6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.5. Cơ cấu nguồn nhân lực tại Công ty sữa đậu nành Việt Nam-
đáng kể, cụ thể chiếm 23,15% trong tổng doanh thu vào năm 2013 tăng lên 39,82% vào năm 2014 và chiếm 39,9% vào năm 2015. Hiện nay, sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy đã chiếm 78% thị phần sữa đậu nành hộp giấy trên toàn quốc và có mặt tại 63 tỉnh, thành trong cả nƣớc.
Sữa đậu nành Mè đen đƣợc ngƣời tiêu dùng bình chọn đạt giải món ngon Việt Nam do Viện Dinh dƣỡng Quốc gia Việt Nam kết hợp với Công ty TNHH món ngon Việt Nam tổ chức vào năm 2010. Đây là một thành công đáng kể của công ty, sản phẩm sữa đậu nành Mè đen là một sự kết hợp hoàn hảo giữa đậu nành và dịch mè đen để cho ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hƣơng vị thơm ngon với chất dinh dƣỡng cao hơn. Một sản phẩm mà trên thị trƣờng chƣa có nhà sản xuất nào trong nƣớc sản xuất nên sản phẩm ngay lập tức đƣợc khách hàng chấp nhận và đang ngày càng chiếm ƣu thế.
Hiện nay, Công ty vẫn đang tiếp tục đầu tƣ máy móc thiết bị hiện đại, kỹ thuật công nghệ tiên tiến, v.v… để không những tiếp tục phát triển những sản phẩm truyền thống mà còn đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trƣờng.
2.1.5. Cơ cấu nguồn nhân lực tại Công ty sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy Vinasoy
Từ khi đƣợc thành lập và trải qua các quá trình phát triển đến nay, công ty luôn chú trọng thu hút, xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực có chất lƣợng cao nhằm đảm bảo yêu cầu hoạt động, mở rộng mạng lƣới phát triển của mình. Trong đó, đối với nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ công ty hết sức chú trọng thu hút và tập hợp đội ngũ nhân lực trẻ năng động đƣợc đào chính quy từ các trƣờng đại học và nguồn lao động giàu kinh nghiệm. Cơ cấu lao động của công ty đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng 2.3 dƣới đây:
Bảng 2.3. Kết cấu lao động hiện tại của công ty Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
S.lƣợng Tỷ lệ (%) S.lƣợng Tỷ lệ (%) S.lƣợng Tỷ lệ (%) Chức năng, nhiệm vụ Ban quản lý 14 2,17 14 2,05 14 1,82 Nhân viên 60 9,3 65 9,52 74 9,63 Ngƣời lao động 571 88,53 604 88,43 680 88,55 Giới tính -Nam 396 61,39 426 62,37 484 63,02 -Nữ 249 38,61 257 37,63 284 36,98 Độ tuổi Dƣới 30 291 45,11 337 49,34 361 47 Từ 30 - 50 187 28,99 241 35,28 302 39,32 Trên 50 166 25,74 105 15,37 105 13,67 Trình độ Sau đại học 6 0,93 6 0,88 8 1,04 Đại học 139 21,55 144 21,08 152 19,79 Cao đẳng 78 12,09 67 9,80 75 9,77 Trung cấp 167 25,89 167 24,45 167 21,74 Công nhân nghề bậc cao 25 3,88 42 6,15 54 7,03 Công nhân nghề bậc thấp 141 21,86 165 24,16 183 23,83 Lao động phổ thông 89 13,8 92 13,47 129 16,80 Tổng cộng 645 100 683 100 768 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
a. Phân theo chức năng, nhiệm vụ
Theo số liệu từ bảng 2.3 cho thấy năm 2015 cán bộ quản lý của công ty chiếm tỷ lệ 1,82% trên tổng số lao động, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ chiếm 9,63% và lớn nhất là lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ 88,55%. Tỷ lệ phân bổ lao động tại công ty là hoàn toàn hợp lý bởi công ty sữa đậu nành Việt Nam là doanh nghiệp chuyên chế biến và cung ứng sữa đậu nành nên đặc thù là lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao.
b. Phân theo giới tính và độ tuổi
Tổng số lao động của công ty năm 2015 là 768 ngƣời, trong đó có 284 lao động nữ, chiếm 36,98% tổng số lao động. Do yêu cầu và tính chất công việc nặng nhọc, làm ca nên lao động nữ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với nam.
Công ty có đội ngũ nhân sự trẻ hầu hết dƣới 50 tuổi, chiếm đến 86,33% tổng số nhân viên, trong đó dƣới 30 tuổi là 47%. Với đội ngũ lao động trẻ chiếm đa số đã tạo đƣợc sự năng động, sáng tạo, linh hoạt trong công việc, chịu đƣợc áp lực cao, có mƣu cầu thăng tiến và dễ dàng hòa nhập với những thay đổi của môi trƣờng kinh doanh đầy biến động. Đây là căn cứ để xây dựng các tiêu chí đánh giá mang tính thách thức cao nhằm mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho công ty.
c. Phân theo trình độ
Từ số liệu ở bảng 2.3 ta thấy tỷ lệ nhân viên có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 30,6% trong tổng số lao động của công ty, còn lại là nhân viên lao động trực tiếp có trình độ từ trung cấp trở xuống. Tỷ lệ này nhìn chung là khá tốt do đặc thù công việc của công ty cần nhiều lao động trực tiếp vận hành máy móc hơn so với lao động tại các phòng ban. Qua 3 năm, nhìn chung trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên tại công ty Vinasoy đều tăng, cụ thể lực lƣợng lao động có trình độ sau đại học tăng thêm 2 ngƣời trong năm 2015, trình độ đại học tăng thêm 8 ngƣời, và hầu hết nhân viên có trình độ sau
đại học và đại học đều là cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng. Điều này cho thấy đội ngũ nhân viên khối điều hành của công ty có chất lƣợng khá tốt, công ty đã quan tâm thu hút nguồn nhân lực có chất lƣợng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Điều này tạo thuận lợi cho việc áp dụng một hệ thống đánh giá thành tích khoa học nhằm có thể khai thác tối đa năng lực chuyên môn của ngƣời lao động.