Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp tạo sự gắn bó của nhân viên tại công ty TNHH phần mềm FPT tại đà nẵng (Trang 30 - 34)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên

Nghiên cứu trích dẫn trong IDS (2007) đã chỉ ra 2 thành phần cốt yếu phải được thể hiện (có thể quan sát được) nếu công ty có sự gắn bó thực sự. Đầu tiên là về mặc logic, được thể hiện bằng sự hiểu biết của nhân viên về vai trò của họ trong công ty, vị trí của họ trong tầm nhìn chung của cả công ty và vị trí tương quan trong mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Thứ hai là về mặc cảm xúc, thể hiện ở chỗ nhân viên cảm nhận như thế nào về công ty. Thành công trong công việc của công ty có cho họ cảm giác như là thành công của chính họ hay không; và họ quan hệ với quản lý như thế nào? Hai thành phần chính đã nêu ở trên có thể được phân tích ra thành nhiều nhân tố nhỏ, có ảnh hưởng đến mức độ gắn bó của nhân viên với công ty:

thõa mãn cho nhân viên, qua đó khơi dậy niềm đam mê trong họ và tăng cường sự gắn bó. Những nhân tố có liên quan bao gồm sự thú vị và tính thử thách của công việc, trách nhiệm của nhân viên (cảm thấy công việc là thực sự quan trọng và có ý muốn bỏ công sức cho công việc đó), quyền tự chủ trong công việc, cơ hội để sử dụng và phát triển kĩ năng và kiến thức, tài nguyên để thực hiện công việc, cơ hội phát triển.

Môi trường làm việc: Một môi trường làm việc cho phép phát huy khả năng, hỗ trợ tốt và tạo cảm hứng làm việc thì sẽ tạo ra những trải nghiệm tốt góp phần tăng cường sự gắn bó thông qua việc chi phối cách nhìn nhận của mỗi nhân viên về vai trò của họ và thay đổi cách làm việc của họ. Một môi trường cho phép phát huy khả năng sẽ khuyến khích nhân viên làm việc một cách tự giác với hiệu suất cao. Môi trường đó thể hiện ở cách quản lý công việc (tiến trình làm việc), trang thiết bị, cơ sở vật chất. Một môi trường có sự hỗ trợ tốt là môi trường chú trọng đến việc cân bằng công việc và cuộc sống, không đòi hỏi thái quá, chú trọng đến việc đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động, khả năng giữ việc (không bị sa thải) và cơ hội phát triển bản thân cũng phải được quan tâm kĩ lưỡng. Một môi trường tạo cảm hứng tốt được nhóm của John Purcell mô tả như là một môi trường biết tôn trọng những ý tưởng lớn, công ty phải có tầm nhìn rõ ràng cùng với một tập hợp những giá trị gắn liền với công ty, được bổ sung trao dồi thường xuyên, được kiểm tra và quản lý chặt chẽ.

Môi trường làm việc chịu ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp, định nghĩa bởi French (1985) như là một tập hợp ổn định về cách nhìn nhận của những thành viên trong công ty đối với đặc điểm và tính tích cực của văn hóa công ty. Môi trường làm việc cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cách thức làm việc và quản lý nhân sự. Purcell (2001) cho rằng những trải nghiệm của nhân viên đối với một hình thái quản lý nhân sự nào đó sẽ chịu tác động của bởi

những giá trị của doanh nghiệp và chiến lược hoạt động, ví dụ như số giờ làm việc theo quy định, hay cách thức thực hiện những quy định đó. Purcell cũng nhấn mạnh rằng xu hướng làm việc – cách thức mọi người tham gia vào công ty và những trải nghiệm thực sự với guồng xoay công việc, nhu cầu và áp lực – tất cả sẽ chi phối cảm nhận của nhân viên đối với môi trường làm việc của công ty. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến phản ứng của nhân viên đối với chính sách nhân sự, khen thưởng và sau cùng là ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhân viên có thể phản ứng theo nhiều cách khác nhau đối với mỗi cách thức quản lý trong doanh nghiệp, điều này góp phần quyết định đến mức độ gắn bó và sự bằng lòng đối với công việc. Theo đó, mức độ gắn bó cũng sẽ bịảnh hưởng – nhân viên có làm tốt công việc và sẵn sàng bỏ thêm công sức hay không.

Khả năng lãnh đạo: Một công việc có thể tạo được sự gắn bó và tinh thần làm việc tự nguyện đến mức nào là phần lớn phụ thuộc vào cách thức quản lý và dẫn dắt mỗi nhân viên. Người quản lý và người lãnh đạo thường có sự hiểu biết rõ ràng về mỗi công việc, cách thức phân chia công việc và quyền hạn họ nên giao cho mỗi nhân viên cấp dưới. Họ biết được tầm quan trọng của mỗi việc nhân viên làm. Họ có thể trao cho nhân viên cơ hội phát triển, thành đạt, đồng thời thể hiện sự trân trọng đối với thành quả của mỗi nhân viên.

Cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân: Ai cũng muốn tiến bộ. Lawler (2003) bình luận: đa số mọi người đều muốn học hỏi để hiểu biết, không có gì phải bàn cãi về chuyện đó, điều này dẫn đến một nguyên lý cơ bản là phải biết đối xử một cách trân trọng đối với mỗi nhân viên, phải trao cho họ cơ hội để học tập và phát triển liên tục. Những điều người ta học được là một sự tưởng thưởng cho chính họ, khiến họ bằng lòng và cho họ thêm động lực làm việc. Alderfer (1972) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao cơ hội phát triển như

là một cách khen thưởng cho nhân viên. Ông ta viết: sự bằng lòng trong mức độ thăng tiến của một người phụ thuộc vào việc có hay không người đó nhìn thấy cơ hội để trở thành người mà họ tin là xứng đáng với khả năng họ có được. Cơ hội phát triển là một động lực quan trọng thúc đẩy sự gắn bó nếu nó được thể hiện rõ ràng trong môi trường làm việc.

Quyền được tham gia: Sự gắn kết được cải thiện nếu nhân viên cảm thấy ý kiến của họ được lắng nghe. Điều này giúp nhân viên cảm nhận được sự trân trọng của công ty đối với những suy nghĩ của họ và cho họ cảm giác được đóng góp cho sự phát triển của công ty.

( Ngun: T [16] Michael Armstrong, 2009) Ngoài năm nhân tố nêu trên, còn có hai nhân tố trong Chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith (1969) gồm: Thu nhập và Quan hệ với đồng nghiệp có sự tác động và tương quan đáng kể đến ba thành phần gắn bó (Gắn bó vì tình cảm, Gắn bó để duy trì, Gắn bó vì đạo đức) do Meyer và Allen (1990) đề xuất. Theo đó:

Thu nhập: Thu nhập là một trong những yếu tố có tác động đáng kể đến sự gắn bó của nhân viên với công ty. Đối với người lao động, tiền lương, thưởng, phúc lợi là bộ phận cực kỳ quan trọng để tái sản xuất sức lao động. Tiền lương có quan hệ trực tiếp và có ý nghĩa quyết định đối với việc bồi dưỡng thể lực, trí lực và kích thích tính tích cực, tự giác của người lao động. Nhân viên sẽ gắn kết với công việc khi họ có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công ty cũng như thỏa mãn về tính công bằng trong trả lương.

Quan hệ với đồng nghiệp: Là những cảm nhận liên quan đến các hành vi, quan hệ với đồng nghiệp trong công việc tại nơi làm việc, sự phối hợp và giúp đỡ nhau trong công việc với các đồng nghiệp. Nhân viên sẽ gắn bó với công ty hơn khi làm việc với những đồng nghiệp thỏa mái, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp tạo sự gắn bó của nhân viên tại công ty TNHH phần mềm FPT tại đà nẵng (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)