Tình hình hoạt động kinh doanh của công tyth ời gian qua

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp tạo sự gắn bó của nhân viên tại công ty TNHH phần mềm FPT tại đà nẵng (Trang 49 - 57)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công tyth ời gian qua

Trong những năm qua, với những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu cũng như ở Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên với sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo, sự đoàn kết trong tập thể lao động, với uy tín của đơn vị trong ngành nghề thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều tăng qua các năm. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua được thể hiện qua bảng 2.5 sau:

Bng 2.5. Bng kết qu hot động sn xut kinh doanh năm 2012

Đơn v tính: Triu đồng

Ch tiêu 2011 2012

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.190.443 1.535.737 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.190.443 1.535.737 Giá vốn hàng bán 1.117.769 1.408.389

Lợi nhuận gộp 72.674 127.348

Doanh thu từ hoạt động tài chính 1.858 2.397 Chi phí hoạt động tài chính 14.307 29.329

Chi phí bán hàng 34.270 47.978

Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.144 8.233 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 19.811 44.205

Thu nhập khác 548 559

Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp 20.359 44.764 Thuế thu nhập doanh nghiệp 4.838 10.296 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 15.521 34.468

Qua bảng 2.5 ta thấy doanh thu thuần của công ty năm 2011 chỉ 1.190.443 triệu đồng tăng lên mức 1.535.737 triệu đồng vào năm 2012; lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 đạt 19.811 triệu đồng, năm 2012 đạt 44.205 triệu đồng, tức là tăng 223,13% so với năm 2011; lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng cao: năm 2011 là 15.521 triệu đồng và năm 2012 là 34.468 triệu đồng. Có được kết quả này chính là nhờ sự nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên của công ty và chiến lược kinh doanh của ban giám đốc.

2.2. THC TRNG S GN BÓ CA NHÂN VIÊN TI CÔNG TY TNHH PHN MM FPT TI ĐÀ NNG

2.2.1. Nghiên cu thc trng s gn bó ca nhân viên ti công ty TNHH phn mm FPT ti Đà Nng

a. Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, dựa trên cơ sở lý luận của Michael Armstrong (2009), các nghiên cứu liên quan đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức, đặc biệt là nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) và sử dụng thang đo chỉ số mô tả công việc JDI (Job Descriptive Index– JDI) do Smith et al (1969); tác giảđã tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Thảo luận nhóm với các nhân viên phòng nhân sự và cán bộ có thâm niên công tác trên 3 năm nhằm điều chỉnh các thang đo để vận dụng phù hợp đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên tại công ty TNHH phần mềm FPT tại Đà Nẵng, gồm sáu thành phần công việc: Bản chất công việc, môi trường làm việc, thu nhập, cơ hội phát triển cá nhân, khả năng lãnh đạo, quan hệ với đồng nghiệp.

Bước 2: Từ kết quả thảo luận này, tác giả hoàn thiện bảng câu hỏi (Phụ lục 2) và tiến hành khảo sát thực trạng công tác tạo sự gắn bó của nhân viên tại công ty TNHH phần mềm FPT tại Đà Nẵng. Do không thể khảo sát toàn bộ

nhân viên của công ty nên tác giả tiến hành điều tra chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện với số lượng là 180 người chiếm 25,9% tổng số lao động của công ty. Tổng số phiếu phát ra: 180 phiếu; tổng số phiếu nhận về: 180 phiếu.

Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ như sau: Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồ ng ý Rất đồng ý Thang điêm 1 2 3 4 5

Bước 3: Xử lý dữ liệu. Kết quả thu được của phiếu điều tra trên có ý nghĩa quan trọng đối với công tác tạo sự gắn bó cho nhân viên tại công ty, là cơ sở để nhìn thấy được nhu cầu của nhân viên từ công việc của họ. Thông qua phiếu điều tra được tổng hợp, phân tích, đánh giá và thể hiện bằng các biểu mẫu ở các phần sau. Cụ thể:

Từ số liệu khảo sát, tác giả tiến hành tính mức độ đồng ý bình quân của tất cả các yếu tố dựa vào công thức (2.1) với (i, j = 1,2,3…n); n là mức độ đồng ý.

Trong đó:

xi là mức độ đồng ý bình quân của yếu tố i, xj là mức độ đồng ý thứ j; fij là tần số của mức độđồng ý thứ j của yếu tố i.

Dựa vào mức độ đồng ý bình quân của nhân viên với các yếu tố, tác giả có thể đánh giá được thực trạng sự gắn bó của nhân viên với công ty, từ đó có thể đề xuất một số giải pháp nhằm tạo sự gắn bó cho nhân viên tại công ty.

b. Kết quả nghiên cứu

Sau khi thu thập các phiếu điều tra, tác giả tổng hợp kết quả thể hiện tại phụ lục 3. Kết quả cụ thể như sau:

Tác giả đã tiến hành khảo sát 180 nhân viên tại FSoft, gồm 144 nam chiếm 80% và 36 nữ chiếm 20%.

Về bộ phận làm việc: Qua bảng Kết quả thng kê vbphn m vic

của nhân viên – phụ lục 3 cho thấy bộ phận làm việc là bộ phận sản xuất được điều tra là 122 mẫu, chiếm tỷ lệ cao nhất với 67,78% tổng số mẫu khảo sát. Bộ phận nhân sự thu về 2 mẫu, chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,11% tổng số mẫu khảo sát. Bộ phận kỹ thuật là 19 mẫu, chiếm tỷ lệ 10,56%; bộ phận tổ chức hành chính là 18 mẫu, chiếm tỷ lệ là 10%. Bộ phận kế hoạch là 14 mẫu, chiếm tỷ lệ là 7,78%. Còn lại là bộ phận tài chính kế toán là 5 mẫu tương đương với tỷ lệ 2,78 % tổng số mẫu khảo sát. Cơ cấu mẫu thu về phù hợp với điều kiện và cơ cấu nhân sự tại các phòng ban của công ty FSoft Đà Nẵng.

Bng 2.6. S lượng nhân viên kho sát ti các b phn làm vic theo gii tính B phn làm vic Tài chính - Kế toán Nhân sTchc hành chính Kthut Kế hoch Bphn sn xut Tng Nam 2 0 8 19 12 103 144 Nữ 3 2 10 0 2 19 36 Gii tính Tng 5 2 18 19 14 122 180

Về vị trí công tác: Số liệu thống kê bảng Kết quả thng kê vchc vụ của nhân viên – phụ lục 3 cho thấy vị trí công tác là nhân viên các bộ phận được điều tra là 171 mẫu, chiếm tỷ lệ cao nhất với 95% tổng số mẫu khảo sát. Vị trí công tác là trưởng phòng (ban) hoặc tương đương thu về 1 mẫu, chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,56% tổng số mẫu khảo sát. Còn lại là vị trí cán bộ quản lý ở các bộ phận là 8 mẫu tương đương với tỷ lệ 4,44% tổng số mẫu khảo sát. Cơ cấu mẫu thu về phù hợp với cơ cấu chức vụ công tác của toàn thể nhân viên tại công ty.

Về tuổi tác: Số lượng mẫu thu thập qua quá trình khảo sát tập trung phần lớn vào độ tuổi dưới 35, cụ thể gồm 11 mẫu dưới độ tuổi 25 (chiếm tỷ lệ 6,11%) và 112 mẫu có độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi (tỷ lệ khá cao 62,22%). Mẫu thu thập ở độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi là 56 mẫu, chiếm tỷ lệ là 31,11% và từ 45 đến 55 tuổi là 1 mẫu chiếm tỷ lệ là 0,56 %. Không có mẫu trên 55 tuổi. Nhìn chung, tuổi tác của mẫu thu thập tương xứng với cơ cấu tuổi của người lao động tại công ty. Xem chi tiết kết quả thống kê tuổi tác bảng Kết quả thng kê về độ tui của nhân viên – phụ lục 3.

Về trình độ học vấn: Do nhu cầu công việc đòi hỏi trình độ cao nên kết quả thu về số lượng mẫu khảo sát tập trung vào đối tượng có trình độ cao đẳng, đại học; cụ thể là 171 mẫu trình độ đại học chiếm tỷ lệ 95% và trình độ cao đẳng là 9 mẫu, chiếm tỷ lệ 5% tổng số mẫu khảo sát. Trong quá trình khảo sát cho thấy không có người lao động có trình độ dưới PTTH. Lao động có trình độ trung cấp và cao học trở lên chiếm tỷ lệ thấp nên mẫu không có người nào đạt trình độ này. Xem chi tiết bảng kết qu thng kê trình độ hc vn tại phụ lục 3.

Về thâm niên công tác: Quá trình điều tra cho thấy hầu hết các mẫu khảo sát có thâm niên công tác trên 3 năm chiếm tỷ lệ khá cao, cụ thể là thâm niên công tác dưới 1 năm là 5 mẫu chiếm 2,78%; từ 1 đến dưới 3 năm là 39 mẫu (tỷ lệ 21,64%); thâm niên công tác từ 3 đến 5 năm là 92 mẫu (tỷ lệ 51,11%) và trên 5 năm là 44 mẫu chiếm tỷ lệ là 24,44%. Xem chi tiết bảng kết qu

thng kê thâm niên công tác tại phụ lục 3.

Về chuyển chỗ làm việc từ khi đi làm: Phần lớn mẫu thu thập được qua quá trình khảo sát tập trung ở những đối tượng được hỏi cho rằng họ đã chuyển chỗ làm việc từ 1 đến 3 lần trong suốt quá trình làm việc của mình với số lượng là 137 mẫu, chiếm tỷ lệ 76,11%. Có 42 mẫu cho rằng chưa chuyển chỗ làm việc lần nào trong suốt quá trình làm việc (chiếm tỷ lệ 23,33%) và

1 mẫu cho rằng họ đã chuyển chỗ làm việc từ 3 đến 5 lần trong suốt quá trình làm việc của mình (chiếm tỷ lệ 0,56% tổng số mẫu khảo sát). Không có mẫu nào chuyển chỗ làm việc trên 5 lần. Xem chi tiết bảng Kết quả

thng kê vsln chuyn chỗ làm của nhân viên tại phụ lục 3.

Về mức thu nhập trung bình một tháng: Thống kê cho thấy số lượng mẫu có mức thu nhập trung bình hàng tháng từ 7 đến 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ khá cao 66,11% tổng số mẫu khảo sát tương đương với 119 mẫu. Mức thu thập trung bình một tháng dưới 4 triệu là 5 mẫu, chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2,78%. Mức thu nhập từ 4 đến 7 triệu có 24 mẫu, chiếm tỷ lệ là 13,33%. Còn lại là mức thu nhập trung bình một tháng trên 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ 17,78 % tương đương với 32 mẫu khảo sát. Nhìn chung, thu nhập trung bình một tháng của mẫu khảo sát tương xứng với mức lương trung bình tháng mà công ty trả cho người lao động đang làm việc tại công ty hiện nay. Xem chi tiết bảng Kết

quả thng kê vmc thu nhp nh quân mt tháng của nhân viên tại phụ lục 3.

Về làm thêm công việc khác để tăng thêm thu nhập: Kết quả khảo sát cho thấy 100% mẫu không đi làm thêm công việc khác để tăng thu nhập.

Về ý kiến đánh giá thực trạng công tác tạo sự gắn bó cho nhân viên tại công ty: Nhìn chung, thì các nhân viên khá đồng ý với các điều kiện làm việc cũng như chính sách của công ty trong thời gian qua. Tuy nhiên, qua kết quả tính mức độ đồng ý trung bình thì có thể thấy rằng các nhân viên vẫn chưa đồng tình với một số chính sách của công ty. Cụ thể:

Hình 2.3. Mc độđồng ý ca nhân viên v các chính sách ti công ty

Về yếu tố bản chất công việc: Qua kết quả khảo sát, bảng Kết quả đo lường mc độ đồng ý về bản cht công vic - phụ lục 3 cho thấy các nhân viên khá đồng ý với các yếu tố thuộc về công việc. Tuy nhiên, qua hình 2.3 và cụ thể là trong phát biểu “Anh/ Chị được quyn tham gia quyết định trong quá trình thc hin công vic” thì có đến 47 người chọn mức 2 – Không đồng ý, 86 người chọn mức 3 – Phân vân và mức độ đồng ý trung bình là 2,98. Như vậy, có thể thấy rằng nhân viên ở FSoft chưa thật sự được quyền quyết định trong công việc.

Về yếu tố môi trường làm việc: Qua kết quả khảo sát, bảng Kết quả đo lường mc độ đồng ý vmôi trường làm vic - phụ lục 3 cho thấy nhân viên đánh giá khá cao cơ sở vật chất, phương tiện và không gian làm việc tại công ty. Tuy nhiên, khi đánh giá về thời gian làm việc và nghỉ ngơi tại công ty thì có đến 115 người không đồng ý với quy định chế độ làm việc và nghỉ ngơi tại công ty và mức độ đồng ý trung bình là 2,41. Và cụ thể qua hình 2.3 có thể dễ dàng nhận thấy nhân viên chưa đồng ý với quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi tại công ty, từ đó họ cảm thấy chưa đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư với mức độ đồng ý trung bình là 2,92.

Về yếu tố thu nhập: Qua kết quả đánh giá các yếu tố về thu nhập bảng

Kết quả đo lường mc độ đồng ý vthu nhp tại công ty - phụ lục 3 và hình 2.3 cho thấy mức độ đồng ý của nhân viên về thu nhập chưa cao. Nhân viên công ty chưa thật sự hài lòng về chính sách tiền lương và đặc biệt là tiền thưởng chưa tương xứng với kết quả làm việc của nhân viên với mức độ đồng ý trung bình là 2,82.

Về yếu tố cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân: Qua kết quả bảng Kết quả đo lường mc độ đồng ý vcơ hi phát trin cho mi cá nhân - phụ lục 3 và hình 2.3 cho thấy nhân viên đánh giá khá cao về các chương trình đào tạo cũng như chính sách thăng tiến của công ty. Tuy nhiên, họ vẫn cho rằng các chương trình đào tạo của công ty chưa có hiệu quả tốt với mức độ đồng ý trung bình là 2,98.

Về yếu tố khả năng lãnh đạo: Qua kết quả bảng Kết quả đo lường mc

độ đồng ý vkh năng lãnh đạo - phụ lục 3 và hình 2.3 cho thấy nhân viên đánh giá khá cao về năng lực của lãnh đạo. Tuy nhiên lãnh đạo còn chưa đối xử công bằng với tất cả nhân viên cấp dưới với mức độ đồng ý trung bình trong phát biểu “Cấp trên ca anh/ch luôn đối x công bng vi tt c nhân viên cp dưới” là 2,95.

Về yếu tố quan hệ với đồng nghiệp: Qua kết quả bảng Kết quả đo lường mc độ đồng ý vQuan h vi đồng nghip – phụ lục 3 và hình 2.3 cho thấy các nhân viên đánh giá khá cao về đồng nghiệp của mình. Các nhân viên tại FSoft luôn thỏa mái, thân thiện, sẵn sàng hỗ trợ nhau khi cần thiết và phối hợp làm việc tốt với nhau.

Từ những đánh giá trên cho thấy nhân viên chưa thật sự muốn gắn bó làm việc lâu dài với công ty. Qua kết quả khảo sát bảng Kết quả đo lường mc độ đồng ý vS gn bó ca nhân viên vi công ty - phụ lục 3, các nhân viên khá đồng ý với các phát biểu từ 30 đến 33 với mức độ đồng ý trung

bình là lần lượt là 4,04; 3,9; 3,69; 3,51 cho thấy nhân viên công ty khá gắn bó về mặt tình cảm với công ty. Mức độ đồng ý trung bình ở các phát biểu từ câu 34 đến 36 lần lượt là 3,72; 3,19 và 3,06 cho thấy nhân viên gắn bó để duy trì không cao. Tương tự, mức độđồng ý trung bình ở các phát biểu từ câu 37 đến 40 lần lượt là 3,31; 3,27; 3,68 và 3,46 cho thấy nhân viên gắn bó với công ty về mặt đạo đức vẫn chưa cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp tạo sự gắn bó của nhân viên tại công ty TNHH phần mềm FPT tại đà nẵng (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)