Nhóm nhân tố khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 34)

6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây về công bố thông tin tự

1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG

1.5.4. Nhóm nhân tố khác

a. Nhân tố quy mô

Quy mô công ty thường được coi là một trong những yếu tố quan trọng của việc công bố thông tin tự nguyện của công ty. Hầu hết các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô công ty và mức độ công bố thông tin tự nguyện của công ty.

Lý thuyết chi phí chính trị giải thích rằng các công ty có quy mô lớn thường sẽ bị chú ý nhiều bởi các cơ quan quản lý, do đó các công ty này thường sẽ tự nguyện công bố thông tin nhiều hơn nhằm tạo ra sự minh bạch trong thông tin tránh sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước.

Dựa trên lý thuyết chi phí sở hữu, Ahmed anh Nicholls (1994) cho rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có nguồn lực và kinh nghiệm chuyên môn cần thiết để thực hiện báo cáo tài chính một cách hoàn chỉnh hơn và do đó công bố thông tin nhiều hơn [7]. Mặt khác, các công ty có quy mô lớn tự tin về triển vọng phát triển của họ và do đó sẵn sàng tiếp cận với các nhà đầu tư

theo hình thức công bố thông tin tự nguyện nhằm làm tăng giá trị của công ty mà không lo ngại đối thủ cạnh tranh (Li & Zhao, 2011) [47].

Nghiên cứu của Barako và cộng sự (2006), Alves và cộng sự (2012), Vu (2012) cho kết quả các doanh nghiệp có quy mô lớn thì mức độ công bố thông tin nhiều hơn các công ty có quy mô nhỏ, có thể giải thích rằng doanh nghiệp có quy mô lớn thì có nhà đầu tư lớn hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ và thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các nhà phân tích [10], [15], [70]. Doanh nghiệp có quy mô lớn có nhiều nguồn thông tin công bố cho nhà đầu tư tốt hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Quy mô doanh nghiệp được đánh giá qua các chỉ tiêu tổng tài sản, doanh thu thuần, tổng nguồn vốn hay số lao động của doanh nghiệp.

b. Nhân tố ngành nghề kinh doanh

Verrecchia (1983) lập luận rằng lĩnh vực hoạt động của công ty ảnh hưởng đến việc công bố chính sách của công ty đó, do đó nó cũng là một biến ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện [69].

Nghiên cứu của Wallace và Naser (1995) cho rằng các công ty từ các ngành khác nhau thực hiện công bố thông tin tự nguyện khác nhau do kỳ vọng của người sử dụng thông tin đối với mỗi ngành nghề là không giống nhau, do đó ngành nghề kinh doanh có thể ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty [71]. Nghiên cứu của Hackston và Milne (1996) đã phân loại các ngành công nghiệp thành hai nhóm: nhóm ngành thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội (high-profile) và nhóm ngành ít được quan tâm bởi xã hội (low-profile) [36]. Nhóm high-profile bao gồm các ngành hóa chất, năng lượng và nhiên liệu, kỹ thuật, lâm nghiệp, rượu và thuốc lá, phương tiện truyền thông và thông tin liên lạc, khai thác mỏ, xây dựng, vận tải và du lịch. Nhóm ngành này thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội do đây là những ngành liên quan đến sức khỏe con người, các vấn đề về môi trường và trách nhiệm

xã hội, do đó, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này sẽ công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn để đáp ứng sự quan tâm của công chúng đồng thời khẳng định sự phát triển bền vững của công ty. Nhóm low-profile bao gồm điện, tài chính và ngân hàng, đầu tư, vật tư y tế và may mặc và những ngành còn lại. Nhóm nhành này ít thu hút sự quan tâm của xã hội hơn do nó không trực tiếp liên quan đến các vấn đề về môi trường và sức khỏe.

Nghiên cứu của Cooke (1992) cho rằng các công ty thuộc nhóm ngành high-profile ở Nhật Bản cung cấp thêm nhiều thông tin tự nguyện hơn các công ty thuộc nhóm ngành low-profile [22].

c. Nhân tố thời gian hoạt động của các doanh nghiệp.

Kết quả của các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm thì công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn các doanh nghiệp mới thành lập (Owusu-Ansah) [57]. Có một vài lý do để giải thích cho kết quả này, thứ nhất, các doanh nghiệp mới thành lập thường còn non trẻ và gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường do đó nếu công bố thông tin tự nguyện nhiều có thể sẽ đối mặt với canh tranh gay gắt từ các đối thủ. Thứ hai, chi phí thu thập, xử lý thông tin là khá tốn kém do đó các doanh nghiệp mới thành lập thường không đủ nguồn lực để thực hiện. Thứ ba, theo Alsaeed (2005), các doanh nghiệp hoạt động lâu năm thường công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn nhằm nâng cao giá trị của họ trên thị trường, bởi các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm họ thường quan tâm đến giá trị doanh nghiệp hơn là việc mở rộng thị trường [11].

TÓM TẮT CHƯƠNG 1:

Trong chương 1, tác giả đã trình bày tóm tắt phần lý thuyết về công bố thông tin tự nguyện, trong đó nêu ra khái niệm công bố thông tin tự nguyện, vai trò và động lực của việc công bố thông tin tự nguyện,…

Bên cạnh đó, tác giả còn tóm tắt các lý thuyết nền về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện như lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chi phí chính trị, lý thuyết chi phí sở hữu,... làm cơ sở để giải thích cho các vấn đề liên quan đến công bố thông tin tự nguyện.

Ngoài ra, tác giả còn trình bày tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các nghiên cứu trước đây như: nhóm nhân tố liên quan đến quản trị công ty, nhóm nhân tố về cơ cấu sở hữu, nhóm nhân tố về chỉ tiêu tài chính, …

Việc tìm hiểu các lý thuyết trên là cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)