu các quyền sở hữu thực sẽ làm mất quyền kiểm soát trực tiếp từ chủ sở hữu dẫn đến tham nhũng và quản trị doanh nghiệp yếu kém, người quản lý sẽ hành động vì mục đích cá nhân hơn là lợi ích của cổ đông. Do đó, mức độ công bố thông tin tự nguyện là thấp.
Thứ hai, các công ty sở hữu nhà nước thường có ít động cơ để tối đa hóa lợi nhuận vì lợi nhuận và nguồn vốn tái đầu tư của công ty được đảm bảo bởi nhà nước. Do đó, công ty không có động lực để tự nguyện công bố thông tin ra bên ngoài để tăng giá trị công ty và thu hút nguồn vốn đầu tư. Giả thuyết nghiên cứu đưa ra là:
H4: Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao thì mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên càng ít.
b. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài
Cùng với sự phát triển và hội nhập nền kinh tế thế giới, sở hữu nước ngoài tại Việt Nam những năm gần đây có xu hướng tăng dần, đặc biệt là quyền sở hữu nước ngoài trong các công ty niêm yết ngày càng tăng. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã từng bước tăng tỷ lệ sở hữu nước
ngoài từ 20% trong năm 2000 lên 30% vào năm 2003, 49% vào năm 2005 và cuối cùng là tối đa 100% vào tháng 9/2015 (Nghị Định số 60/2015/NĐ-CP) cho một số công ty niêm yết phi ngân hàng theo quy định [2].
Trong bối cảnh Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, vấn đề về minh bạch thông tin còn hạn chế, tuy nhiên phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài lại đến từ các quốc gia phát triển, có hệ thống quản lý tài chính mạnh, thông tin minh bạch hơn. Do đó, họ có nhiều khả năng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của báo cáo tài chính trong việc ra quyết định đầu tư hơn so với các nhà đầu tư trong nước. Vì vậy, các công ty niêm yết có động cơ công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà đầu tư nước ngoài, từ đó thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn.
Theo kết quả nghiên cứu của Ho và cộng sự (2011) ở Malaysia, Vu (2012) ở Việt Nam, Hiếu và Lan (2015) ở Việt Nam cho thấy có sự ảnh hưởng cùng chiều giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết [41], [58], [70]. Dựa trên phần lớn các nghiên cứu trước đây và lý thuyết đại diện, giả thuyết được đưa ra là:
H5: Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên càng nhiều.
2.1.3. Nhóm nhân tố các chỉ tiêu tài chính
a. Lợi nhuận
Trong các nghiên cứu về mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết, nhân tố lợi nhuận luôn luôn được đề cập đến như là một trong nhưng nhân tố quan trọng. Ví dụ như nghiên cứu của Meek và cộng sự (1995), Barako và cộng sự (2006), Alves và cộng sự (2012), Vu (2012) đều tìm thấy sự ảnh hưởng cùng chiều giữa lợi nhuận doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết [10], [15], [55], [70].
Theo lý thuyết tín hiệu, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao thường muốn phân biệt mình với các công ty có lợi nhuận thấp do đó họ sẽ công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn để tăng giá trị cổ phiếu và thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, lý thuyết chi phí chính trị cho rằng, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao thường sẽ gây sự chú ý với các cơ quan quản lý, do đó, họ có xu hường công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn để tạo sự minh bạch thông tin, giảm chi phí chính trị. Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra giả thuyết:
H6: Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có lợi nhuận cao thì mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên càng nhiều.
b. Tỷ suất nợ
Việt Nam là một nước có thị trường vốn mới nổi, vấn đề về minh bạch thông tin vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, các công ty ở Việt Nam chủ yếu huy động vốn dựa vào hệ thống ngân hàng là chủ yếu. Do đó, các công ty có tỷ suất nợ cao thường có xu hướng tiết lộ thêm thông tin để cung cấp cho các chủ nợ, nhằm tạo sự tin tưởng để có cơ hội nhận được nguồn tài trợ tốt.
Các nghiên cứu trước đây của Barako và cộng sự (2006), Zhang (2013), Vu (2012) tìm thấy sự ảnh hưởng cùng chiều giữa tỷ suất nợ và mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết [15], [70], [78]. Do đó, nghiên cứu này tác giả đưa ra giả thuyết:
H7: Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tỷ suất nợ cao thì mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên càng nhiều.
2.1.4. Nhóm nhân tố khác
a. Quy mô
Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có tác động đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Nghiên cứu của Brako
và cộng sự (2006), Vu (2012) cho kết quả có sự ảnh hưởng cùng chiều giữa quy mô công ty với mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết [15], [70]. Nguyên nhân có thể là đa số doanh nghiệp có quy mô lớn thường có nhà đầu tư nhiều và đa dạng do đó, nhu cầu về công bố thông tin trong những doanh nghiệp này là cao hơn so với các công ty nhỏ hơn. Như vậy, các doanh nghiệp có quy mô lớn có động cơ để tiết lộ thêm thông tin để đáp ứng nhu cầu đó.
Mặt khác, lý thuyết chi phí chính trị giải thích rằng các công ty có quy mô lớn thường bị chú ý nhiều bởi cơ quan quản lý hay lý thuyết chi phí sở hữu cho rằng doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Do đó, các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn, giả thuyết đưa ra là:
H8: Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có quy mô càng lớn thì mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên càng nhiều.
b. Ngành nghề kinh doanh
Nhiều nghiên cứu trước đây thấy rằng loại hình công nghiệp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của một công ty (Barako và cộng sự, 2006; Cooke năm 1992; Williams 1998) [15], [22], [75].
Trong nghiên cứu này, các ngành công nghiệp được chia thành hai nhóm: nhóm high-profile bao gồm các ngành công nghiệp có tác động đến các vấn đề về sức khỏe, môi trường và xã hội, do đó nhóm ngành này chịu sự quan tâm nhiều của nhà đầu tư, nhóm ngành còn lại low-profile ít chịu sự quan tâm hơn. Nguyên nhân có sự khác nhau về mức độ công bố thông tin tự nguyện giữa các nhóm ngành là do, thứ nhất, mỗi ngành công nghiệp khác nhau thì kỳ vọng của người sử dụng thông tin là khác nhau. Các doanh nghiệp
trong nhóm ngành high-profile chịu sự giám sát từ công chúng nhiều hơn nhóm low-profile và với áp lực như vậy, đây có thể là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành high-profile cung cấp thông tin tự nguyện nhiều hơn để giảm thiểu sự chú ý. Thứ hai, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành high-profile sẽ quan tâm nhiều hơn về cách tạo dựng hình ảnh đối với nhà đầu tư và khách hàng. Thứ ba, theo lý thuyết chi phí chính trị để tránh sự