7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.1.4. Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng sự gắn bó của nhân viên
viên tại công ty TNHH Phần mềm FPT Đà Nẵng
Qua kết quả nghiên cứu thực trạng công tác tạo sự gắn bó tại công ty, có thể thấy rằng các nhân viên khá thỏa mãn về các yếu tố liên quan đến công việc. Tuy nhiên, họ vẫn còn chưa đồng ý cao về một số chính sách của công ty.
Trong bản chất công việc, nhìn chung thì công việc tại FSoft Đà Nẵng đòi hỏi người lao động sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau. Công việc có nhiều khó khăn, thách thức nhưng phù hợp với năng lực của nhân viên. Tuy nhiên thì nhân viên ít được quyền tham gia quyết định trong quá trình thực hiện công việc.
Môi trường làm việc tại công ty khá tốt. Không gian làm việc thoáng mát, đảm bảo nhiệt độ. Công ty trang bịđầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ làm việc. Tuy nhiên thì quy định về chế độ làm việc và nghỉ ngơi tại công ty chưa hợp lý, đa số nhân viên phải tăng ca và làm việc vào thứ 7, chủ nhật. Chính vì vậy họ không có thời gian làm việc riêng và cảm thấy chưa đạt
được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư.
Thu nhập tại FSoft so với các công ty cùng và khác ngành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là khá cao. Tuy nhiên nhân viên vẫn còn chưa đồng ý với tiền thưởng, họ cho rằng mức thưởng chưa tương xứng với những nổ lực và kết quả làm việc của họ.
Tại FSoft có nhiều cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân. Công ty luôn tạo cơ hội thăng tiến cho những người có năng lực. Các nhân viên sẽ thường xuyên được đào tạo cả về mặt chuyên môn và kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên hiệu quả của công tác đào tạo chưa được đánh giá cao.
Các nhân viên cũng đánh giá cao năng lực của lãnh đạo. Họ cho rằng luôn nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết từ lãnh đạo. Tuy nhiên lãnh đạo chưa thật sự ghi nhận đóng góp của nhân viên, cũng như chưa đối xử công bằng với tất cả các nhân viên.
Về quan hệ với đồng nghiệp, nhìn chung thì nhân viên đánh giá cao đồng nghiệp của mình. Các đồng nghiệp tại công ty luôn thỏa mái, thân thiện, phối hợp làm việc tốt với nhau và sẵn sàng giúp đỡ nhau khi cần thiết.
Vì vậy, các giải pháp đề ra phải xuất phát từ các kết quả thống kê, phân tích, đánh giá ở phần thực trạng công tác tạo sự gắn bó của nhân viên tại công ty. Đồng thời, nó phải có tác dụng giúp công ty phát huy những mặt tích cực đồng thời khắc phục những điểm hạn chế trên. Từ đó, góp phần tạo dựng và nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức.
3.1.5.Mục tiêu của các giải pháp
Các giải pháp đề ra phải trở thành những tác nhân chứng minh cho những căn cứ đề ra là đúng đắn và giúp mục tiêu chiến lược trở thành hiện thực. Vì vậy, nội dung các giải pháp về nâng cao sự gắn bó của nhân viên với công ty không được trái với chủ trương, các quy định hiện hành của Đảng; Nhà nước; Bộ Ngành và Công ty, đồng thời phải cụ thể hóa, bổ sung và phục
vụ đắc lực cho những giải pháp về nhiệm vụ cụ thể để triển khai và thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới.
Mặt khác, các giải pháp về tạo sự gắn bó cho nhân viên được đề ra phải đảm bảo tính khoa học, xuất phát từ những cơ sở lý luận khoa học về quản trị nguồn nhân lực; phải vừa đảm bảo tính kế thừa những giải pháp đã tạo ra, kể cả kế thừa những giải pháp, kinh nghiệm của các đơn vị khác. Đồng thời phát huy trên cơ sở những hiệu quảđã đạt được tại công ty, có tính sáng tạo nhưng không trùng lặp với những giải pháp đã thực hiện.
Các giải pháp đề ra phải căn cứ vào thực tế nhu cầu và đặc thù của người lao động đã xác lập từ các kết quả điều tra, thống kê để qua đó xác định loại giải pháp, mức độưu tiên của các giải pháp và đối tượng để thực hiện các giải pháp cho phù hợp. Và nó phải phù hợp với những điều kiện thực tại và hoàn cảnh của công ty, gắn liền với cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý, các khả năng hiện có của công ty.
Giải pháp phải có phạm vi không gian, thời gian rõ ràng; đảm bảo áp dụng được thống nhất trong toàn công ty; không phân biệt đối tượng (mọi người đều có cơ hội như nhau). Các điều kiện triển khai giải pháp là hiện hữu và gắn với nhiệm vụ của nhân viên.
Giải pháp phải được triển khai thực hiện trong các chương trình công tác của công ty. Đồng thời kết hợp với công tác tổ chức giám sát, thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện, sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và xử lý kịp thời. Khi triển khai thực hiện giải pháp cần phải chú ý: mỗi giải pháp có những đặc trưng riêng vốn có của nó. Tuy nhiên, các giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ: việc tuyên dương, khen thưởng là động viên tinh thần nhưng nếu không gắn liền với khuyến khích lợi ích vật chất và thăng tiến thì nó sẽ giảm đi tác dụng của nó.
đề xuất giải pháp tạo sự gắn bó cho nhân viên. Tập trung các điều kiện tốt nhất cho nhân viên để nhân viên làm việc tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả đạt được phải tương xứng với những gì đã đầu tư vì đây là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chứ không phải là một tổ chức xã hội.
Cụ thể:
Nhằm tạo môi trường cũng như điều kiện làm việc thuận lợi và nâng cao quyền tham gia quyết định các vấn đề chung của tổ chức cho nhân viên;
Cải thiện chếđộ làm việc và nghỉ ngơi tại công ty hợp lý hơn;
Nâng cao thu nhập, tạo sự công bằng trong việc trả lương giữa các nhân viên. Xây dựng được chính sách khen thưởng, phúc lợi rõ ràng, minh bạch góp phần khích lệ cho nhân viên.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo; xây dựng chính sách thăng tiến công bằng
Nâng cao năng lực lãnh đạo ngày càng toàn diện và sâu sát với nhân viên