Nhóm nhân tố các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 39 - 43)

6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây về công bố thông tin tự

2.1. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.1.3. Nhóm nhân tố các chỉ tiêu tài chính

a. Lợi nhuận

Trong các nghiên cứu về mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết, nhân tố lợi nhuận luôn luôn được đề cập đến như là một trong nhưng nhân tố quan trọng. Ví dụ như nghiên cứu của Meek và cộng sự (1995), Barako và cộng sự (2006), Alves và cộng sự (2012), Vu (2012) đều tìm thấy sự ảnh hưởng cùng chiều giữa lợi nhuận doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết [10], [15], [55], [70].

Theo lý thuyết tín hiệu, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao thường muốn phân biệt mình với các công ty có lợi nhuận thấp do đó họ sẽ công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn để tăng giá trị cổ phiếu và thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, lý thuyết chi phí chính trị cho rằng, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao thường sẽ gây sự chú ý với các cơ quan quản lý, do đó, họ có xu hường công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn để tạo sự minh bạch thông tin, giảm chi phí chính trị. Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra giả thuyết:

H6: Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có lợi nhuận cao thì mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên càng nhiều.

b. Tỷ suất nợ

Việt Nam là một nước có thị trường vốn mới nổi, vấn đề về minh bạch thông tin vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, các công ty ở Việt Nam chủ yếu huy động vốn dựa vào hệ thống ngân hàng là chủ yếu. Do đó, các công ty có tỷ suất nợ cao thường có xu hướng tiết lộ thêm thông tin để cung cấp cho các chủ nợ, nhằm tạo sự tin tưởng để có cơ hội nhận được nguồn tài trợ tốt.

Các nghiên cứu trước đây của Barako và cộng sự (2006), Zhang (2013), Vu (2012) tìm thấy sự ảnh hưởng cùng chiều giữa tỷ suất nợ và mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết [15], [70], [78]. Do đó, nghiên cứu này tác giả đưa ra giả thuyết:

H7: Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tỷ suất nợ cao thì mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên càng nhiều.

2.1.4. Nhóm nhân tố khác

a. Quy mô

Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có tác động đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Nghiên cứu của Brako

và cộng sự (2006), Vu (2012) cho kết quả có sự ảnh hưởng cùng chiều giữa quy mô công ty với mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết [15], [70]. Nguyên nhân có thể là đa số doanh nghiệp có quy mô lớn thường có nhà đầu tư nhiều và đa dạng do đó, nhu cầu về công bố thông tin trong những doanh nghiệp này là cao hơn so với các công ty nhỏ hơn. Như vậy, các doanh nghiệp có quy mô lớn có động cơ để tiết lộ thêm thông tin để đáp ứng nhu cầu đó.

Mặt khác, lý thuyết chi phí chính trị giải thích rằng các công ty có quy mô lớn thường bị chú ý nhiều bởi cơ quan quản lý hay lý thuyết chi phí sở hữu cho rằng doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Do đó, các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn, giả thuyết đưa ra là:

H8: Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có quy mô càng lớn thì mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên càng nhiều.

b. Ngành nghề kinh doanh

Nhiều nghiên cứu trước đây thấy rằng loại hình công nghiệp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của một công ty (Barako và cộng sự, 2006; Cooke năm 1992; Williams 1998) [15], [22], [75].

Trong nghiên cứu này, các ngành công nghiệp được chia thành hai nhóm: nhóm high-profile bao gồm các ngành công nghiệp có tác động đến các vấn đề về sức khỏe, môi trường và xã hội, do đó nhóm ngành này chịu sự quan tâm nhiều của nhà đầu tư, nhóm ngành còn lại low-profile ít chịu sự quan tâm hơn. Nguyên nhân có sự khác nhau về mức độ công bố thông tin tự nguyện giữa các nhóm ngành là do, thứ nhất, mỗi ngành công nghiệp khác nhau thì kỳ vọng của người sử dụng thông tin là khác nhau. Các doanh nghiệp

trong nhóm ngành high-profile chịu sự giám sát từ công chúng nhiều hơn nhóm low-profile và với áp lực như vậy, đây có thể là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành high-profile cung cấp thông tin tự nguyện nhiều hơn để giảm thiểu sự chú ý. Thứ hai, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành high-profile sẽ quan tâm nhiều hơn về cách tạo dựng hình ảnh đối với nhà đầu tư và khách hàng. Thứ ba, theo lý thuyết chi phí chính trị để tránh sự chú ý của các cơ quan quản lý nhà nước, những công ty thuộc các nhóm ngành thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội high-profile sẽ công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn để tránh sự thanh tra, kiểm tra, hạn chế chi phí phát sinh. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả tìm hiểu xem đây có phải là một nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hay không. Giả thuyết được đưa ra là:

H9: Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thuộc nhóm ngành thu hút nhiều sự quan tâm của công chúngcó mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên nhiều hơn các doanh nghiệp ít chịu sự quan tâm của công chúng.

Trong nghiên cứu này nhận thấy tầm quan trọng của thành viên nữ trong quản trị doanh nghiệp vào những năm gần đây, tác giả đưa vào nhân tố tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị để xem xét, liệu đây có phải là nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện hay không.

Ngoài ra, trong các nghiên cứu khác các tác giả còn đề cập đến các nhân tố như công ty kiểm toán hay thời gian hoạt động của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Tuy nhiên theo quan điểm tác giả, ở Việt Nam các công ty kiểm toán thường chỉ kiểm tra báo cáo tài chính trình bày có phù hợp với quy định, chuẩn mực hay không mà rất ít đề cập đến các thông tin tự nguyện, do đó nhân tố này không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Bên cạnh đó, vấn đề về minh bạch thông

tin ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, cho nên một doanh nghiệp dù là mới thành lập hay đã hoạt động lâu năm thì thói quen công bố thông tin tự nguyện đối với họ là một chuyện mới mẻ. Vậy nên, trong nghiên cứu này, tác giả sẽ không đề cập đến hai nhân tố công ty kiểm toán và thời gian hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)