Phân tích cạnh tranh dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chính sách marketing cho dịch vụ MyTV của công ty phát triển dịch vụ truyền hình thuộc VNPT (Trang 108 - 113)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Phân tích cạnh tranh dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam

a. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Nam có 10.873.905 thuê bao truyền hình trả tiền, trong đó, Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVCab) chiếm thị phần lớn nhất với 30%. Đứng thứ nhì là SCTV với 27% và MyTV đứng thứ ba với 12%. Thị phần còn lại cho HTVC (9%), Viettel (8%) và các nhà mạng khác. [1, tr. 46]

VTVCab- Truyền hình Cáp Việt Nam

Truyền hình Cáp Việt Nam với thương hiệu VTVCab là nhà cung cấp truyền hình trả tiền số 1 Việt Nam hiện nay với hơn 30% thị phần truyền hình trả tiền với hơn 3,3 triệu thuê bao trên 60 tỉnh thành cả nước. Mạng cáp do Truyền hình Cáp Việt Nam cung cấp được cấu thành bởi hệ thống cáp quang lai ghép đồng trục, hiện cung cấp gần 70 kênh truyền hình analog với các thể loại: tổng hợp, giải trí, tin tức, thể thao, phim truyện… với chất lượng cao do VTVcab sản xuất phát sóng phục vụ khán giả. Điểm đặc biệt là hệ thống truyền hình cáp của VTVcab thực hiện truyền dẫn tín hiệu truyền hình qua mạng cáp quang và cáp đồng trục đến khách hàng, do vậy không bị ảnh hưởng bởi lộ trình Số hóa của Chính phủ và rất linh hoạt trong việc chia được nhiều ti ti tại hộ gia đình.

Là công ty con 100% vốn của Đài truyền hình Việt Nam nên được hậu thuẫn rất lớn từ phía Đài truyền hình Việt Nam- thương hiệu nổi tiếng, nhiều năm kinh nghiệm- nhất là các nội dung tự biên tập có lượng rating cao (chùm kênh VTVCab). Với độ ổn định dịch vụ cao, không phụ thuộc vào yếu tố địa hình, môi trường, kênh phân phối rộng khắp, chính sách bán hàng và CSKH tốt, cumg cấp được cả truyền hình cáp analog và truyền hình cáp số với chi phí ban đầu thấp nên dễ dàng được khách hàng lựa chọn sử dụng. Nhằm phát triển mạng lưới truyền hình cáp của mình, Tổng công ty truyền hình cáp Việt Nam – VTV Cab đã liên kết với khá nhiều đơn vị phát triển hệ thống cáp truyền dẫn tín hiệu, có thể kể đến như Truyền hình cáp Sông Thu (Arico), Công nghệ Việt Thành (Cablenet), VTVCab Nam Định…

SCTV- Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist

nhà cung cấp truyền hình trả tiền đứng vị trí số 2 trên thị trường hiện nay chiếm 27% thị phần với gần 3 triệu thuê bao. Công ty Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trên cơ sở liên doanh giữa Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) SCTV cung cấp đa dịch vụ Truyền thông - Viễn thông bao gồm: Truyền hình cáp, Truyền hình kỹ thuật số, Internet băng thông rộng Docsic 3.0, VoIP, dựa trên hạ tầng mạng Truyền thông - Viễn thông do công ty này thiết lập trong toàn lãnh thổ Việt Nam với công nghệ mạng 1GHz (node 500), Internet băng thông rộng Docsis 3.0 sử dụng đa dịch vụ Truyền thông – Viễn thông. [12]

SCTV là thương hiệu nổi tiếng, có bề dày hoạt động lâu năm (từ năm 1992) và tự biên tập phát triển chùm kênh mang thương hiệu SCTV trong đó có nhiều kênh có lượng xem cao. Với đăc thù là hệ thống truyền dẫn lai tạo giữa cáp quang và cáp đồng trục, nên SCTV rất linh hoạt trong việc cung cấp đa dịch vụ như internet và có thể chia nhiều ti vi trong hộ gia đình. Hiện nay SCTV đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước nhưng chủ yếu tập trung ở các đô thị. Với chính sách kinh doanh linh hoạt, khả năng đáp ứng khách hàng nhanh chóng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt SCTV đang là đối thủ nặng ký trên thị trường hiện nay của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nói chung và MyTV nói riêng.

Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel

Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel cung cấp dịch vụ truyền hình mang thương hiệu NextTV được cung cấp ra thị trường vào năm 2011. Với lợi thế là nhà mạng viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel cung cấp dịch vụ truyền hình dựa trên hệ thống mạng băng rộng viễn thông với dịch vụ truyền hình một chiều (không tương tác) và truyền hình hai chiều (có tương tác) với giá rẻ. Hiện nay, Viettel đang chiếm 8% thị phần với gần một triệu thuê bao. Mặt dù ra đời khá muộn nhưng nhà mạng này quyết tâm đưa dịch vụ truyền hình giá rẻ đến với

đông đảo người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Với chính chiến lược giá rẻ và linh hoạt cộng với cung cấp dịch vụ dựa trên nhiều hạ tầng khác nhau: internet, iptv, cáp, analog Mobile với nhiều gói cước và gói tích hợp hấp dẫn, Viettel đang dần chiếm lĩnh thị trường và trở thành đối thủ trực tiếp của MyTV. Viettel có hệ thống kênh phân phối rộng khắp và bám sát thị trường. Chính sách bán hàng của Viettel là đẩy mạnh bán kết hợp giữa truyền hình và Internet bên cạnh việc bán lẻ dịch vụ truyền hình.

Điểm đặc biệt của nhà mạng này là chăm sóc khách hàng khá tốt, khắc phục sự cố trong vòng 24 giờ nên làm hài lòng khách hàng. Với chính sách giãm giá và miễn phí thiết bị giải mã cho khách hàng, giảm giá thuê bao cho ti vi thứ hai trở đi trong hộ gia đình, Viettel đã đáp ứng được đặc thù thị trường vùng nông thôn vốn hạn chế về chi phí đầu tư thiết bị đầu cuối và phí hòa mạng ban đầu.

Ngoài các đối thủ có tiềm lực kinh tế lớn như trên, MyTV còn chịu áp lực lớn từ dịch vụ truyền hình cáp analog ở khả năng chia được nhiều TV, trang bị lắp đặt rẻ và đơn giản cùng với nội dung kênh truyền hình đáp ứng được nhu cầu cơ bản của phần lớn người dùng (từ nông thôn đến thành thị). Dịch vụ truyền hình cáp analog có mặt hầu hết ở các khu vực thành thị do các công ty nhỏ ở địa phương cung cấp.

b. So sánh dịch vụ MyTV với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

(Theo phụ lục số 1 và 2)

c. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Hạ tầng băng rộng chất lượng càng tốt với giá cả hợp lý, các dịch vụ xem video theo yêu cầu dạng OTT với công nghệ ngày càng phát triển và cải tiến đem tới chất lượng dịch vụ không thua kém nhiều so với IPTV. Ngoài ra, với đặc tính công nghệ, việc xây dựng và phát triển một dịch vụ giải trí OTT giờ đây không cần quá nhiều kinh phí đầu tư. Điều này cho phép một đơn vị không

cần thế mạnh về hạ tầng viễn thông cũng có thể cung cấp tới toàn bộ khách hàng Internet của các nhà mạng được.

Điều này có thể thấy rõ tại thị trường Việt Nam mới đây xuất hiện dịch vụ OTT Fim+ của Galaxy Media & Entertainment, đây là đơn vị sở hữu chuỗi rạp giải trí Galaxy và có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh phim ảnh tại Việt Nam. Việc ra App OTT để xem trên các thiết bị giải trí truy cập internet sẽ là xu thế tất yếu của các đơn vị lớn đang kinh doanh phim chiếu rạp tại Việt Nam nhằm tăng hiệu quả kinh doanh từ các gói phim bản quyền mua từ nước ngoài đắt đỏ cũng như hướng đến tương lai khi việc trải nghiệm video giải trí trên các thiết bị cá nhân ngày một phổ biến.

Bên cạnh đó, các sản phẩm ứng dụng giải trí OTT từ nước ngoài lâu nay vẫn bỏ ngỏ tại thì trường Việt Nam thì gần đây đã có Netflix xuất hiện với mức giá khá cao nhưng cho chất lượng trải nghiệm dịch vụ rất tốt. Tuy nhiên, do vấn đề bản quyền người dùng Netflix tại Việt Nam chưa được trải nghiệm đầy đủ so với khách hàng tại Mỹ là một hạn chế lớn.

Người khổng lồ Apple cuối tháng 10/2016 đã ới công bố App TV guide với tên gọi Apple TV (dùng được cho cả iphone và ipad) với mục tiêu tại một ứng dụng thông minh cho phép người dùng lựa chọn những nội dung video trả phí một cách đơn giản nhất thông qua ứng dụng Siri.

Với Google, ngoài dịch vụ Youtube ngày càng phổ biến ở Việt Nam gây ảnh hưởng rất nhiều tới thói quen hành vi người xem giải trí tại Việt Nam, platform AndroidTV được phát triển cho các dòng SmartTV hay các SmartBox đang là xu thế mới. Nhìn chung, có thể thấy các xu hướng chính này sẽ tác động lớn hành vi cũng như nhu cầu của người dùng Việt Nam trong những năm tới. Sự phát triển về công nghệ dẫn đến việc giá thành của các thiết bị Smartphone, Tablets, SmartBox, SmartTV và chi phí băng rộng (fixed or wireless) ngày càng hợp lý dẫn đến việc ngày càng nhiều người Việt Nam sử

dụng. Các dịch vụ hỗ trợ xem truyền hình, clips giải trí trên Internet miễn phí xuất hiện ngày càng nhiều (Youtube, Facebook, các App chiếu phim, ca nhạc không bản quyền...) dẫn đến việc người dùng không còn thời gian và nhu cầu đặc biệt là vấn đề phải trả phí cho các dịch vụ giải trí có bản quyền như MyTV.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chính sách marketing cho dịch vụ MyTV của công ty phát triển dịch vụ truyền hình thuộc VNPT (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)