7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
1.2.2. Cách thức tạo sự gắn bó cho nhân viên
Chiến lược cải thiện sự gắn bó có thể dựa trên những yếu tố quyết định đã được trình bày ở trên.
Tạo sự gắn bó cho nhân viên bằng cách cải thiện bản chất công việc
Lawler (1969) nhấn mạnh rằng: Động lực cơ bản từ công việc cũng như mức độ gắn bó phụ thuộc vào cách thức điều hành công việc sao cho người lao động được quyền phản hồi ý kiến, được tự do sử dụng khả năng của chính họ.
Những phương pháp dựa trên những nguyên lý đã nêu, nên được dùng khi thiết lập một hệ thống quản lý công việc mới, đồng thời những người chịu trách nhiệm cho việc thiết lập hệ thống mới này phải nhận được sự hỗ trợ tốt trong suốt quá trình. Dù vậy, người quản lý trực tiếp hệ thống này khi nó đã đi vào hoạt động vẫn có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất đối với mức độ gắn bó. Những người này cần phải được đào tạo với kỹ năng lãnh đạo tương ứng với bản chất của công việc, cho họ biết họ có thể làm những gì và họ sẽ nhận được những gì. Quản lý thông qua hiệu quả làm việc tương ứng với mỗi vị trí là một một cách thức tốt để tăng cường sự gắn bó.
Tạo sự gắn bó cho nhân viên bằng cách cải thiện môi trường làm việc
Chiến lược để tăng cường mức độ gắn kết của nhân viên thường bắt đầu bằng việc phát triển một môi trường làm việc có thể khuyến khích thái độ làm việc tích cực, tạo ra sự thú vị và hăng hái trong công việc và giảm thiểu áp lực. Land’s End cho rằng những nhân viên tìm được sự thích thú trong công việc, được hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển, cảm nhận được sự thỏa mãn trong công việc và sự tôn trọng từ công ty. Đó là những nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả nhất. Công ty nên cố gắng tạo cảm hứng cho nhân viên bởi lẽ họ chỉ sẵn lòng cố gắng làm việc tốt hơn khi họ cảm nhận được sự vinh dự khi sát cánh cùng công ty, đem lại cho công ty những giá trị tích cực. Những điều này sẽ tạo ra những sự khác biệt lớn trong chất lượng của sản
phẩm công ty cung cấp cho khách hàng.
Để tăng cường sự gắn kết, cũng nên chú trọng đến những đặc tính cụ thể của môi trường làm việc hiện có, đặc biệt là cách thức giao tiếp, chuyển tải thông tin trong công ty; sự hòa nhập, cân bằng giữa cuộc sống và công việc và cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện làm việc. Điều này bao gồm sự xây dựng và triển khai phương thức quản lý quan hệ trong công ty, tạo ra mối liên hệ tốt giữa các nhân viên, đối xử công bằng với tất cả mọi người, tôn trọng đóng góp của họ, tôn trọng ý kiến của họ và cho họ cơ hội để phát triển.
Muốn nâng cao sự gắn bó cho nhân viên, các doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc bằng các cách thức sau :
+ Thay đổi tính chất công việc
+ Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường
+ Thực hiện tốt các chính sách an toàn lao động
+ Bố trí không gian sản xuất, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ + Sự luân phiên giữa làm việc và nghỉ ngơi, độ dài thời gian nghỉ và hình thức nghỉ ngơi.
Tạo sự gắn bó cho nhân viên bằng cách nâng cao khả năng lãnh đạo
Chính sách quản lý nên chú trọng giải quyết vấn đề: những người quản lý đầu ngành cần phải làm gì để trở thành những người lãnh đạo có khả năng tăng cường mức độ gắn kết. Điều này bao gồm việc tổ chức các khóa huấn luyện để để giúp các nhà quản lý hiểu được họ cần phải làm gì và cần phải có những kỹ năng nào để thực hiện những việc đó. Đó có thể là những lớp học thực sự thích hợp dành cho những người có khả năng trở thành lãnh đạo, hoặc là những người mới bắt đầu cương vị lãnh đạo, nhưng cũng có thể là sự kết hợp của nhiều phương thức bao gồm việc tự học trực tuyến thông qua internet, những hoạt động huấn luyện, hoặc theo nhóm, hoặc dìu dắt bởi những người có kinh nghiệm.
Quá trình quản lý năng suất lao động có thể cho những nhà quản lý những thông tin cần thiết và thực tế để họ có thể sử dụng hợp lý những kỹ năng họ có nhằm tăng cường sự gắn kết. Điều này đặt biệt hiệu quả trong việc quản lý năng suất lao động thông qua phân chia nhiệm vụ, lên kế hoạch cải tiến năng suất, quản lý năng suất kết hợp nhiều người cùng quản lý và phản hồi thông tin. Vì vậy, những nỗ lực để phát triển kỹ năng cho nhà quản lý, tăng mức độ gắn kết của họ trong công việc, là rất cần thiết để cải thiện sự gắn bó trong công ty.
Tạo sự gắn bó cho nhân viên bằng cách tạo cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân
Chiến lược để tạo ra cơ hội phát triển và thăng tiến cho nhân viên nằm ở việc xây dựng một văn hóa công ty ủng hộ sự học hỏi. Điều này được tạo ra khi tất cả thành viên công ty, từ lãnh đạo cao cấp, quản lý, nhân viên ý thức được tầm qua trọng của việc học hỏi từ những công việc họ đang bỏ công sức để làm. Reynolds (2004) mô tả một môi trường ham học hỏi là một môi trường phát triển liên tục, khuyến khích mỗi nhân viên đồng lòng theo những tư tưởng làm việc tích cực, bao gồm cả việc phấn đấu trao dồi khả năng bản thân; môi trường này có những tính chất: tạo điều kiện chứ không ràng buộc, tự học hỏi chứ không chờ đợi người khác hướng dẫn, xây dựng khả năng để sử dụng lâu dài chứ không tìm những tiểu xảo để giải quyết vấn đề trước mắt. Sloman (2003) cho rằng những đặc tính này sẽ khuyến khích tinh thần học hỏi, khuyến khích mỗi nhân viên trao dồi kiến thức và kỹ năng để giúp công ty đạt được mục tiêu đề ra.
Cụ thể hơn, chiến lược này phải đặt ra những phương pháp rõ ràng để đảm bảo là nhân viên được trao cơ hội và được khuyến khích học hỏi và tiến bộ trong công việc. Chiến lược này bao gồm việc sử dụng những chính sách linh hoạt, giúp mỗi nhân viên phát triển thông qua việc trao cơ hội để họ vận
dụng năng lực. Điều này đồng nghĩa với việc phải từ bỏ thói quen tập trung ưu tiên cho những người “được cho là quan trọng”. Điểm mấu chốt là cơ hội phải được trao cho tất cả mọi người, không xem nhẹ khả năng của bất cứ ai. Theo đó, con người nên được quản lý thông qua hiệu quả làm việc và khả năng tiến bộ của họ, không quan trọng họ là ai.
Chiến lược này cũng bao gồm việc hướng dẫn cho mỗi người để họ có thể nắm bắt được cơ hội, hỗ trợ và hướng dẫn họđể họ có thể sử dụng hết khả năng, để giúp họ đạt được thành công trong công việc tương xứng với năng lực và sự quyết tâm của họ. Tùy vào tiềm năng của từng người, mỗi nhân viên không phân biệt nam hay nữ đều phải được tạo điều kiện để học tập, để trải nghiệm để trang bị những kỹ năng giúp họ sẵn sàng cho bất kì vị trí nào họ có khả năng vươn tới được.
Tạo sự gắn bó cho nhân viên bằng cách trao quyền tham gia
Trao điều kiện để mỗi người tham gia hiệu quả vào công việc không đơn giản chỉ là thông qua những buổi tư vấn và lấy ý kiến, mặc dù những việc đó là cần thiết. Điều quan trọng hơn là tạo ra được một môi trường làm việc mà mọi người đều có tiếng nói, được tạo điều kiện để thực hiện ý tưởng và hơn hết tất cả thành phần quản lý, lãnh đạo đều phải biết lắng nghe, biết trân trọng sự đóng góp của nhân viên.
( Nguồn: Từ [16] Michael Armstrong, 2009) Tạo sự gắn bó cho nhân viên bằng hoàn thiện chính sách tiền lương, thưởng
Tiền lương là một trong những hình thức kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động. Tiền lương là vấn đề thiết thực và là động lực kinh tế cơ bản của mọi người lao động.
Công tác tiền lương trở thành yếu tố tạo sự gắn bó của nhân viên. Khi xây dựng chính sách tiền lương, doanh nghiệp cần cân nhắc các vấn đề cụ thể:
Doanh nghiệp cần ấn định mức lương cao hay thấp so với trước đây, so với điều kiện hiện có, so với doanh nghiệp cùng ngành, cùng địa bàn để trả cho người lao động. Không những vậy, doanh nghiệp cần ấn định nên trả mức lương nào cho các loại công việc khác nhau và cho các loại lao động khác nhau trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, công ty cần có cơ cấu tiền lương hợp lý. Thu nhập của người lao động bao gồm: Tiền lương cơ bản, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi. Trong bốn yếu tố tạo nên thu nhập thì tiền lương cơ bản đóng vai trò rất quan trọng, do đó tiền lương cơ bản chiếm tỷ lệ cao so với các yếu tố khác của thu nhập. Vì vậy việc xác định cơ cấu tiền lương có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến động lực thúc đẩy người lao động làm việc cũng như sự gắn kết của họ với công việc. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng có vai trò nhất định. Vì vậy nó cũng phải có tỷ lệ tương xứng.
Ngoài ra, hình thức trả lương cũng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả công tác trả lương của doanh nghiệp. Hình thức trả lương có thể là trả lương theo thời gian, trả lương theo sản phẩm, trả lương khoán. Mỗi hình thức trả lương đều có ưu và nhược điểm riêng tùy vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà các cơ quan, tổ chức áp dụng các hình thức trả lương phù hợp nhằm góp phần nâng cao sự gắn bó cho người lao động.
CHƯƠNG2
THỰCTRẠNGTẠOSỰGẮNBÓCỦANHÂNVIÊN TẠICÔNGTYTNHHPHẦNMỀMFPTTẠIĐÀNẴNG
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TẠO SỰ GẮN BÓ CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY